CN 4 PS b Mục Tử Tốt
Đức Thánh Cha Bênêdictô 16 trong SĐ ngày Quốc tế ơn gọi 2012 đã mời gọi toàn thể Dân Chúa suy nghĩ về Chủ đề : “Các ơn gọi, hồng ân của Tình Yêu Thiên Chúa.”
Trong Sứ điệp, Đức Thánh Cha khẳng định rằng :“Mỗi ơn gọi đặc thù đều nảy sinh từ sáng kiến của Thiên Chúa, là hồng ân tình thương của Chúa! Chính Chúa đi “bước đầu” chứ không phải vì sự tốt lành riêng nào nơi chúng ta, đúng hơn đó là do sự hiện diện của chính tình thương Chúa được “đổ xuống trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Thần” (Rm 5,5). Trong mọi thời đại, nơi nguồn mạch ơn gọi của Chúa, đều có sáng kiến tình thương vô biên của Thiên Chúa, Đấng hoàn toàn tỏ mình ra trong Đức Giêsu Kitô...”.
Hôm nay giáo hội mừng Lễ Chúa Chiên Lành và cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Chúa Chiên Lành là ai và tại sao phải cầu nguyện cho ơn thiên triệu?
Chúa Chiên Lành - Mục tử tốt :
Bài Phúc âm hôm nay giới thiệu cho chúng ta biết : Chúa Giêsu là người mục tử tốt, mục tử nhân lành. Ngài yêu thương, chăm sóc đoàn chiên của mình và sẵn sàng hy sinh mạng sống để đoàn chiên được sống và sống dồi dào.
Hình ảnh người mục tử đi tìm con chiên lạc, và khi tìm được rồi liền vác nó lên vai đem về đàn để chăm sóc, cho chúng ta thấy tình thương và sự quan tâm lo lắng của người mục tử đối với đàn chiên như thế nào? Một người cha, người mẹ luôn yêu thương, quan tâm chăm sóc lo lắng cho con cái, sẽ dễ hiểu được tình thương và sự quan phòng của Chúa đối với họ.
Thường khi nói đến chủ chăn hay chủ chiên là chúng ta nghĩ ngay đến các giám mục và linh mục. Cũng thế, khi nói đến ơn thiên triệu là chúng ta nghĩ đến ơn gọi linh mục và tu sĩ. Thật ra, mọi người đều được gọi làm chứng cho Chúa bằng chính cuộc sống mình.
Qua Bí Tích Rửa Tội, tất cả chúng ta : các linh mục, tu sĩ và giáo dân đều được Chúa mời gọi làm người mục tử chăm sóc đoàn chiên cho Chúa, mỗi người trong phạm vi và hoàn cảnh của mình.
1. Nếu là các Giám Mục, Linh Mục, hay tu sĩ thì đàn chiên chính là các giáo phận, giáo xứ hay cộng đoàn mà Chúa trao.
2. Nếu là các bậc cha mẹ thì đàn chiên mà Chúa trao cho chúng ta chính là gia đình và con cái.
3. Nếu là Giáo Lý viên, thầy cô, hay người lãnh đạo các đoàn thể, thì đàn chiên chính là các thiếu nhi, học sinh hay học viên mà Chúa trao cho.
4. Nếu là người độc thân thì con chiên chính là linh hồn, thân xác và tương lai của chúng ta. Chúa mời gọi chúng ta hãy làm chủ bản thân và quy hướng mọi sự tốt lành về cho Chúa.
Đối với Chúa, chăm sóc một đàn chiên nhỏ bé như bản thân, gia đình hay một đoàn thể cũng quan trọng như chăm sóc một giáo xứ, một giáo phận hay cả giáo hội, vì mỗi người là những viên gạch để xây dựng Hội Thánh ở trần gian.
Tại sao phải cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu?
Lời Chúa nói “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít…”. Nhìn vào đất nước Việt nam, chúng ta thấy số giáo dân chưa được 10% so với 86 triệu dân số (cuộc tổng điều tra dân số tháng 4.2009) . Vì vậy, ngày “thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu”, Giáo hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cho có nhiều người, nhất là các bạn trẻ hãy quảng đại đáp lại tiếng Chúa mời gọi, dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa trong ơn gọi linh mục và tu sĩ, để phục vụ Chúa và cứu rỗi các linh hồn.
Ngoài việc cầu nguyện cho ơn gọi, chúng ta còn tích cực đóng góp về vật chất tùy theo khả năng của mình, để nâng đỡ và nuôi dưỡng các ơn gọi Linh mục, tu sĩ và những người đang làm việc truyền giáo trong Giáo hội.
Muốn có nhiều ơn gọi tu trì thì trước hết cần phải có nhiều giáo dân thánh thiện, nhiều gia đình thánh thiện. Những gia đình thánh thiện trong một xã hội tốt lành sẽ là những vườn ươm trồng ơn gọi cho giáo hội. Muốn có nhiều tín hữu và gia đình thánh thiện thì cần phải có nhiều Linh Mục, tu sĩ và những nhà lãnh đạo thánh thiện. Như vậy ơn gọi giáo dân và ơn gọi tu trì liên kết và bổ túc cho nhau không thể tách rời. Chúng ta cầu nguyện cho có nhiều Linh mục thánh thiện, thì chúng ta cũng cầu nguyện cho có nhiều giáo dân thánh thiện.
Chúa cần những mục tử tốt. Người mục tử tốt là người làm việc vì Chúa, sẵn sàng “hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên,” nghĩa là biết quên mình, biết hy sinh thì giờ, tiền bạc, danh vọng và ngay cả mạng sống mình cho những người Chúa trao phó cho mình.
Trong ngày lễ Chúa chiên lành, chúng ta cầu xin ơn Chúa thánh hóa các Linh mục, Tu sĩ trên thế giới, chúng ta cầu nguyện cho quý Cha, quý Thầy, quý Dì và mọi người trong giáo xứ trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước. Xin Chúa gọi và chọn những tâm hồn quảng đại, thiện chí đáp lại tiếng Chúa mời gọi, cam đảm dâng hiến đời mình để phục vụ Chúa và giáo hội.
Như thế, chúng ta tin tưởng và hy vọng giáo xứ chúng ta và Giáo hội trong tương lai sẽ có thêm nhiều Linh mục và Tu sĩ thánh thiện, nhiệt thành loan báo Tin mừng tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người trong thế giới hôm nay. Amen.
Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012
Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012
Bài giảng Chúa Nhậ 3 Phục Sinh ( Thành Tiến)
LÀM CHỨNG CHO ĐẤNG PHỤC SINH
Cv 3, 11-26 ; 1 Ga 2, 1-5; Lc 24, 35-48.
I. LỜI ĐẦU LỄ
Kính thưa quý OBACE,
Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những giờ phút chán nản, sợ hãi. Các tông đồ năm xưa cũng rơi vào hoàn cảnh như vậy sau khi Thầy của các ông là Đức Giêsu bị người ta giết chết. Tuy nhiên, sau ba ngày, Ngài đã sống lại, hiện ra ban bình an cho các ông và trao cho các ông sứ mạng làm chứng cho Ngài.
Tham dự thánh lễ hôm nay, xin cho chúng ta nhận ra Chúa phục sinh đang hiện diện và ban bình an cho chúng ta; nhất là đã tin tưởng trao cho chúng ta sứ mạng làm chứng về Ngài cho con người trong thế giới hôm nay.
II. GIẢNG
Kính thưa quý OBACE,
Chúng ta đang sống trong Mùa Phục sinh; cách đây 2 tuần, chúng ta cũng đã trải qua Tam Nhật Thánh, đã cùng nhau cử hành biến cố Chúa tử nạn và phục sinh.
Việc Chúa Giêsu chết vào chiều thứ sáu thì cả thành Giêrusalem ai cũng biết. Các tông đồ là những người biết rõ hơn ai hết. Tuy nhiên, việc Ngài sống lại -ban đầu- chỉ một nhóm nhỏ biết thôi. Bởi vậy mới có việc tin vui được loan truyền từ người này sang người kia. Đầu tiên là mấy phụ nữ thăm mồ về báo tin cho các tông đồ, rồi đến 2 môn đệ người làng Emmaus. Tại Emmaus, sau khi nhận ra Chúa phục sinh, 2 ông đã mau mắn chạy về Giêrusalem loan báo tin vui cho các tông đồ. Và câu chuyện tiếp tục diễn ra như đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe. Đoạn Tin mừng này gồm ba phần rõ ràng: Phần thứ nhất, Chúa Giêsu PS đến với các tông đồ nhưng các ông sợ hãi vì tưởng mình gặp ma. Phần thứ hai Chúa minh chứng Ngài đã sống lại. Và đặc biệt -phần thứ ba- Chúa trao cho các ông sứ mạng làm chứng về sự Phục sinh của Ngài.
1. Trước hết các tông đồ là những người sợ ma!
Con người ta sống ở đời có nhiều nỗi sợ; như: sợ đói, sợ rét, sợ chiến tranh, sợ bị bỏ tù, sợ thất nghiệp, sợ tai nạn, sợ sâu, sợ gián, …Và sợ cả ma nữa. [Có ai không sợ ma không? Kể một câu chuyện ma: đi ngang qua nghĩa địa].
Các tông đồ và môn đệ của Chúa năm xưa cũng đã từng trải qua nhiều nỗi sợ hãi. Thật vậy, khi Đức Giêsu Thầy của các ông chết, các ông chán nản, sợ hãi. Vì chán nản, 2 môn đệ người làng Emmaus đã bỏ về quê. Vì sợ hãi, các tông đồ ở Giêrusalem chẳng dám đi đâu. Ơ trong nhà cũng đóng kín cửa.
Sự sợ hãi làm cho các ông khiếp đảm đến độ khi Chúa Phục sinh hiện đến, các ông cũng chưa hoàn hồn; các ông cứ tưởng là mình gặp ma!
2. Chúa chứng minh Ngài đã sống lại thật.
Để khẳng định cho các ông biết Ngài đã sống lại, Chúa Giêsu đã cho các ông xem tay chân; thậm chí Ngài còn ăn trước mặt các ông. [Đặc biệt, theo Tin Mừng Gioan: Chúa Giêsu còn cho Tôma xem cả cạnh sườn nữa (Ga 20, 11-19; CN II-PS). Chúa làm như thế để minh chứng rằng: Đấng phục sinh chính là Đấng chịu đóng đinh. Hay nói cách khác, Đấng chịu đóng đinh nay thực sự đã sống lại. Hơn nữa, giữa lúc các tông đồ hoang mang, chán nản, Ngài ngự đến ban bình an, củng cố niềm tin cho các ông và trao cho các ông sứ mạng làm chứng cho Ngài.
Vậy làm chứng là gì?
3. Lệnh truyền và sứ mạng làm chứng cho Đấng phục sinh
a. Trước hết, làm chứng hay chứng nhân là chứng nhận một sự việc có thật mà chính mình đã nghe, đã biết hay đã thấy.
Ở tòa án, nhân chứng là người làm chứng về điều mình biết, mình nghe hay thấy liên quan đến vụ việc. Trong đời sống hằng ngày, nhất là trong đời sống đức tin, chứng nhân là người xác tín và sống điều mình tin tưởng.
Hiểu như vậy, các tông đồ vừa là những nhân chứng và cũng là những chứng nhân. Là nhân chứng vì các ngài đã đi theo Chúa, sống với Chúa, tận mắt thấy cái chết đau thương của Chúa; và nhất là các ngài được thấy Chúa PS, được tận tay sờ vào Chúa và cùng ăn uống với Chúa nữa.
Các ngài là những chứng nhân vì sau khi được thấy Chúa, được lãnh nhận lệnh truyền của Chúa, các ngài đã can đảm tuyên xưng danh Chúa trước mặt người đời. Bài đọc I, trích sách TĐCV kể lại việc Phêrô và Gioan lên tiếng tố cáo tội ác của nhà cầm quyền Do thái; đồng thời các ngài kêu gọi họ hoán cải để được hưởng ơn cứu độ. Các ngài mạnh mẽ rao giảng mà không sợ hãi bất cứ một thế lực nào. Khi phải ra trước tòa án, các ngài khẳng khái trả lời một cách khôn ngoan: “Xin quí vị xét cho, phần chúng tôi, chúng tôi không thể không nói những điều mắt đã thấy, tai đã nghe, và tay đã được sờ đến”.
Không những làm chứng bằng lời nói, các ngài còn làm chứng bằng các phép lạ kèm theo như chữa người què được lành bệnh; và đặc biệt, các ngài làm chứng niềm tin bằng cả mạng sống của mình nữa.
Sau 12 tông đồ, đã có biết bao thế hệ Kitô hữu tiếp nối sứ vụ loan báo Tin Mừng và làm chứng nhân cho Chúa Phục sinh.
b. Mỗi chúng ta hôm nay cũng phải là một chứng nhân.
“Mỗi Kitô hữu, tự bản chất, đều là một chứng nhân”. Qua phép rửa tội, mỗi người chúng ta đã được Chúa Kitô trao sứ mạng làm chứng cho Chúa. Vậy chúng ta làm chứng cho Chúa thế nào?
ĐGH Phaolô VI -trong tông huấn “Loan báo Tin Mừng” viết: “Ngày nay, người ta tin ở chứng nhân hơn là thầy dạy; và người ta chỉ tin thầy dạy khi thầy dạy cũng là chứng nhân”.
Trước khi bước vào ngàn năm thứ ba, Giáo Hội nhìn lại công cuộc truyền giáo 2000 năm qua và định hướng công cuộc truyền giáo trong thiên niên kỷ mới. Trong một cuộc hội thảo của giới trẻ thế giới về đề tài “Truyền giáo”, nhiều bạn trẻ đề nghị phải sử dụng tối đa các phương tiện truyền thông tân tiến như sách vở, báo chí, internet, phim ảnh hấp dẫn, để rao giảng Tin Mừng cho mọi tầng lớp và mọi lứa tuổi. Một số bạn trẻ khác nhấn mạnh đến công tác bác ái xã hội. Một số khác đề nghị Giáo hội chống lại những bất công, bênh vực quyền sống của con người, để xây dựng xã hội trong công lý và hoà bình.
Trong lúc mọi người đang hăng hái đưa ra những chương trình to lớn và đề nghị những hoạt động vĩ đại, thì một thiếu nữ da mầu giơ tay xin phát biểu: “Tại Phi châu nghèo nàn và chậm tiến của chúng tôi, chúng tôi không gửi, hay đúng hơn không có khả năng gửi đến những làng chúng tôi muốn truyền giáo những sách vở, báo chí, phim ảnh [hay internet]], chúng tôi chỉ gửi đến đó một [nhà truyền giáo] hay một gia đình công giáo đạo đức tốt, để dân làng thấy thế nào là đời sống [chứng nhân]Kitô giáo” (x. R.D. Wahrheit, Ánh sáng hy vọng, tr 208).
Kính thưa quý OBACE,
Trong xã hội chúng ta, trong giáo xứ và môi trường chúng ta sống và làm việc còn rất nhiều người chưa đón nhận niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh. Chúng ta, thật may mắn và hạnh phúc vì được sống niềm tin vào Chúa Kitô; vậy:
- Trước hết, chúng ta tin Chúa Kitô PS đang hiện diện, trao ban bình an cho chúng ta để chúng ta vượt qua mọi nỗi sợ hãi.
- Chúng ta hãy làm chứng Tin mừng PS bằng sống chan hòa niềm vui.
- Hơn nữa, chúng ta làm chứng bằng việc canh tân đời sống đức tin, trở nên những con người mới, từ bỏ tội lỗi, sẵn sàng lắng nghe và tuân giữ lời Chúa (như lời mời gọi của tông đồ Gioan- trong bài đọc 2); đồng thời noi gương các tông đồ can đảm loan báo cho mọi người Tin mừng Chúa phục sinh dù gặp khó khăn, thử thách, bách hại.
Ước gì chúng ta sống chứng nhân niềm tin; ngõ hầu -qua chúng ta- nhiều người đón nhận tin mừng Phục sinh của Chúa và cùng hưởng hạnh phúc cứu độ. Amen.
Cv 3, 11-26 ; 1 Ga 2, 1-5; Lc 24, 35-48.
I. LỜI ĐẦU LỄ
Kính thưa quý OBACE,
Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những giờ phút chán nản, sợ hãi. Các tông đồ năm xưa cũng rơi vào hoàn cảnh như vậy sau khi Thầy của các ông là Đức Giêsu bị người ta giết chết. Tuy nhiên, sau ba ngày, Ngài đã sống lại, hiện ra ban bình an cho các ông và trao cho các ông sứ mạng làm chứng cho Ngài.
Tham dự thánh lễ hôm nay, xin cho chúng ta nhận ra Chúa phục sinh đang hiện diện và ban bình an cho chúng ta; nhất là đã tin tưởng trao cho chúng ta sứ mạng làm chứng về Ngài cho con người trong thế giới hôm nay.
II. GIẢNG
Kính thưa quý OBACE,
Chúng ta đang sống trong Mùa Phục sinh; cách đây 2 tuần, chúng ta cũng đã trải qua Tam Nhật Thánh, đã cùng nhau cử hành biến cố Chúa tử nạn và phục sinh.
Việc Chúa Giêsu chết vào chiều thứ sáu thì cả thành Giêrusalem ai cũng biết. Các tông đồ là những người biết rõ hơn ai hết. Tuy nhiên, việc Ngài sống lại -ban đầu- chỉ một nhóm nhỏ biết thôi. Bởi vậy mới có việc tin vui được loan truyền từ người này sang người kia. Đầu tiên là mấy phụ nữ thăm mồ về báo tin cho các tông đồ, rồi đến 2 môn đệ người làng Emmaus. Tại Emmaus, sau khi nhận ra Chúa phục sinh, 2 ông đã mau mắn chạy về Giêrusalem loan báo tin vui cho các tông đồ. Và câu chuyện tiếp tục diễn ra như đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe. Đoạn Tin mừng này gồm ba phần rõ ràng: Phần thứ nhất, Chúa Giêsu PS đến với các tông đồ nhưng các ông sợ hãi vì tưởng mình gặp ma. Phần thứ hai Chúa minh chứng Ngài đã sống lại. Và đặc biệt -phần thứ ba- Chúa trao cho các ông sứ mạng làm chứng về sự Phục sinh của Ngài.
1. Trước hết các tông đồ là những người sợ ma!
Con người ta sống ở đời có nhiều nỗi sợ; như: sợ đói, sợ rét, sợ chiến tranh, sợ bị bỏ tù, sợ thất nghiệp, sợ tai nạn, sợ sâu, sợ gián, …Và sợ cả ma nữa. [Có ai không sợ ma không? Kể một câu chuyện ma: đi ngang qua nghĩa địa].
Các tông đồ và môn đệ của Chúa năm xưa cũng đã từng trải qua nhiều nỗi sợ hãi. Thật vậy, khi Đức Giêsu Thầy của các ông chết, các ông chán nản, sợ hãi. Vì chán nản, 2 môn đệ người làng Emmaus đã bỏ về quê. Vì sợ hãi, các tông đồ ở Giêrusalem chẳng dám đi đâu. Ơ trong nhà cũng đóng kín cửa.
Sự sợ hãi làm cho các ông khiếp đảm đến độ khi Chúa Phục sinh hiện đến, các ông cũng chưa hoàn hồn; các ông cứ tưởng là mình gặp ma!
2. Chúa chứng minh Ngài đã sống lại thật.
Để khẳng định cho các ông biết Ngài đã sống lại, Chúa Giêsu đã cho các ông xem tay chân; thậm chí Ngài còn ăn trước mặt các ông. [Đặc biệt, theo Tin Mừng Gioan: Chúa Giêsu còn cho Tôma xem cả cạnh sườn nữa (Ga 20, 11-19; CN II-PS). Chúa làm như thế để minh chứng rằng: Đấng phục sinh chính là Đấng chịu đóng đinh. Hay nói cách khác, Đấng chịu đóng đinh nay thực sự đã sống lại. Hơn nữa, giữa lúc các tông đồ hoang mang, chán nản, Ngài ngự đến ban bình an, củng cố niềm tin cho các ông và trao cho các ông sứ mạng làm chứng cho Ngài.
Vậy làm chứng là gì?
3. Lệnh truyền và sứ mạng làm chứng cho Đấng phục sinh
a. Trước hết, làm chứng hay chứng nhân là chứng nhận một sự việc có thật mà chính mình đã nghe, đã biết hay đã thấy.
Ở tòa án, nhân chứng là người làm chứng về điều mình biết, mình nghe hay thấy liên quan đến vụ việc. Trong đời sống hằng ngày, nhất là trong đời sống đức tin, chứng nhân là người xác tín và sống điều mình tin tưởng.
Hiểu như vậy, các tông đồ vừa là những nhân chứng và cũng là những chứng nhân. Là nhân chứng vì các ngài đã đi theo Chúa, sống với Chúa, tận mắt thấy cái chết đau thương của Chúa; và nhất là các ngài được thấy Chúa PS, được tận tay sờ vào Chúa và cùng ăn uống với Chúa nữa.
Các ngài là những chứng nhân vì sau khi được thấy Chúa, được lãnh nhận lệnh truyền của Chúa, các ngài đã can đảm tuyên xưng danh Chúa trước mặt người đời. Bài đọc I, trích sách TĐCV kể lại việc Phêrô và Gioan lên tiếng tố cáo tội ác của nhà cầm quyền Do thái; đồng thời các ngài kêu gọi họ hoán cải để được hưởng ơn cứu độ. Các ngài mạnh mẽ rao giảng mà không sợ hãi bất cứ một thế lực nào. Khi phải ra trước tòa án, các ngài khẳng khái trả lời một cách khôn ngoan: “Xin quí vị xét cho, phần chúng tôi, chúng tôi không thể không nói những điều mắt đã thấy, tai đã nghe, và tay đã được sờ đến”.
Không những làm chứng bằng lời nói, các ngài còn làm chứng bằng các phép lạ kèm theo như chữa người què được lành bệnh; và đặc biệt, các ngài làm chứng niềm tin bằng cả mạng sống của mình nữa.
Sau 12 tông đồ, đã có biết bao thế hệ Kitô hữu tiếp nối sứ vụ loan báo Tin Mừng và làm chứng nhân cho Chúa Phục sinh.
b. Mỗi chúng ta hôm nay cũng phải là một chứng nhân.
“Mỗi Kitô hữu, tự bản chất, đều là một chứng nhân”. Qua phép rửa tội, mỗi người chúng ta đã được Chúa Kitô trao sứ mạng làm chứng cho Chúa. Vậy chúng ta làm chứng cho Chúa thế nào?
ĐGH Phaolô VI -trong tông huấn “Loan báo Tin Mừng” viết: “Ngày nay, người ta tin ở chứng nhân hơn là thầy dạy; và người ta chỉ tin thầy dạy khi thầy dạy cũng là chứng nhân”.
Trước khi bước vào ngàn năm thứ ba, Giáo Hội nhìn lại công cuộc truyền giáo 2000 năm qua và định hướng công cuộc truyền giáo trong thiên niên kỷ mới. Trong một cuộc hội thảo của giới trẻ thế giới về đề tài “Truyền giáo”, nhiều bạn trẻ đề nghị phải sử dụng tối đa các phương tiện truyền thông tân tiến như sách vở, báo chí, internet, phim ảnh hấp dẫn, để rao giảng Tin Mừng cho mọi tầng lớp và mọi lứa tuổi. Một số bạn trẻ khác nhấn mạnh đến công tác bác ái xã hội. Một số khác đề nghị Giáo hội chống lại những bất công, bênh vực quyền sống của con người, để xây dựng xã hội trong công lý và hoà bình.
Trong lúc mọi người đang hăng hái đưa ra những chương trình to lớn và đề nghị những hoạt động vĩ đại, thì một thiếu nữ da mầu giơ tay xin phát biểu: “Tại Phi châu nghèo nàn và chậm tiến của chúng tôi, chúng tôi không gửi, hay đúng hơn không có khả năng gửi đến những làng chúng tôi muốn truyền giáo những sách vở, báo chí, phim ảnh [hay internet]], chúng tôi chỉ gửi đến đó một [nhà truyền giáo] hay một gia đình công giáo đạo đức tốt, để dân làng thấy thế nào là đời sống [chứng nhân]Kitô giáo” (x. R.D. Wahrheit, Ánh sáng hy vọng, tr 208).
Kính thưa quý OBACE,
Trong xã hội chúng ta, trong giáo xứ và môi trường chúng ta sống và làm việc còn rất nhiều người chưa đón nhận niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh. Chúng ta, thật may mắn và hạnh phúc vì được sống niềm tin vào Chúa Kitô; vậy:
- Trước hết, chúng ta tin Chúa Kitô PS đang hiện diện, trao ban bình an cho chúng ta để chúng ta vượt qua mọi nỗi sợ hãi.
- Chúng ta hãy làm chứng Tin mừng PS bằng sống chan hòa niềm vui.
- Hơn nữa, chúng ta làm chứng bằng việc canh tân đời sống đức tin, trở nên những con người mới, từ bỏ tội lỗi, sẵn sàng lắng nghe và tuân giữ lời Chúa (như lời mời gọi của tông đồ Gioan- trong bài đọc 2); đồng thời noi gương các tông đồ can đảm loan báo cho mọi người Tin mừng Chúa phục sinh dù gặp khó khăn, thử thách, bách hại.
Ước gì chúng ta sống chứng nhân niềm tin; ngõ hầu -qua chúng ta- nhiều người đón nhận tin mừng Phục sinh của Chúa và cùng hưởng hạnh phúc cứu độ. Amen.
Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012
Thông báo huỷ họp lớp
Thưa anh em,theo đề nghị của một số anh em là chương trình họp lớp sẽ được dời vàosau Lễ Phục Sinh năm tới,vì lý do là lần họp lớp tháng 11 năm 2011 vừa rồi mới cách đây có 6tháng, thời gian khá gần,và vì là thay đổi thời gian họp lớp sau lễ Phục sinh để thời gian nămtới cho anh em chuẩn bị trước.
Thay mặt AE
Ban thông tin lớp
Thay mặt AE
Ban thông tin lớp
Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012
Thông báo họp lớp
Thưa anh em, theo quyết định lần họp lớp năm ngoái tại Sài Gòn, năm nay chúng ta sẽ họp lớp vào dịp sau Lễ Phục Sinh do anh em giáo phận Phú Cường tổ chức.Nay anh em Phú Cường dự tính ngày họp mặt là từ thứ 2, ngày 23 đến thứ 4 ngày 25 tháng 4 năm 2012. xin anh em cho ý kiếnhoặc gọi cho Tiến 0907172060 hoặc gọi cho Thăng 0909301471 hoặc gởi thư theo email này.
Thay mặt cho ban thông tin lớp
Chúc anh em Lễ Phục Sinh nhiều ơn Chúa.
Micae TriCu
Thay mặt cho ban thông tin lớp
Chúc anh em Lễ Phục Sinh nhiều ơn Chúa.
Micae TriCu
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
THỂ LOẠI
PHỤNG VỤ
- Bài Thương Khó Gioan (ĐC Hoà)
- Bài Thương Khó Gioan (ĐCV Giuse)
- Bài Thương Khó Marcô vai CGS
- Bài Thương Khó Marcô vai NK
- Bài Thương Khó Marcô vai TN
- Exsultet - Lm Văn Chi
- Exsultet - Martino
- Exsultet - Thành Tâm
- Exsultet - ĐC Nguyễn Văn Hoà
- Exsultet - Đại Chủng Viện Thánh Giuse
- Kinh Sách (dạng PDF)
- Kinh Thánh (nhóm GKPV)
- Kinh Thánh Cựu Ước (Cha Nguyễn Thế Thuấn)
- Kinh Thánh Tân Ước (Cha Nguyễn Thế Thuấn)
- Nghi thức chứng hôn
- Nghi thức Thánh Lễ
- Suy niệm Tuần Thánh (khoá 6)
- Thánh Lễ Nghi thức Hôn Phối
- Đường Thánh Giá (Kiều)
- ĐỌC KINH PHỤNG VỤ ONLINE