Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta đã cùng nhau bày tỏ tâm tình biết ơn Chúa nơi lời đáp ca : “Lạy Chúa, tôi sẽ ca hát lòng từ bi Chúa đến muôn đời”. Và qua các bài đọc chúng ta vừa nghe (cụ thể là bài đọc 1 và bài Tin mừng), chúng ta biết được Thiên Chúa thể hiện lòng từ bi của Ngài như thế nào!
Bài đọc thứ nhất thuật lại lời Chúa phán với Đavít qua tiên tri Nathan sau khi Đavít tỏ bày ước nguyện xây một ngôi nhà cho Chúa ngự. Ngài hứa sẽ tạo lập cho Đavít một nhà bình yên và vững bền mãi mãi. Nhà ở đây có thể hiểu là vương quyền của Đavít và cũng có thể hiểu là con người gồm có xác – hồn. Như thế, Đavít muốn một thì Thiên Chúa lại ban cho nhiều (nói là nhiều vì thấy không thể dùng số để so sánh được) vượt trên lời Kinh Thánh Chép : “Lòng vua ước nguyện sao, Chúa đã ban như vậy, miệng vua khấn xin gì, Ngài cũng không từ chối”(Tv 21,3). Và bài Tin mừng cho thấy Thiên Chúa thực hiện điều này. Qua trình thuật Truyền tin chúng ta dễ dàng nhận thấy lời Chúa hứa với Đavit năm xưa được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng xuất thân từ dòng dõi Đavít, và làm vua đến muôn đời muôn thuở. Đặc biệt, Đức Maria, sau khi thưa “Xin Vâng” đã trở nên người cưu mang Con Thiên Chúa trong cung lòng mình. Chính sự cưu mang này mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói “Mẹ là nhà tạm đầu tiên của Thiên Chúa”. Và với ý tưởng tương tự, thánh Phaolô áp dụng cho những ai tin vào Chúa Giêsu, ngài nói : “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao ?” (1 Cr 3,16). Như thế, lòng từ bi của Thiên Chúa không chỉ là cho mặt trời của Ngài mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính (Mt 5,45). Hay sẵn sàng đón nhận tội nhân sám hối, nhưng còn làm cho con người vốn mỏng dòn, thường nhiễm uế của chúng ta thành nhà để Người cư ngụ. Tức là thần hóa chúng ta nên như lời Kinh Thánh chép : “chính chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa hằng sống, như lời Người phán : Ta sẽ đến cư ngụ và đi đi lại lại giữa họ. Ta sẽ là Thiên Chúa của họ, và họ sẽ là dân riêng của Ta” (1Cr 6,16).
Ước gì chúng ta có được thao thức xây cho Chúa một ngôi nhà để Ngài cư ngụ như Đavít, cụ thể là đền thờ thiêng liêng nơi thân xác chúng ta. Và xin Đức Maria giúp chúng ta biết cách cư mang Chúa trong tâm hồn mình. Người ta nói, không có sự giàu sang phú quý nào sánh bằng có Thiên Chúa nơi bản thân.
Xin Chúa cho chúng ta được như vậy.
Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011
Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011
Bài giảng Chúa nhật IV Mùa Vọng (JosKieu)
TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MARIA
Một trong ba gương mặt nổi bật trong mùa vọng đó là Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn để trực tiếp tham dự vào công trình cứu độ mà Thiên Chúa muốn thực hiện cho nhân loại. Ngày xưa trong thời cựu ước, loài người phải chết vì lỗi của Evà không vâng phục Thiên Chúa, nay nhờ tiếng xin vâng của Mẹ Maria mà nhân loại được sống. Mẹ đã trở thành Evà mới, là mẹ của tất cả chúng sinh.
Mẹ Maria là mẫu gương cho ta về lòng vâng phục tin tưởng và phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa, và Mẹ sẵn lòng để Thiên Chúa thực hiện những gì Thiên Chúa muốn nơi Mẹ.
Để được làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ nhiều đặc ân xứng với chức vụ cao cả của Mẹ. Lúc truyền tin Thiên Thần Gabiel đã chào Mẹ là Đấng đầy ơn phúc. Mẹ cần được ân sủng Chúa nâng đỡ, để Mẹ có thể hoàn toàn tự do đáp lại tiếng xin vâng trong hành trình đức tin.
Nhưng ân sủng không làm cho Mẹ mất hết tự do và trách nhiệm. Mẹ đã đáp lại ân sủng của Thiên Chúa với sự khiêm tốn quảng đại. Tiếng Xin Vâng của Mẹ trong biến cố truyền tin là cử chỉ khiêm tốn và tấm lòng rộng mở đón nhận Đấng Cứu Thế vào trong cuộc đời Mẹ, và Mẹ đã trung tín với tiếng Xin Vâng đó cho đến trọn đời.
Thiên Chúa toàn năng đã muốn chuẩn bị cho Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô một cung điện xứng đáng nhất, tình tuyền nhất, đẹp nhất để nhập thể làm người. Đó là cung lòng Đức Trinh Nữ Maria. Bởi thế, Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ được đầy ơn phúc, ơn phúc mà Chúa Giê-su cũng sẽ ban tặng cho mỗi người chúng ta.
Trong lịch sử Giáo hội, chúng ta thấy có rất nhiều điều con người tưởng như không thể làm được, không thể xảy ra, thì Thiên Chúa đã làm được. Điều mà đối với loài người không thể được, thì đối với Thiên Chúa lại trở nên dễ dàng, vì Thiên Chúa làm được mọi sự. (Mẹ của Samson, mẹ của Samuel, mẹ của Gioan tác giả và hôm nay Mẹ của Chúa Giêsu) đều là những người phụ nữ son sẻ, hoặc đồng trinh, nhưng đã sinh con và những người con của họ đều là những người đã được Thiên Chúa tuyển chọn, để thực hiện công trình vĩ đại của Ngài là cứu chuộc con người. Điều đó cho chúng ta thấy : sự bất lực của con người lại là cơ hội để Thiên Chúa bày tỏ quyền năng và tình thương của Ngài đối với nhân loại.
Thiên Chúa cũng có thể làm nơi mỗi người chúng ta những điều trọng đại và kì diệu, miễn là chúng ta tin và sẵn sằng để cho Ngài hoạt động trong chúng ta.
Lịch sử cứu độ được thực hiện và diễn ra trong lịch sử nhân loại. Chúng ta biết nhìn lại lịch sử cuộc đời mình qua từng biến cố vui buồn, để nhận ra tình thương yêu quan phòng của Chúa đối với chúng ta, để chúng ta biết sống và đáp trả tình yêu Chúa cho cân xứng.
Trong mùa vọng, đặc biệt là trong những ngày chuẩn bị gần đến lễ Giáng Sinh. Trong khi chúng ta lo lắng những việc bên ngoài như chuẩn bị đèn sao, hoa nến, hang đá... chúng ta cũng biết dành một ít thời giờ để hồi tâm, xét mình, chuẩn bị tâm hồn xứng đáng để đón Chúa đến. Có lẽ đó là điều Chúa cần nhất nơi mỗi người chúng ta.
Sống mùa vọng là để cho Con Thiên Chúa đi vào cuộc đời mình. Như Đức Maria, chúng ta được mời gọi cưu mang Con Thiên Chúa, làm cho Chúa Giêsu được lớn lên mỗi ngày và đem Chúa đến cho mọi người.
Chúa Giê-su chính là niềm vui, ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. Có Chúa trong đời là có niềm vui đích thực. Bí tích Thánh Thể mà chúng ta sắp lãnh nhận sẽ ban cho chúng ta chính Chúa Giê-su là nguồn vui và là nguồn mọi ơn phúc. Chúng ta hãy đến với Chúa và xin Chúc giúp chúng ta chuẩn bị tâm hồn xứng đáng đón nhận niềm vui Giáng Sinh sắp đến.
Một trong ba gương mặt nổi bật trong mùa vọng đó là Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn để trực tiếp tham dự vào công trình cứu độ mà Thiên Chúa muốn thực hiện cho nhân loại. Ngày xưa trong thời cựu ước, loài người phải chết vì lỗi của Evà không vâng phục Thiên Chúa, nay nhờ tiếng xin vâng của Mẹ Maria mà nhân loại được sống. Mẹ đã trở thành Evà mới, là mẹ của tất cả chúng sinh.
Mẹ Maria là mẫu gương cho ta về lòng vâng phục tin tưởng và phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa, và Mẹ sẵn lòng để Thiên Chúa thực hiện những gì Thiên Chúa muốn nơi Mẹ.
Để được làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ nhiều đặc ân xứng với chức vụ cao cả của Mẹ. Lúc truyền tin Thiên Thần Gabiel đã chào Mẹ là Đấng đầy ơn phúc. Mẹ cần được ân sủng Chúa nâng đỡ, để Mẹ có thể hoàn toàn tự do đáp lại tiếng xin vâng trong hành trình đức tin.
Nhưng ân sủng không làm cho Mẹ mất hết tự do và trách nhiệm. Mẹ đã đáp lại ân sủng của Thiên Chúa với sự khiêm tốn quảng đại. Tiếng Xin Vâng của Mẹ trong biến cố truyền tin là cử chỉ khiêm tốn và tấm lòng rộng mở đón nhận Đấng Cứu Thế vào trong cuộc đời Mẹ, và Mẹ đã trung tín với tiếng Xin Vâng đó cho đến trọn đời.
Thiên Chúa toàn năng đã muốn chuẩn bị cho Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô một cung điện xứng đáng nhất, tình tuyền nhất, đẹp nhất để nhập thể làm người. Đó là cung lòng Đức Trinh Nữ Maria. Bởi thế, Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ được đầy ơn phúc, ơn phúc mà Chúa Giê-su cũng sẽ ban tặng cho mỗi người chúng ta.
Trong lịch sử Giáo hội, chúng ta thấy có rất nhiều điều con người tưởng như không thể làm được, không thể xảy ra, thì Thiên Chúa đã làm được. Điều mà đối với loài người không thể được, thì đối với Thiên Chúa lại trở nên dễ dàng, vì Thiên Chúa làm được mọi sự. (Mẹ của Samson, mẹ của Samuel, mẹ của Gioan tác giả và hôm nay Mẹ của Chúa Giêsu) đều là những người phụ nữ son sẻ, hoặc đồng trinh, nhưng đã sinh con và những người con của họ đều là những người đã được Thiên Chúa tuyển chọn, để thực hiện công trình vĩ đại của Ngài là cứu chuộc con người. Điều đó cho chúng ta thấy : sự bất lực của con người lại là cơ hội để Thiên Chúa bày tỏ quyền năng và tình thương của Ngài đối với nhân loại.
Thiên Chúa cũng có thể làm nơi mỗi người chúng ta những điều trọng đại và kì diệu, miễn là chúng ta tin và sẵn sằng để cho Ngài hoạt động trong chúng ta.
Lịch sử cứu độ được thực hiện và diễn ra trong lịch sử nhân loại. Chúng ta biết nhìn lại lịch sử cuộc đời mình qua từng biến cố vui buồn, để nhận ra tình thương yêu quan phòng của Chúa đối với chúng ta, để chúng ta biết sống và đáp trả tình yêu Chúa cho cân xứng.
Trong mùa vọng, đặc biệt là trong những ngày chuẩn bị gần đến lễ Giáng Sinh. Trong khi chúng ta lo lắng những việc bên ngoài như chuẩn bị đèn sao, hoa nến, hang đá... chúng ta cũng biết dành một ít thời giờ để hồi tâm, xét mình, chuẩn bị tâm hồn xứng đáng để đón Chúa đến. Có lẽ đó là điều Chúa cần nhất nơi mỗi người chúng ta.
Sống mùa vọng là để cho Con Thiên Chúa đi vào cuộc đời mình. Như Đức Maria, chúng ta được mời gọi cưu mang Con Thiên Chúa, làm cho Chúa Giêsu được lớn lên mỗi ngày và đem Chúa đến cho mọi người.
Chúa Giê-su chính là niềm vui, ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. Có Chúa trong đời là có niềm vui đích thực. Bí tích Thánh Thể mà chúng ta sắp lãnh nhận sẽ ban cho chúng ta chính Chúa Giê-su là nguồn vui và là nguồn mọi ơn phúc. Chúng ta hãy đến với Chúa và xin Chúc giúp chúng ta chuẩn bị tâm hồn xứng đáng đón nhận niềm vui Giáng Sinh sắp đến.
Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011
Bài giảng Chúa nhật II Mùa Vọng (Văn Hương)
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng : “Vì loài người chúng tôi và để cứu độ chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế”. Và lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta thể hiện niềm tin này bằng sứ mệnh ngôn sứ mà chúng ta đã nhận lãnh khi chịu Bí tích Thánh tẩy.
Có thể nói, qua các bài đọc chúng ta vừa nghe, chúng ta dễ dàng nhận biết công việc của người môn đệ Chúa. Đó là kêu gọi sự sám hối và loan báo ơn Cứu độ của Thiên Chúa. Tiên tri Isaia loan báo sự giải thoát cho dân Israel đang sống trong sự lưu đầy như sau : “Chúa ngươi phán : Hỡi dân Ta, hãy an tâm, hãy an tâm… Thời nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi đã được ân xá, Chúa đã ban ơn gấp hai lần tội lỗi. Và có tiếng kêu trong hoang địa rằng : Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi ; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng” (Is 40,1-4). Và hơn kém năm thế kỷ sau, nội dung của thông điệp này lại được Gioan Tẩy Giả xướng lên. Ông xuất hiện trong hoang địa, vừa kêu gọi dân chúng sám hối, vừa giúp dân chúng thể hiện sự hoán cải qua việc cử hành phép rửa sám hối cho họ. Đặc biệt, ông loan báo cho dân chúng về Đấng Cứu Thế đang đến gần kề : “Ông rao giảng rằng : Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giầy Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần” (Mc 3,3). Thiết nghĩ, Isaia, Gioan Tẩy Giả đều thành công trong việc khơi dậy nơi dân chúng tinh thần đón nhận Đấng Cứu Thế. Còn chúng ta thì sao ? Chúng ta đã thực sự là gương mẫu của việc không ngừng làm cho bản thân nên hoàn thiện để nhận ơn cứu độ chưa ? Lời nói và việc làm của chúng ta có diễn tả được sự hiện diện sống động của Thiên Chúa giữa thế gian không ? Bao lâu chúng ta còn bằng lòng với đời sống hiện tại của mình, vì cho rằng sống như thế là được rồi, tốt rồi nên không cần phải nỗ lực sửa đổi, canh tân để nên thánh và nắm chắc phần rỗi hơn, thì bấy lâu chúng ta chưa chu toàn sứ mệnh ngôn sứ của mình. Chưa thể nói với người khác về Thiên Chúa tình yêu, đã xuống thế cứu độ con người.
Ước gì sứ điệp lời Chúa hôm nay nhắc chúng ta nhớ : Thiên Chúa kêu gọi chúng ta loan báo Tin Mừng Cứu Độ ; Thời Cựu ước, Ngài nói với con người qua các tiên tri ; Đến thời đã định, Ngài sai Gioan Tẩy Giả đi dọn đường cho Đấng Cứu Thế ; Và ngày nay, Giáo hội (trong đó có chúng ta), tiếp tục sứ mệnh này. Vậy, xin Chúa giúp chúng ta trở nên chứng nhân thực thụ của Tin mừng, là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian.
Trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng : “Vì loài người chúng tôi và để cứu độ chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế”. Và lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta thể hiện niềm tin này bằng sứ mệnh ngôn sứ mà chúng ta đã nhận lãnh khi chịu Bí tích Thánh tẩy.
Có thể nói, qua các bài đọc chúng ta vừa nghe, chúng ta dễ dàng nhận biết công việc của người môn đệ Chúa. Đó là kêu gọi sự sám hối và loan báo ơn Cứu độ của Thiên Chúa. Tiên tri Isaia loan báo sự giải thoát cho dân Israel đang sống trong sự lưu đầy như sau : “Chúa ngươi phán : Hỡi dân Ta, hãy an tâm, hãy an tâm… Thời nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi đã được ân xá, Chúa đã ban ơn gấp hai lần tội lỗi. Và có tiếng kêu trong hoang địa rằng : Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi ; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng” (Is 40,1-4). Và hơn kém năm thế kỷ sau, nội dung của thông điệp này lại được Gioan Tẩy Giả xướng lên. Ông xuất hiện trong hoang địa, vừa kêu gọi dân chúng sám hối, vừa giúp dân chúng thể hiện sự hoán cải qua việc cử hành phép rửa sám hối cho họ. Đặc biệt, ông loan báo cho dân chúng về Đấng Cứu Thế đang đến gần kề : “Ông rao giảng rằng : Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giầy Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần” (Mc 3,3). Thiết nghĩ, Isaia, Gioan Tẩy Giả đều thành công trong việc khơi dậy nơi dân chúng tinh thần đón nhận Đấng Cứu Thế. Còn chúng ta thì sao ? Chúng ta đã thực sự là gương mẫu của việc không ngừng làm cho bản thân nên hoàn thiện để nhận ơn cứu độ chưa ? Lời nói và việc làm của chúng ta có diễn tả được sự hiện diện sống động của Thiên Chúa giữa thế gian không ? Bao lâu chúng ta còn bằng lòng với đời sống hiện tại của mình, vì cho rằng sống như thế là được rồi, tốt rồi nên không cần phải nỗ lực sửa đổi, canh tân để nên thánh và nắm chắc phần rỗi hơn, thì bấy lâu chúng ta chưa chu toàn sứ mệnh ngôn sứ của mình. Chưa thể nói với người khác về Thiên Chúa tình yêu, đã xuống thế cứu độ con người.
Ước gì sứ điệp lời Chúa hôm nay nhắc chúng ta nhớ : Thiên Chúa kêu gọi chúng ta loan báo Tin Mừng Cứu Độ ; Thời Cựu ước, Ngài nói với con người qua các tiên tri ; Đến thời đã định, Ngài sai Gioan Tẩy Giả đi dọn đường cho Đấng Cứu Thế ; Và ngày nay, Giáo hội (trong đó có chúng ta), tiếp tục sứ mệnh này. Vậy, xin Chúa giúp chúng ta trở nên chứng nhân thực thụ của Tin mừng, là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
THỂ LOẠI
PHỤNG VỤ
- Bài Thương Khó Gioan (ĐC Hoà)
- Bài Thương Khó Gioan (ĐCV Giuse)
- Bài Thương Khó Marcô vai CGS
- Bài Thương Khó Marcô vai NK
- Bài Thương Khó Marcô vai TN
- Exsultet - Lm Văn Chi
- Exsultet - Martino
- Exsultet - Thành Tâm
- Exsultet - ĐC Nguyễn Văn Hoà
- Exsultet - Đại Chủng Viện Thánh Giuse
- Kinh Sách (dạng PDF)
- Kinh Thánh (nhóm GKPV)
- Kinh Thánh Cựu Ước (Cha Nguyễn Thế Thuấn)
- Kinh Thánh Tân Ước (Cha Nguyễn Thế Thuấn)
- Nghi thức chứng hôn
- Nghi thức Thánh Lễ
- Suy niệm Tuần Thánh (khoá 6)
- Thánh Lễ Nghi thức Hôn Phối
- Đường Thánh Giá (Kiều)
- ĐỌC KINH PHỤNG VỤ ONLINE