CN 24 TN A THA THỨ
Trong tương quan ứng xử với anh chị em hàng ngày, những ai được coi là nhẫn nhục, chịu đựng thì cũng chỉ tha thứ cho kẻ xúc phạm, làm hại mình đến lần thứ ba là cùng, như người ta vẫn nói: “Bất quá tam; Quá tam ba bận”.
“Nếu Thiên Chúa càng tỏ rõ vinh quang và sự cao cả của Ngài khi Ngài tha thứ thì con người càng nên giống Thiên Chúa khi biết tha thứ cho nhau. Chính vì thế mà Đức Giê-su đòi hỏi phải tha đến bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha thứ đến vô cùng, lúc đó mới có thể nói “tha thứ cho nhau như Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta.” Như thế, tha thứ được xem như đòi hỏi hàng đầu không phải đối với một số thành phần ưu tuyển mà là đối với mọi Ki-tô hữu.
Trong thực tế ai trong chúng ta cũng đều có kinh nghiệm rằng tha thứ như thế không phải là chuyện dễ dàng: “Tôi sẵn lòng tha thứ, nhưng tôi sẽ không thể quên sự xúc phạm người đó đã làm cho tôi, tôi sẽ không bao giờ tin tưởng người đó nữa.” Tha thứ như thế chưa phải là tha thứ thực sự, chưa phải là tha thứ như Chúa đã tha: xoá sạch cả tội lỗi lẫn hình phạt do tội gây ra và còn phục hồi cho con người địa vị và phẩm giá là người con của Thiên Chúa”. (5 phút suy niệm Lời Chúa-Thứ 5-19 TN)
Tin mừng hôm nay, khi nghe Chúa Giêsu dạy về sự tha thứ, thánh Phêrô muốn biết phải xử trí thế nào khi chính mình bị anh em xúc phạm. Ông đưa ra con số 7, vốn được coi là tượng trưng cho sự hoàn hảo. Nhưng Chúa Giêsu lại vượt hẳn mọi mức độ trong việc tha thứ khi Ngài dạy phải tha thứ đến 70x7; nghĩa là Chúa muốn dạy phải tha thứ hoài, không giới hạn, tha thứ không đòi hỏi một điều kiện nào; bởi vì lý do để tha thứ không phải ở nơi người có lỗi: biết hối hận về lầm lỗi của mình; cũng không phải ở nơi người bị xúc phạm: giàu lòng quảng đại; nhưng ở nơi lòng thương xót tha thứ của Chúa, như trong dụ ngôn mà chúng ta vừa nghe.
Một nén bạc bằng 6 ngàn quan tiền, tương đương với 6 ngàn ngày công của người Do thái. Chúa muốn làm nổi bật sự khác biệt giữa hai món nợ và hai mức độ tha thứ của con người, để cho chúng thấy được lòng quảng đại của Chúa, và thấy được sự vô lý nơi lòng dạ của con người, khi họ không sẵn sàng tha thứ cho anh em mình.
Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót. Chúa đã rộng lòng tha thứ cho chúng ta là những người mắc nợ Ngài mà không có cách gì trả được. Cảm nghiệm được sự tha thứ của Chúa, chúng ta cũng được mời gọi tha thứ cho anh chị em mình.
Hơn nữa, tha thứ còn là một đòi hỏi của lương tâm, của đức bác ái. Khi chúng ta ý thức mình được Chúa tha thứ trước, thì chắc chắn chúng ta cũng sẵn lòng tha thứ cho anh chị em mình.
Hàng ngày chúng ta đọc kinh Lạy Cha : “Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con…”. Xin Chúa giúp chúng ta biết tha thứ cho nhau, để lời kinh chúng ta đọc không chỉ trên môi miệng, nhưng phát xuất từ một con tim yêu mến, từ một niềm tin vào Chúa, Đấng luôn yêu thương và tha thứ cho chúng ta. Amen.
BÀI ĐĂNG MỚI
-
▼
2011
(32)
-
▼
tháng 9
(7)
- Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên năm A (Joskieu)
- Bài giảng Chúa Nhật XXV Thường Niên năm A (Joskieu)
- Bài giảng Chúa nhật XXIV thường niên A (Van Huong)
- Bài giảng Chúa Nhật XXIV Thường Niên năm A (Joskieu)
- Chương trình họp lớp tại Mỹ Tho
- Bài giảng Chúa nhật XXIII thường niên A (Van Huong)
- Bài giảng Chúa nhật XXIII thường niên A (Joskieu)
-
▼
tháng 9
(7)
Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
THỂ LOẠI
PHỤNG VỤ
- Bài Thương Khó Gioan (ĐC Hoà)
- Bài Thương Khó Gioan (ĐCV Giuse)
- Bài Thương Khó Marcô vai CGS
- Bài Thương Khó Marcô vai NK
- Bài Thương Khó Marcô vai TN
- Exsultet - Lm Văn Chi
- Exsultet - Martino
- Exsultet - Thành Tâm
- Exsultet - ĐC Nguyễn Văn Hoà
- Exsultet - Đại Chủng Viện Thánh Giuse
- Kinh Sách (dạng PDF)
- Kinh Thánh (nhóm GKPV)
- Kinh Thánh Cựu Ước (Cha Nguyễn Thế Thuấn)
- Kinh Thánh Tân Ước (Cha Nguyễn Thế Thuấn)
- Nghi thức chứng hôn
- Nghi thức Thánh Lễ
- Suy niệm Tuần Thánh (khoá 6)
- Thánh Lễ Nghi thức Hôn Phối
- Đường Thánh Giá (Kiều)
- ĐỌC KINH PHỤNG VỤ ONLINE
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét