Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011
Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên (Văn Hương)
Chủ Đề : SỐNG ĐỂ KHÔNG TỰ KẾT ÁN..
Matthêu 22,1-14.
----------------------------------------------------------------------------------------
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Chúng ta vừa nghe dụ ngôn Tiệc Cưới trong Tin mừng thánh Matthêu. Qua đó, cho thấy tình yêu của Thiên Chúa, Ngài không bao giờ kết tội con người, nhưng luôn tạo điều kiện để chúng ta có thể dự phần Nước trời, đồng thời kêu gọi chúng ta xét lại thái độ của mình trước lời mời của Thiên Chúa, chúng ta đáp trả hay từ chối?
Chúa Giêsu trình bày với chúng ta một Thiên Chúa làm đám cưới cho con trai mình. Hay nói cách khác, đây là câu chuyện tình giữa Thiên Chúa và con người được diễn tả xuyên suốt toàn bộ Thánh kinh. Tiên tri Isaia dùng hình ảnh tân lang và tân nương để diễn tả nỗi vui mừng của người được Giavê yêu thương giải thoát : “Tôi hân hoan vui sướng trong đức Giavê, mạng tôi nhảy mừng trong Thiên Chúa tôi thờ, vì người đã mặc cho tôi áo cứu độ. Chiến bào công chính người phủ lên tôi như tân làng chỉnh tề đai mão và tân nương điểm trang phục sức”(Is 61,19). Còn tiên tri Giêrêmia cho biết lý do Thiên Chúa sẽ không bỏ rơi dân Ngài : “Vì tình, Ta nhớ lại thiết nghĩa thiếu thời của ngươi, mối tình vào buổi đính hôn, làm sao ngươi đã theo Ta trong sa mạc, trên đất không hề thấy có hạt giống gieo”(Gr 2,2). Và hôm nay, Chúa Giêsu cho thấy tình yêu của Thiên Chúa qua việc thực hiện lời hứa với các tổ phụ của dân giao ước bằng cách sai người đi mời chúng ta dự tiệc cưới. Dụ ngôn làm nổi bật lên hai hạng người. Thứ nhất, những kẻ được mời, tức là dân Do thái, và hiểu rộng hơn là những người được Thiên Chúa tuyển chọn. Nhưng, tiếc thay, họ đã khước từ với nhiều lý do hết sức đời thường như : “đi thăm trại, đi buôn bán”, không những thế, họ còn hạ nhục giết chết người được Thiên Chúa sai đến. Và tình trạng này vẫn còn diễn ra trong đời sống đức tin của chúng ta. Thiên Chúa mời gọi chúng ta đến dự tiệc Thánh Thể, nhưng còn nhiều người chối từ với những lý do xem ra hết sức thuyết phục như : vì công ăn việc làm, hoặc nơi làm việc xa nhà thờ, hay bởi trời mưa…vv. Đặc biệt, cũng không thiếu những lời lẽ cay nghiệt, đổ lỗi cho người có trách nhiệm về đức tin, dâng thánh lễ. Thiết nghĩ, đức tin của chúng ta là sự đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa chứ không dựa dẫm nơi người này, điều khác. Như hạng người thứ hai, là biểu tượng cho tính phổ quát của ơn cứu độ, họ tiến vào dự tiệc thiên quốc với điều kiện mặc y phục lễ cưới. Tức là phải có tâm hồn xứng hợp. Bởi đó, không gì ngạc nhiên, khi có kẻ bị loại khỏi phòng tiệc vì không đáp ứng yêu cầu này. Thiết nghĩ, nếu mọi người chúng ta ai cũng ý thức được giá trị siêu việt, trang nhiêm, thiêng thánh của Thánh lễ, và tỏ lòng kính trọng bằng chuẩn bị tâm hồn qua y phục bên ngoài thì chắc chắn chúng ta sẽ không thấy cảnh quần đùi, áo thun, hay quần Jean hở thật nhiều lỗ te tua, hoặc những y phục “bảy phần da, ba phần vải” trong nhà thờ. Tóm lại, bài Phúc âm nói đến hai hình thức không đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa. Sự khước từ trực tiếp thuộc về những kẻ được mời, còn gián tiếp là người không chuẩn bị tâm hồn. Cả hai đều chịu sự trừng phạt của Thiên Chúa. Bị tru diệt, bị nén vào nơi tối tăm, phải khóc lóc nghiến răng. Điều này khiến chúng ta nhớ lại lời Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô : “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi, đã sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án, nhưng kẻ không tin thì bị lên án rồi”(Ga 3,17.18). Tức là con người tự kết án mình.
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Chúa Giêsu nói dụ ngôn này cho chúng ta, là người đang sống trong Giáo Hội. Ngài cảnh giác chúng ta : đừng tưởng rằng các ngươi đã đến đích, đã an vị ; giữa các ngươi có đủ loại, kẻ dữ người lành, cỏ lùng lúa tốt. Các gia nhân của Ta dã quy tụ các ngươi, họ đã lấy tất cả những gì họ gặt : tốt cũng như xấu. Chẳng phải vì các ngươi ở trong mà các ngươi được xét đoán kẻ ở ngoài, những kẻ đã từ chối không chịu đến. Vì có một cách khác làm sỉ nhục cho Đấng mời gọi chúng ta là định cư trong nhà Người như thể trong nhà của chúng ta, nên quên rằng Người đã mời gọi chúng ta, quên rằng chúng ta ở trong Giáo Hội là nhờ ân sủng thuần túy, quên rằng chỉ có cách sống đạo của chúng ta mời định đoạt về số phận được tuyển chọn cuối cùng. Thiên Chúa mời chúng ta dự tiệc của Ngài không những là qua tiếng nói của Giáo Hội hay các linh mục, nhưng còn qua bất cứ một người vô danh nào mà chúng ta biết lắng nghe, qua một biến cố lay động cuộc sống, qua một thử thách mà chúng ta trải vượt thắng, qua một niềm vui mà chúng ta được thưởng thức. Trong mức độ mà những con người và các biến cố ấy kêu gọi chúng ta, thúc bách chúng ta phản ứng, buộc chúng ta chọn lựa sống đạo, vì đó chính là các gia nhân đến nài xin tự do của chúng ta, đến thông ban cho chúng ta một Tin Mừng : “Tiệc cưới đã sẵn”. Mạc dù, lòng thương xót của Thiên Chúa thì vô cùng. Nhưng chúng ta không thể coi thường sự thánh thiện của Người. Khi chúng ta được linh mục “mời gọi” đến hiệp lễ trong thánh lễ chúng ta nghe Ngài đọc : "Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Thiên Chúa". Và chúng ta chỉ có thể nói tiếng “vâng” nhưng trước hết phải nói rằng : “Lạy Chúa con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con... nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con được lành mạnh”.
Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta biết chuẩn bị y phục theo lòng Chúa mong muốn, không chỉ để tham dự tiệc Thánh Thể trong các thánh lễ nơi trần gian, nhưng còn để ngày sau, chúng ta được cùng vào hưởng tiệc cưới Nhà Vua dọn sẵn trên nước trời. Amen
Matthêu 22,1-14.
----------------------------------------------------------------------------------------
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Chúng ta vừa nghe dụ ngôn Tiệc Cưới trong Tin mừng thánh Matthêu. Qua đó, cho thấy tình yêu của Thiên Chúa, Ngài không bao giờ kết tội con người, nhưng luôn tạo điều kiện để chúng ta có thể dự phần Nước trời, đồng thời kêu gọi chúng ta xét lại thái độ của mình trước lời mời của Thiên Chúa, chúng ta đáp trả hay từ chối?
Chúa Giêsu trình bày với chúng ta một Thiên Chúa làm đám cưới cho con trai mình. Hay nói cách khác, đây là câu chuyện tình giữa Thiên Chúa và con người được diễn tả xuyên suốt toàn bộ Thánh kinh. Tiên tri Isaia dùng hình ảnh tân lang và tân nương để diễn tả nỗi vui mừng của người được Giavê yêu thương giải thoát : “Tôi hân hoan vui sướng trong đức Giavê, mạng tôi nhảy mừng trong Thiên Chúa tôi thờ, vì người đã mặc cho tôi áo cứu độ. Chiến bào công chính người phủ lên tôi như tân làng chỉnh tề đai mão và tân nương điểm trang phục sức”(Is 61,19). Còn tiên tri Giêrêmia cho biết lý do Thiên Chúa sẽ không bỏ rơi dân Ngài : “Vì tình, Ta nhớ lại thiết nghĩa thiếu thời của ngươi, mối tình vào buổi đính hôn, làm sao ngươi đã theo Ta trong sa mạc, trên đất không hề thấy có hạt giống gieo”(Gr 2,2). Và hôm nay, Chúa Giêsu cho thấy tình yêu của Thiên Chúa qua việc thực hiện lời hứa với các tổ phụ của dân giao ước bằng cách sai người đi mời chúng ta dự tiệc cưới. Dụ ngôn làm nổi bật lên hai hạng người. Thứ nhất, những kẻ được mời, tức là dân Do thái, và hiểu rộng hơn là những người được Thiên Chúa tuyển chọn. Nhưng, tiếc thay, họ đã khước từ với nhiều lý do hết sức đời thường như : “đi thăm trại, đi buôn bán”, không những thế, họ còn hạ nhục giết chết người được Thiên Chúa sai đến. Và tình trạng này vẫn còn diễn ra trong đời sống đức tin của chúng ta. Thiên Chúa mời gọi chúng ta đến dự tiệc Thánh Thể, nhưng còn nhiều người chối từ với những lý do xem ra hết sức thuyết phục như : vì công ăn việc làm, hoặc nơi làm việc xa nhà thờ, hay bởi trời mưa…vv. Đặc biệt, cũng không thiếu những lời lẽ cay nghiệt, đổ lỗi cho người có trách nhiệm về đức tin, dâng thánh lễ. Thiết nghĩ, đức tin của chúng ta là sự đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa chứ không dựa dẫm nơi người này, điều khác. Như hạng người thứ hai, là biểu tượng cho tính phổ quát của ơn cứu độ, họ tiến vào dự tiệc thiên quốc với điều kiện mặc y phục lễ cưới. Tức là phải có tâm hồn xứng hợp. Bởi đó, không gì ngạc nhiên, khi có kẻ bị loại khỏi phòng tiệc vì không đáp ứng yêu cầu này. Thiết nghĩ, nếu mọi người chúng ta ai cũng ý thức được giá trị siêu việt, trang nhiêm, thiêng thánh của Thánh lễ, và tỏ lòng kính trọng bằng chuẩn bị tâm hồn qua y phục bên ngoài thì chắc chắn chúng ta sẽ không thấy cảnh quần đùi, áo thun, hay quần Jean hở thật nhiều lỗ te tua, hoặc những y phục “bảy phần da, ba phần vải” trong nhà thờ. Tóm lại, bài Phúc âm nói đến hai hình thức không đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa. Sự khước từ trực tiếp thuộc về những kẻ được mời, còn gián tiếp là người không chuẩn bị tâm hồn. Cả hai đều chịu sự trừng phạt của Thiên Chúa. Bị tru diệt, bị nén vào nơi tối tăm, phải khóc lóc nghiến răng. Điều này khiến chúng ta nhớ lại lời Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô : “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi, đã sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án, nhưng kẻ không tin thì bị lên án rồi”(Ga 3,17.18). Tức là con người tự kết án mình.
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Chúa Giêsu nói dụ ngôn này cho chúng ta, là người đang sống trong Giáo Hội. Ngài cảnh giác chúng ta : đừng tưởng rằng các ngươi đã đến đích, đã an vị ; giữa các ngươi có đủ loại, kẻ dữ người lành, cỏ lùng lúa tốt. Các gia nhân của Ta dã quy tụ các ngươi, họ đã lấy tất cả những gì họ gặt : tốt cũng như xấu. Chẳng phải vì các ngươi ở trong mà các ngươi được xét đoán kẻ ở ngoài, những kẻ đã từ chối không chịu đến. Vì có một cách khác làm sỉ nhục cho Đấng mời gọi chúng ta là định cư trong nhà Người như thể trong nhà của chúng ta, nên quên rằng Người đã mời gọi chúng ta, quên rằng chúng ta ở trong Giáo Hội là nhờ ân sủng thuần túy, quên rằng chỉ có cách sống đạo của chúng ta mời định đoạt về số phận được tuyển chọn cuối cùng. Thiên Chúa mời chúng ta dự tiệc của Ngài không những là qua tiếng nói của Giáo Hội hay các linh mục, nhưng còn qua bất cứ một người vô danh nào mà chúng ta biết lắng nghe, qua một biến cố lay động cuộc sống, qua một thử thách mà chúng ta trải vượt thắng, qua một niềm vui mà chúng ta được thưởng thức. Trong mức độ mà những con người và các biến cố ấy kêu gọi chúng ta, thúc bách chúng ta phản ứng, buộc chúng ta chọn lựa sống đạo, vì đó chính là các gia nhân đến nài xin tự do của chúng ta, đến thông ban cho chúng ta một Tin Mừng : “Tiệc cưới đã sẵn”. Mạc dù, lòng thương xót của Thiên Chúa thì vô cùng. Nhưng chúng ta không thể coi thường sự thánh thiện của Người. Khi chúng ta được linh mục “mời gọi” đến hiệp lễ trong thánh lễ chúng ta nghe Ngài đọc : "Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Thiên Chúa". Và chúng ta chỉ có thể nói tiếng “vâng” nhưng trước hết phải nói rằng : “Lạy Chúa con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con... nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con được lành mạnh”.
Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta biết chuẩn bị y phục theo lòng Chúa mong muốn, không chỉ để tham dự tiệc Thánh Thể trong các thánh lễ nơi trần gian, nhưng còn để ngày sau, chúng ta được cùng vào hưởng tiệc cưới Nhà Vua dọn sẵn trên nước trời. Amen
Bài giảng Chúa Nhật XXVIII Thường Niên (Thành Tiến)
DỰ TIỆC CƯỚI
LỜI ĐẦU LỄ
Kính thưa quý OBACE, thánh lễ chính là hình ảnh của bàn tiệc nước trời; và chúng ta là những khách mời được Chúa yêu thương quy tụ dù chúng ta bất xứng. Tham dự thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy tạ ơn Chúa; đồng thời biết chuẩn bị tâm hồn bên trong bằng tâm tình sám hối, chuẩn bị hình thức bên ngoài qua cách ăn mặc đứng đắn và ngồi vào vị trí xứng hợp.
II. GIẢNG
Kính thưa quý OBACE,Trong những ngày cuối năm này, chúng ta hay nhận được thiệp mời đi dự tiệc cưới. Khi mời chúng ta đi dự tiệc, gia chủ muốn nói lên mối liên hệ thân tộc, thân thiết hay thân tình với ta. Tham dự bữa tiệc là chúng ta chia sẻ niềm vui và đáp lại tấm chân tình đối với gia chủ. Cách đây 2000 năm, Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh đó để nói lên tiệc cưới nước trời.Trong dụ ngôn Chúa Giêsu kể, chúng ta thấy: chủ tiệc không phải là một người tầm thường nhưng là Đức Vua. Tiệc cưới này không đơn giản như bao bữa tiệc của người bình dân, nhưng là tiệc cưới của Hoàng tử. Chỉ nguyên việc biết mình là người được mời có lẽ đã làm cho khách mời phải lấy làm vinh dự biết là chừng nào. Tuy nhiên, càng suy nghĩ về dụ ngôn tiệc cưới, chúng ta càng thấy có nhiều điểm bất thường, thậm chí khiến chúng ta phải bất bình. Trước hết là sự thờ ơ của những khách mời. Được mời đến dự một tiệc cưới quan trọng đặc biệt như vậy, thế mà ở đây, những người được mời tỏ ra thờ ơ; họ chỉ quan tâm đến công việc thường nhật của mình. Người thì đi thăm trại, kẻ thì lo buôn bán…Hành động của các khách mời càng làm chúng ta ngạc nhiên khi nhục mạ và giết các đầy tớ của vua, những người đến mời họ dự tiệc cưới? Điểm cuối cùng khiến ta lấy làm lạ đó là tất cả những người được mời đều từ chối, chẳng một ai chịu dự tiệc. Thật ra, khi kể lại dụ ngôn có nhiều điểm bất thường như thế, Chúa Giêsu muốn nêu lên một thực tế chua xót: Lời mời của Chúa đã bị dân Israel, dân Ngài yêu thương tuyển chọn, từ chối. Khách mời không chỉ từ chối lời mời mà còn giết những sứ giả của Đức Vua. Đó là điều đã xảy ra trong lịch sử dân Israel. Các đầu mục Do thái đã giết hại các tiên tri Chúa gửi đến.Câu chuyện không dừng lại ở đây nhưng mở ra một trang mới. Phần tiếp theo cho chúng ta thấy tấm lòng bao la của Thiên Chúa. Một Vị Vua yêu thương không mệt mỏi. Với tấm lòng nhẫn nại vô biên, Ngài muốn chia sẻ, thông ban hạnh phúc cho muôn người. Tiệc cưới của giao ước mới chính là tiệc cưới của Hoàng tử Giêsu. Khách mời là mọi dân tộc, mọi người bất luận tốt xấu. Đó chính là hình ảnh của Giáo Hội được Chúa Giêsu quy tụ để dự bàn tiệc nước trời. Qua chi tiết này, thánh sử Matthêu muốn diễn tả một thực tại: Trong Giáo Hội Chúa thiết lập, vẫn luôn còn đó người tốt kẻ xấu. Kính thưa quý OBACE,Với Bí tích Rửa Tội, mỗi người chúng ta đã đáp lại lời mời gọi của Chúa, đã được khoác chiếc áo trắng để vào dự tiệc. Lời đáp trả ấy không chỉ cất lên một lần là đủ mà cần phải cất lên liên tục. Hơn nữa, chỉ lời đáp trả mà thôi cũng không bảo đảm cho ta được ngồi vào bàn tiệc. Số phận của những kẻ không mặc áo cưới bị loại ra ngoài là một bài học cho mỗi chúng ta.Thật vậy, mỗi ngày, mỗi tuần, Chúa đều mời gọi chúng ta tham dự bàn tiệc Thánh Thể. Chúng ta đã mau mắn đáp lời hay viện lý do: bận thăm trại bò, đang bận làm ăn, hay mắc buôn bán ngoài chợ mà chối từ lời mời? Thực tế cho thấy, nhiều người không chỉ bỏ qua cơ hội tham dự thánh lễ hằng ngày mà ngay cả ngày CN, họ cũng viện đủ lý do để bỏ lễ.Rồi, khi đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ -nghĩa là dự tiệc mà của ăn là chính Thịt Máu Chúa đảm bảo sự sống đời đời- nhiều người, nhất là người trẻ, đã kiếm một góc nào đó bên ngoài ngồi nói chuyện, hút thuốc, nhìn thực khách ăn uống?“Y phục xứng ký đức”: Tiệc Thánh Thể không phải là yến tiệc của người đời, nên khách mời cần chuẩn bị y phục cho xứng đáng. Nhiều người nhầm lẫn điều này nên khi dự lễ, họ ăn mặc quá xềng xoàng hoặc hở hang không thích hợp. Đặc biệt, y phục đẹp nhất không chỉ là chiếc áo trắng bên ngoài mà là tâm hồn sạch tội. Mỗi chúng ta có biết gìn giữ chiếc áo trắng tâm hồn sạch đẹp hay đã để vấy bẩn bởi biết bao tội lỗi…? Nếu giờ này Chúa cho người kiểm tra y phục liệu chúng ta có còn được ngồi lại dự tiệc hay bị loại ra ngoài?Kính thưa quý OBACE,Ai trong chúng ta cũng muốn được ngồi vào bàn tiệc. Không phải chỉ là hôm nay hay trong cuộc đời này mà còn kéo dài vô tận trên thiên quốc. Đó cũng là hình ảnh bữa tiệc mà tiên tri Isaia trong bài đọc thứ nhất đã loan báo: “Ngày ấy, Chúa các đạo binh sẽ thiết tất cả các dân trên núi này một bữa tiệc...”. Ước gì chúng ta nhận ra tình thương của Chúa và giá trị của lời mời; để chúng ta, dù cuộc sống bôn ba vất vả, cũng biết thu sếp dự tiệc Thánh Thể mỗi ngày hay ít là mỗi tuần; cùng biết chuẩn bị tâm hồn, y phục xứng đáng. Để ngày ấy đến, chúng ta thực sự được Chúa tiếp đón và được mời vào bàn tiệc đời đời trên nước trời. Amen.
LỜI ĐẦU LỄ
Kính thưa quý OBACE, thánh lễ chính là hình ảnh của bàn tiệc nước trời; và chúng ta là những khách mời được Chúa yêu thương quy tụ dù chúng ta bất xứng. Tham dự thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy tạ ơn Chúa; đồng thời biết chuẩn bị tâm hồn bên trong bằng tâm tình sám hối, chuẩn bị hình thức bên ngoài qua cách ăn mặc đứng đắn và ngồi vào vị trí xứng hợp.
II. GIẢNG
Kính thưa quý OBACE,Trong những ngày cuối năm này, chúng ta hay nhận được thiệp mời đi dự tiệc cưới. Khi mời chúng ta đi dự tiệc, gia chủ muốn nói lên mối liên hệ thân tộc, thân thiết hay thân tình với ta. Tham dự bữa tiệc là chúng ta chia sẻ niềm vui và đáp lại tấm chân tình đối với gia chủ. Cách đây 2000 năm, Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh đó để nói lên tiệc cưới nước trời.Trong dụ ngôn Chúa Giêsu kể, chúng ta thấy: chủ tiệc không phải là một người tầm thường nhưng là Đức Vua. Tiệc cưới này không đơn giản như bao bữa tiệc của người bình dân, nhưng là tiệc cưới của Hoàng tử. Chỉ nguyên việc biết mình là người được mời có lẽ đã làm cho khách mời phải lấy làm vinh dự biết là chừng nào. Tuy nhiên, càng suy nghĩ về dụ ngôn tiệc cưới, chúng ta càng thấy có nhiều điểm bất thường, thậm chí khiến chúng ta phải bất bình. Trước hết là sự thờ ơ của những khách mời. Được mời đến dự một tiệc cưới quan trọng đặc biệt như vậy, thế mà ở đây, những người được mời tỏ ra thờ ơ; họ chỉ quan tâm đến công việc thường nhật của mình. Người thì đi thăm trại, kẻ thì lo buôn bán…Hành động của các khách mời càng làm chúng ta ngạc nhiên khi nhục mạ và giết các đầy tớ của vua, những người đến mời họ dự tiệc cưới? Điểm cuối cùng khiến ta lấy làm lạ đó là tất cả những người được mời đều từ chối, chẳng một ai chịu dự tiệc. Thật ra, khi kể lại dụ ngôn có nhiều điểm bất thường như thế, Chúa Giêsu muốn nêu lên một thực tế chua xót: Lời mời của Chúa đã bị dân Israel, dân Ngài yêu thương tuyển chọn, từ chối. Khách mời không chỉ từ chối lời mời mà còn giết những sứ giả của Đức Vua. Đó là điều đã xảy ra trong lịch sử dân Israel. Các đầu mục Do thái đã giết hại các tiên tri Chúa gửi đến.Câu chuyện không dừng lại ở đây nhưng mở ra một trang mới. Phần tiếp theo cho chúng ta thấy tấm lòng bao la của Thiên Chúa. Một Vị Vua yêu thương không mệt mỏi. Với tấm lòng nhẫn nại vô biên, Ngài muốn chia sẻ, thông ban hạnh phúc cho muôn người. Tiệc cưới của giao ước mới chính là tiệc cưới của Hoàng tử Giêsu. Khách mời là mọi dân tộc, mọi người bất luận tốt xấu. Đó chính là hình ảnh của Giáo Hội được Chúa Giêsu quy tụ để dự bàn tiệc nước trời. Qua chi tiết này, thánh sử Matthêu muốn diễn tả một thực tại: Trong Giáo Hội Chúa thiết lập, vẫn luôn còn đó người tốt kẻ xấu. Kính thưa quý OBACE,Với Bí tích Rửa Tội, mỗi người chúng ta đã đáp lại lời mời gọi của Chúa, đã được khoác chiếc áo trắng để vào dự tiệc. Lời đáp trả ấy không chỉ cất lên một lần là đủ mà cần phải cất lên liên tục. Hơn nữa, chỉ lời đáp trả mà thôi cũng không bảo đảm cho ta được ngồi vào bàn tiệc. Số phận của những kẻ không mặc áo cưới bị loại ra ngoài là một bài học cho mỗi chúng ta.Thật vậy, mỗi ngày, mỗi tuần, Chúa đều mời gọi chúng ta tham dự bàn tiệc Thánh Thể. Chúng ta đã mau mắn đáp lời hay viện lý do: bận thăm trại bò, đang bận làm ăn, hay mắc buôn bán ngoài chợ mà chối từ lời mời? Thực tế cho thấy, nhiều người không chỉ bỏ qua cơ hội tham dự thánh lễ hằng ngày mà ngay cả ngày CN, họ cũng viện đủ lý do để bỏ lễ.Rồi, khi đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ -nghĩa là dự tiệc mà của ăn là chính Thịt Máu Chúa đảm bảo sự sống đời đời- nhiều người, nhất là người trẻ, đã kiếm một góc nào đó bên ngoài ngồi nói chuyện, hút thuốc, nhìn thực khách ăn uống?“Y phục xứng ký đức”: Tiệc Thánh Thể không phải là yến tiệc của người đời, nên khách mời cần chuẩn bị y phục cho xứng đáng. Nhiều người nhầm lẫn điều này nên khi dự lễ, họ ăn mặc quá xềng xoàng hoặc hở hang không thích hợp. Đặc biệt, y phục đẹp nhất không chỉ là chiếc áo trắng bên ngoài mà là tâm hồn sạch tội. Mỗi chúng ta có biết gìn giữ chiếc áo trắng tâm hồn sạch đẹp hay đã để vấy bẩn bởi biết bao tội lỗi…? Nếu giờ này Chúa cho người kiểm tra y phục liệu chúng ta có còn được ngồi lại dự tiệc hay bị loại ra ngoài?Kính thưa quý OBACE,Ai trong chúng ta cũng muốn được ngồi vào bàn tiệc. Không phải chỉ là hôm nay hay trong cuộc đời này mà còn kéo dài vô tận trên thiên quốc. Đó cũng là hình ảnh bữa tiệc mà tiên tri Isaia trong bài đọc thứ nhất đã loan báo: “Ngày ấy, Chúa các đạo binh sẽ thiết tất cả các dân trên núi này một bữa tiệc...”. Ước gì chúng ta nhận ra tình thương của Chúa và giá trị của lời mời; để chúng ta, dù cuộc sống bôn ba vất vả, cũng biết thu sếp dự tiệc Thánh Thể mỗi ngày hay ít là mỗi tuần; cùng biết chuẩn bị tâm hồn, y phục xứng đáng. Để ngày ấy đến, chúng ta thực sự được Chúa tiếp đón và được mời vào bàn tiệc đời đời trên nước trời. Amen.
Bài giảng Chúa Nhật XXVII Thường Niên (Lễ Mân Côi) (Văn Hương)
Chủ Đề : SỐNG LỜI KINH MÂN CÔI.
Luca 1,26-38.
----------------------------------------------------------------------------------------
Kính thưa quý ông bà và anh chị em,
Mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi hôm nay, Giáo hội chọn đọc cho chúng ta nghe trích đoạn lời Chúa trong Tin mừng thánh Luca, thuật lại biến cố truyền tin, và với hai tiếng “xin vâng” của Đức Maria, Con Thiên Chúa đã nhập thể làm người. Qua đó, nhắc lại truyền thống của Hội thánh được thể hiện nơi các vị Giáo hoàng khi nói rằng Chuỗi Mân Côi là bản tóm lược toàn bộ Phúc âm, với trọng tâm là mầu nhiệp “Nhập thể Cứu chuộc”, trong đó “lặp đi lặp lại lời ngợi khen Chúa Kitô”(MC 46).
Khi đọc kinh Kính mừng, chúng ta thấy vang vọng lời sứ Thần Gabriel chào Đức Maria : “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà”(LC 1,28). Lời chào này gợi lên một số sự kiện trong Cựu ước loan báo về Đấng Cứu Thế và sự hiện diện của Ngài nơi dân tộc, nơi những kẻ được tuyển chọn. Và đây là dẫn chứng tiêu biểu : Tiên tri Xôphônya tuyên sấm cho những người Israel còn sót lại về ngày Đức Chúa thực hiện lời hứa với các tổ phụ đã và đang đến gần : “Hãy reo lên vui mừng, hỡi Nữ Tử Sion ! Hãy ca hát mừng vui, hỡi Israel…Thiên Chúa, Chúa ngươi đang ngự giữa ngươi là Đấng Cứu Độ uy quyền”(Xp 3,14-17). Như thế, việc Đức Maria được chào kính một cách trân trọng không chỉ nói lên sự ưu ái vững bền mà Thiên Chúa dành cho Mẹ, nhưng còn cho thấy Mẹ là hiện thân của dân tộc được Thiên Chúa ưu tuyển và yêu thương, mà dấu chỉ để nhận biết, đó là Thiên Chúa ở cùng Mẹ. Bởi đó, chúng ta mới lý giải được tại sao Mẹ đã chu toàn một cách xuất sắc sứ mệnh được trao Phó, một sứ mệnh vượt quá mọi khả năng nhân loại, và chính Mẹ cũng nhận biết như vậy : “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng”(Lc 1, 34). Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến Môisê, khi ông lo lắng vì trách nhiệm được giao thì Thiên Chúa đã phán với ông : “Ta sẽ ở với ngươi”, hoặc như tiên tri Giêrêmia khiếp sợ khi được sai đi nói lời Giavê, đã tìm cách chối quanh : “A ha ! Lạy Đức Chúa, này tôi đâu biết nói, vì tôi chỉ là một đứa trẻ !”, nhưng Giavê phán bảo : “Đừng nói! tôi chỉ là một đứa trẻ ! Vì hễ Ta sai ngươi đến với ai, ngươi sẽ đi…Trước mặt chúng, ngươi đừng sợ, vì có Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi”(Gr 1,6.7a.8). Thiết nghĩ, chúng ta cũng có thể làm được những việc trọng đại, nếu chúng ta chấp nhận để cho Chúa ở trong cuộc đời của mình như Mẹ Maria. Mặc dù cuộc sống hiện tại của chúng ta bị chi phối rất nhiều bởi của ăn, của để, bởi những nhu cầu giải trí, vui chơi… nói chung bởi xu hướng của thời đại, đồng thời chúng ta có khuynh hướng thâu tóm tất cả về mình, nên nhiều khi chúng ta nai lưng với công việc thế gian và bỏ quên công việc của Thiên Chúa. Chúng ta chạy theo tiếng gọi của trần thế và làm ngơ trước tiếng gọi từ trời cao. Tuy nhiên, “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”(Lc 1,37), do đó, chỉ cần chúng ta thành tâm và cố gắng, Thiên Chúa sẽ thực hiện những gì còn lại. Và để được như vậy, chúng ta hãy học nơi Đức Maria sống tuân theo ý Chúa, mà kinh Mân Côi là phương thế giúp chúng ta thực hiện. Vì như các vị Giáo hoàng của Giáo hội đã từng trải nghiệm và khẳng định : Kinh Mân Côi được quần chúng bình dân yêu thích, là phương thế vun trồng đức tin, là lời cầu nguyện khiêm nhượng, và có một sức mạnh truyền giáo mãnh liệt, cũng như đề cao vai trò của Mẹ Maria, đồng thời như lời Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói : “Chúng ta gửi gấm trong những trục kinh mân côi này tất cả những gì làm nên cuộc sống cá nhân, gia đình, quốc gia, Giáo hội và nhân loại. Những chục kinh chất chứa những vấn đề cá nhân, xóm ngõ và đặc biệt là những người thân yêu nhất của chúng ta. Như thế trong lời kinh Mân Côi đơn sơ có mang nhịp sống của nhân loại”
Kinh thưa quý ông bà và anh chị em,
Giáo hội vẫn luôn coi kinh Mân Côi là lời cầu nguyện và kho báu của mình. Mười hai vị Giáo hoàng gần đây đều nồng nhiệt cổ vũ phép lần hạt Mân Côi và tập tục dành riêng tháng 10 để đọc kinh này. Trong tông huấn về Lòng Tôn Sùng Đức Maria của cố Giáo hoàng Phaolô VI, ban hành ngày 2 tháng 2 năm 1974 quả quyết : “Nếu lần Chuỗi Mân Côi cách thư thả, trầm tưởng thì sẽ là một lời kinh chiêm ngắm, suy niệm về những mầu nhiệm cuộc đời Chúa Kitô qua tâm hồn của Đấng ở gần Chúa hơn hết, và như vậy mới khám phá ra những kho tàng vô tận của phép lần hạt”(MC 47). Ước gì những lợi ích của việc suy ngắm các mầu nhiệm cứu độ mà chúng ta chiêm ngưỡng khi đọc kinh Mân Côi được thánh Bênađô nói sau đây sẽ giúp chúng ta sống đạo một cách hiệu quả : “Ngôi Lời đã làm người, và cư ngụ giữa chúng ta. Người chắc chắn cư ngụ trong tâm hồn chúng ta bằng đức tin, Người cư ngụ trong trí nhớ của chúng ta, trong tư tưởng chúng ta, và Người ngự xuống tận trong trí tưởng tượng của chúng ta… Thiên Chúa, Đấng chúng ta không thể hiểu nổi và không thể đến được, nay đã muốn cho loài người có thể hiểu được Ngài, cho loài người có thể thấy được Ngài, cho loài người có thể nắm bắt được Ngài nhờ tư tưởng. Bạn tự hỏi : Bằng cách nào ? Chắc chắn bằng việc ngài nằm trong máng cỏ, đặt mình trong lòng đức Trinh Nữ, giảng trên núi, cầu nguyện thâu đêm; cũng như chịu đóng đinh trên thập giá… và cuối cùng bằng việc sống lại ngày thứ ba, và cho các Tông đồ xem các dấu đinh của mình… Suy ngắm những biến cố này là chính sự khôn ngoan, và tôi cho rằng trí thông minh đích thực hệ tại việc gợi nhớ lại sự dịu dàng của những biến cố ấy… sự dịu dàng mà Đức Maria đã kín múc dồi dào từ trên trời, để đổ xuống cho chúng ta.”
Xin Chúa cho chúng ta qua kinh Mân Côi nhận biết Con Chúa nhập thể. Nhờ cuộc khổ nạn và thập giá của Người, và nhờ Đức Mẹ trợ giúp, xin Chúa dẫn chúng ta đạt tới vinh quang phục sinh”. Amen.
Luca 1,26-38.
----------------------------------------------------------------------------------------
Kính thưa quý ông bà và anh chị em,
Mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi hôm nay, Giáo hội chọn đọc cho chúng ta nghe trích đoạn lời Chúa trong Tin mừng thánh Luca, thuật lại biến cố truyền tin, và với hai tiếng “xin vâng” của Đức Maria, Con Thiên Chúa đã nhập thể làm người. Qua đó, nhắc lại truyền thống của Hội thánh được thể hiện nơi các vị Giáo hoàng khi nói rằng Chuỗi Mân Côi là bản tóm lược toàn bộ Phúc âm, với trọng tâm là mầu nhiệp “Nhập thể Cứu chuộc”, trong đó “lặp đi lặp lại lời ngợi khen Chúa Kitô”(MC 46).
Khi đọc kinh Kính mừng, chúng ta thấy vang vọng lời sứ Thần Gabriel chào Đức Maria : “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà”(LC 1,28). Lời chào này gợi lên một số sự kiện trong Cựu ước loan báo về Đấng Cứu Thế và sự hiện diện của Ngài nơi dân tộc, nơi những kẻ được tuyển chọn. Và đây là dẫn chứng tiêu biểu : Tiên tri Xôphônya tuyên sấm cho những người Israel còn sót lại về ngày Đức Chúa thực hiện lời hứa với các tổ phụ đã và đang đến gần : “Hãy reo lên vui mừng, hỡi Nữ Tử Sion ! Hãy ca hát mừng vui, hỡi Israel…Thiên Chúa, Chúa ngươi đang ngự giữa ngươi là Đấng Cứu Độ uy quyền”(Xp 3,14-17). Như thế, việc Đức Maria được chào kính một cách trân trọng không chỉ nói lên sự ưu ái vững bền mà Thiên Chúa dành cho Mẹ, nhưng còn cho thấy Mẹ là hiện thân của dân tộc được Thiên Chúa ưu tuyển và yêu thương, mà dấu chỉ để nhận biết, đó là Thiên Chúa ở cùng Mẹ. Bởi đó, chúng ta mới lý giải được tại sao Mẹ đã chu toàn một cách xuất sắc sứ mệnh được trao Phó, một sứ mệnh vượt quá mọi khả năng nhân loại, và chính Mẹ cũng nhận biết như vậy : “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng”(Lc 1, 34). Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến Môisê, khi ông lo lắng vì trách nhiệm được giao thì Thiên Chúa đã phán với ông : “Ta sẽ ở với ngươi”, hoặc như tiên tri Giêrêmia khiếp sợ khi được sai đi nói lời Giavê, đã tìm cách chối quanh : “A ha ! Lạy Đức Chúa, này tôi đâu biết nói, vì tôi chỉ là một đứa trẻ !”, nhưng Giavê phán bảo : “Đừng nói! tôi chỉ là một đứa trẻ ! Vì hễ Ta sai ngươi đến với ai, ngươi sẽ đi…Trước mặt chúng, ngươi đừng sợ, vì có Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi”(Gr 1,6.7a.8). Thiết nghĩ, chúng ta cũng có thể làm được những việc trọng đại, nếu chúng ta chấp nhận để cho Chúa ở trong cuộc đời của mình như Mẹ Maria. Mặc dù cuộc sống hiện tại của chúng ta bị chi phối rất nhiều bởi của ăn, của để, bởi những nhu cầu giải trí, vui chơi… nói chung bởi xu hướng của thời đại, đồng thời chúng ta có khuynh hướng thâu tóm tất cả về mình, nên nhiều khi chúng ta nai lưng với công việc thế gian và bỏ quên công việc của Thiên Chúa. Chúng ta chạy theo tiếng gọi của trần thế và làm ngơ trước tiếng gọi từ trời cao. Tuy nhiên, “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”(Lc 1,37), do đó, chỉ cần chúng ta thành tâm và cố gắng, Thiên Chúa sẽ thực hiện những gì còn lại. Và để được như vậy, chúng ta hãy học nơi Đức Maria sống tuân theo ý Chúa, mà kinh Mân Côi là phương thế giúp chúng ta thực hiện. Vì như các vị Giáo hoàng của Giáo hội đã từng trải nghiệm và khẳng định : Kinh Mân Côi được quần chúng bình dân yêu thích, là phương thế vun trồng đức tin, là lời cầu nguyện khiêm nhượng, và có một sức mạnh truyền giáo mãnh liệt, cũng như đề cao vai trò của Mẹ Maria, đồng thời như lời Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói : “Chúng ta gửi gấm trong những trục kinh mân côi này tất cả những gì làm nên cuộc sống cá nhân, gia đình, quốc gia, Giáo hội và nhân loại. Những chục kinh chất chứa những vấn đề cá nhân, xóm ngõ và đặc biệt là những người thân yêu nhất của chúng ta. Như thế trong lời kinh Mân Côi đơn sơ có mang nhịp sống của nhân loại”
Kinh thưa quý ông bà và anh chị em,
Giáo hội vẫn luôn coi kinh Mân Côi là lời cầu nguyện và kho báu của mình. Mười hai vị Giáo hoàng gần đây đều nồng nhiệt cổ vũ phép lần hạt Mân Côi và tập tục dành riêng tháng 10 để đọc kinh này. Trong tông huấn về Lòng Tôn Sùng Đức Maria của cố Giáo hoàng Phaolô VI, ban hành ngày 2 tháng 2 năm 1974 quả quyết : “Nếu lần Chuỗi Mân Côi cách thư thả, trầm tưởng thì sẽ là một lời kinh chiêm ngắm, suy niệm về những mầu nhiệm cuộc đời Chúa Kitô qua tâm hồn của Đấng ở gần Chúa hơn hết, và như vậy mới khám phá ra những kho tàng vô tận của phép lần hạt”(MC 47). Ước gì những lợi ích của việc suy ngắm các mầu nhiệm cứu độ mà chúng ta chiêm ngưỡng khi đọc kinh Mân Côi được thánh Bênađô nói sau đây sẽ giúp chúng ta sống đạo một cách hiệu quả : “Ngôi Lời đã làm người, và cư ngụ giữa chúng ta. Người chắc chắn cư ngụ trong tâm hồn chúng ta bằng đức tin, Người cư ngụ trong trí nhớ của chúng ta, trong tư tưởng chúng ta, và Người ngự xuống tận trong trí tưởng tượng của chúng ta… Thiên Chúa, Đấng chúng ta không thể hiểu nổi và không thể đến được, nay đã muốn cho loài người có thể hiểu được Ngài, cho loài người có thể thấy được Ngài, cho loài người có thể nắm bắt được Ngài nhờ tư tưởng. Bạn tự hỏi : Bằng cách nào ? Chắc chắn bằng việc ngài nằm trong máng cỏ, đặt mình trong lòng đức Trinh Nữ, giảng trên núi, cầu nguyện thâu đêm; cũng như chịu đóng đinh trên thập giá… và cuối cùng bằng việc sống lại ngày thứ ba, và cho các Tông đồ xem các dấu đinh của mình… Suy ngắm những biến cố này là chính sự khôn ngoan, và tôi cho rằng trí thông minh đích thực hệ tại việc gợi nhớ lại sự dịu dàng của những biến cố ấy… sự dịu dàng mà Đức Maria đã kín múc dồi dào từ trên trời, để đổ xuống cho chúng ta.”
Xin Chúa cho chúng ta qua kinh Mân Côi nhận biết Con Chúa nhập thể. Nhờ cuộc khổ nạn và thập giá của Người, và nhờ Đức Mẹ trợ giúp, xin Chúa dẫn chúng ta đạt tới vinh quang phục sinh”. Amen.
Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011
Chương trình họp lớp tại Mỹ Tho ngày 17-19/10
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
KHOÁ 6 (1999-2005)
CHƯƠNG TRÌNH HỌP LỚP LẦN 6
GIÁO PHẬN MỸ THO
(17-18-19/10/2011)
+ Ngày 17-10-2011 :
Có mặt tại nhà chung giáo phận Mỹ Tho lúc 16 giờ
- 17 giờ chào thăm Đức Cha
- 18g 30 ăn tối tại giáo xứ Tân Hiệp (anh Phaolô Cao Xuân Đắc)
- Tối trở về nhà chung nghỉ đêm
+ Ngày 18-10-2011
-06 giờ dâng lễ
-6g30 ăn sáng tại nhà chung
- 07g 30 lên đường đi Đồng Tháp, anh em tự lo đọc kinh sáng trên xe.
- Thăm khu du lịch Gáo Giồng và ăn trưa tại đó
- chiều về xứ Thiên Phước nghỉ ngơi, giao lưu, ăn tối
+ Ngày 19-10-2011 :
- Sáng dâng lễ sáng tại xứ Tràm Chim – ăn sáng và chia tay
Anh em chỉ mang áo alba
Dây stola, nhờ anh em Sài Gòn lo dùm cho anh em.
Anh em không cần mang sách kinh phụng.
Đại Diện Anh Em Mỹ Tho
Kính báo
Giuse Trần Thanh Long
KHOÁ 6 (1999-2005)
CHƯƠNG TRÌNH HỌP LỚP LẦN 6
GIÁO PHẬN MỸ THO
(17-18-19/10/2011)
+ Ngày 17-10-2011 :
Có mặt tại nhà chung giáo phận Mỹ Tho lúc 16 giờ
- 17 giờ chào thăm Đức Cha
- 18g 30 ăn tối tại giáo xứ Tân Hiệp (anh Phaolô Cao Xuân Đắc)
- Tối trở về nhà chung nghỉ đêm
+ Ngày 18-10-2011
-06 giờ dâng lễ
-6g30 ăn sáng tại nhà chung
- 07g 30 lên đường đi Đồng Tháp, anh em tự lo đọc kinh sáng trên xe.
- Thăm khu du lịch Gáo Giồng và ăn trưa tại đó
- chiều về xứ Thiên Phước nghỉ ngơi, giao lưu, ăn tối
+ Ngày 19-10-2011 :
- Sáng dâng lễ sáng tại xứ Tràm Chim – ăn sáng và chia tay
Anh em chỉ mang áo alba
Dây stola, nhờ anh em Sài Gòn lo dùm cho anh em.
Anh em không cần mang sách kinh phụng.
Đại Diện Anh Em Mỹ Tho
Kính báo
Giuse Trần Thanh Long
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
THỂ LOẠI
PHỤNG VỤ
- Bài Thương Khó Gioan (ĐC Hoà)
- Bài Thương Khó Gioan (ĐCV Giuse)
- Bài Thương Khó Marcô vai CGS
- Bài Thương Khó Marcô vai NK
- Bài Thương Khó Marcô vai TN
- Exsultet - Lm Văn Chi
- Exsultet - Martino
- Exsultet - Thành Tâm
- Exsultet - ĐC Nguyễn Văn Hoà
- Exsultet - Đại Chủng Viện Thánh Giuse
- Kinh Sách (dạng PDF)
- Kinh Thánh (nhóm GKPV)
- Kinh Thánh Cựu Ước (Cha Nguyễn Thế Thuấn)
- Kinh Thánh Tân Ước (Cha Nguyễn Thế Thuấn)
- Nghi thức chứng hôn
- Nghi thức Thánh Lễ
- Suy niệm Tuần Thánh (khoá 6)
- Thánh Lễ Nghi thức Hôn Phối
- Đường Thánh Giá (Kiều)
- ĐỌC KINH PHỤNG VỤ ONLINE