BÀI ĐĂNG MỚI

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010

CHƯƠNG TRÌNH HỌP LỚP năm 2010

* Ngày 15/11/2010:
- từ sáng tới trưa tập trung tại Đại chủng Viện Saigon
- Ăn cơm tối tại ĐCV
- Sinh hoạt văn nghệ với quý thầy ĐCV tới 9pm. (các cha khóa 6 chuẩn bị: bài hát, chia sẽ mục vụ)

* Ngày 16/11/2020:
- Đồng tế lễ sáng tại ĐCV kỷ niệm 5 năm Ra trường (chọn chủ tế: AI giảng?)
- Ăn sáng với Quý thầy
- Chia tay với các thầy, các cha khóa 6 họp hội tại ĐCV và sau đó đi tham quan Saigon (tham tòa nhà thương mại lớn nhất và hiện đại nhất Saigon theo mô hình Singapore. và ăn trưa buffet tại 1 nhà hàng.
- 2pm - 3pm về nhà thờ Tân Phước nghỉ ngơi (phòng ốc không có giường nhưng có chiếu mền và máy lạnh) Cha xứ sẽ đãi ăn tối và chơi Bi-DA, karaokê, Đominô...

*Sáng ngày 17/11/2010:
- Dâng lễ đồng tế tại Tân Phước và ăn sáng rồi chia tay...

Ghi chú:
- Về khoản chi phí: Chúng ta phải trả tiền các bữa ăn khoảng 10 triệu và quà cho chủng viện như 1 cử chỉ biết ơn ĐCV khoảng 10 triệu nữa
- Các bữa ăn ngoài chủng viện và chi phí khác chúng ta sẽ bàn rỏ hơn sau...

thân mến.

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010

Cha Tiến, cha Hương làm chánh xứ

Xin được thông tin cùng anh em trong lớp,
1. Cha Đaminh Nguyễn Thành Tiến, Gp Xuân lộc đã nhận Chánh xứ Phúc Hải, Hạt Biên Hòa ngày 23.8.2010.
2. Cha Fx. Hoàng Văn Hương, giáo phận Xuân lộc , sẽ đi nhận chánh xứ Vĩnh An, hạt Túc Trưng. Nghi thức nhậm chức và Chầu Tạ ơn (không có thánh lễ) sẽ được cử hành vào lúc 9 giờ00, Thứ 5, ngày 09 tháng 09 năm 2010.
Mời anh em đến tham dự và hiệp thông cầu nguyện cho Cha Hương trong sứ vụ mới.

TriCu đăng tin

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Cha Phaolô Nguyễn Phong Phú nhận chánh xứ Hợp An

Xin được thông tin cùng anh em trong lớp, cha Phaolô Nguyễn Phong Phú, giáo phận Sài Gòn, sẽ đi nhận chánh xứ Hợp An, hạt Xóm Mới. Thánh Lễ sẽ được cử hành vào lúc 9 giờ 30, Thứ 3, ngày 31 tháng 8 năm 2010. Mời anh em đến hiệp dâng thánh lễ. xin mang lễ phục trắng.

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2010

Bài giảng Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên (Thành Tiến)

THIEÂN ÑAØNG: NÖÔÙC YEÂU THÖÔNG

Cv 1,1-11 ; Ep 1,17-23 ; Lc 24, 46-53

I. DAÃN VAØO THAÙNH LEÃ:

Kính thöa quyù OBACE, hoâm nay, chuùng ta möøng leã Chuùa Thaêng Thieân.

Tham döï thaùnh leã hoâm nay, xin cho chuùng ta hieåu vaø soáng maàu nhieäm Chuùa thaêng thieân; ñoàng thôøi bieát chu toaøn boån phaän döôùi theá ñeå khi Chuùa trôû laïi, chuùng ta ñöôïc Chuùa cho PS vaø "vinh thaêng" vôùi Ngaøi.

II. GIAÛNG:

Kính thöa quyù OBACE,

Muøa phuïc sinh keùo daøi 50 ngaøy. Hoâm nay, chuùng ta möøng leã Chuùa Thaêng thieân, nghóa laø Chuùa leân trôøi. Ñuùng ra, leã naøy phaûi ñöôïc möøng vaøo ngaøy thöù naêm vöøa roài; töùc laø 40 ngaøy sau leã Phuïc sinh (CV 1, 3); vaø CN tuaàn tôùi töùc laø 10 naøy sau khi Chuùa veà trôøi thì Giaùo Hoäi möøng leã Chuùa Thaùnh Thaàn hieän xuoáng. Tuy nhieân, vì lyù do muïc vuï, ñeå thuaän tieän cho moïi tín höõu coù theå döï Leã Chuùa Thaêng Thieân, nhieàu nôi -trong ñoù coù VN- ñaõ ñöôïc pheùp cuûa Toøa Thaùnh chuyeån leã möøng vaøo ngaøy Chuùa Nhaät hoâm nay (CN VII PS).

Möøng leã naøy, phuïng vuï lôøi Chuùa cho chuùng ta nghe caû ba baøi ñoïc noùi veà bieán coá Chuùa Gieâsu leân trôøi.

Baøi ñoïc thöù I saùch TÑCV moâ taû vieäc Ñöùc Gieâsu ñöôïc caát nhaéc leân trôøi tröôùc maét caùc moân ñeä. Baøi ñoïc II, thaùnh Phaolo trong thö göûi tín höõu Epheso cho bieát Ñöùc Gieâsu sau khi hoaøn taát söù maïng Chuùa Cha trao phoù ôû döôùi theá ñaõ veà trôøi ngöï beân höõu Chuùa Cha; vaø baøi Tin Möøng theo thaùnh Luca (naêm C) cho bieát -tröôùc khi veà trôøi- Ñöùc Gieâsu PS ñaõ truyeàn cho caùc moân ñeä laøm chöùng cho Ngaøi; roài nhaân danh Ngaøi maø rao giaûng vieäc saùm hoái vaø ôn tha toäi trong moïi daân. Ngaøi cuõng höùa ban Thaùnh Thaàn vaø chuùc bình an cho caùc oâng ñeå caùc oâng ñöôïc traøn ñaày nieàm vui vaø haân hoan chu toaøn söù maïng.

Maàu nhieäm Chuùa leân trôøi laø moät tín ñieàu chuùng ta vaãn tuyeân xöng trong kinh Tin Kính: "Toâi tin …Ngaøy thöù ba Ngöôøi soáng laïi nhö lôøi Thaùnh Kinh. Ngöôøi leân Trôøi ngöï beân höõu Ñöùc Chuùa Cha".

Vaäy, leân trôøi laø gì? Vaø vieäc Ñöùc Gieâsu ñöôïc caát nhaéc leân trôøi coù yù nghóa gì vôùi cuoäc ñôøi ngöôøi Kitoâ höõu chuùng ta?

Kính thöa quyù OBACE,

Khi noùi veà vieäc Chuùa Gieâsu leân trôøi, nhieàu ngöôøi töôûng laø Ngaøi bay vaøo khoâng gian; roài ôû ñaâu ñoù giöõa muoân vaøn tinh tuù! Cho neân, ngöôøi ta keå raèng: sau khi töø khoâng gian trôû veà, nhaø du haønh vuõ truï lieân xoâ ñaõ tuyeân boá: "khoâng coù Thieân Chuùa" vì oâng ñaõ leân tôùi trôøi roài maø khoâng gaëp!

Vaäy, tröôùc heát, chuùng ta caàn hieåu vieäc Chuùa "leân Trôøi" laø moät söï kieän dieãn ra tröôùc maét caùc toâng ñoà (baøi ñoïc I). Ñoàng thôøi, chuùng ta caàn ñoïc bieán coá naøy trong ngoân ngöõ thaùnh kinh: Ñöùc Gieâsu leân trôøi nghóa laø Ngaøi ñöôïc 'caát nhaéc leân' ñöôïc 'toân vinh'; vaø cuõng ñeå khaúng ñònh: Ngaøi laø Ñaáng töø trôøi xuoáng; vaäy sau khi ñaõ hoaøn taát söù vuï, Ngaøi trôû veà vôùi trôøi vôùi Chuùa Cha (baøi ñoïc II). Hôn nöõa, thieân ñaøng hay coõi trôøi cuûa Thieân Chuùa ôû trong chieàu kích khaùc vôùi chieàu kích khoâng gian ñòa lyù cuûa chuùng ta. Thaät vaäy, Thieân ñaøng laø nôi Thieân Chuùa ngöï. Maø Thieân Chuùa laø tình yeâu; cho neân, nôi naøo coù tình yeâu, nôi ñoù laø thieân ñaøng!

Saùch tu ñöùc coù keå laïi caâu chuyeän:

Moät tu só soáng cuoäc ñôøi haïnh phuùc vaø an vui trong boán böùc töôøng cuûa Tu vieän. Ñôøi soáng tu trì ñaõ bieán ñoåi cuoäc ñôøi vaø taâm hoàn cuûa oâng trôû neân toát laønh, ñeán noãi moïi ngöôøi ñeàu goïi oâng laø oâng thaùnh.

Ngaøy noï, ñang luùc oâng röûa cheùn, boãng moät Thieân thaàn hieän ra vaø noùi: "Thieân Chuùa sai ta ñeán ñeå baùo cho thaày bieát laø giôø thaày lìa ñôøi ñaõ ñeán". Tu só vaãn ñieàm nhieân vui veû traû lôøi: "Taï ôn Chuùa ñaõ thöông nghó ñeán toâi, nhöng nhö ngaøi thaáy ñoù, toâi coøn phaûi röûa haøng choàng cheùn dóa ñeå phuïc vuï cho kòp böõa côm chieàu cuûa tu vieän, xin ngaøi coù theå hoaõn laïi sau khi toâi laøm xong boån phaän röûa cheùn dóa naøy khoâng?" Noùi xong, Thieân thaàn bieán ñi. Tu só trôû laïi coâng vieäc moät caùch haêng say, hoaøn taát roài maø cuõng khoâng thaáy thieân thaàn trôû laïi.

Baüng ñi moät thôøi gian, trong luùc vò tu só ñang laøm coû ngoaøi vöôøn, Thieân thaàn hieän ra. Nhö ñoaùn tröôùc yù nghó cuûa Thieân thaàn, vò tu só giô tay chæ maûnh ñaát trong vöôøn vaø noùi: "Ñaây ngaøi xem, coû daïi moïc ñaày vöôøn, [Beà treân toång quyeàn laïi saép veà tu vieän kinh lyù!] ngaøi coù theå hoaõn laïi cho ñeán khi toâi laøm xong coû khoâng?". Cuõng nhö laàn tröôùc, Thieân thaàn chæ mæm cöôøi roài bieán maát.

Moät ngaøy noï, trong luùc vò tu só ñang chaêm soùc caùc beänh nhaân, thì Thieân thaàn hieän ra; laàn naøy vò tu só khoâng noùi moät lôøi, nhöng chæ giô tay chæ vaøo caùc beänh nhaân ñang keâu la ñau ñôùn treân giöôøng beänh. Thieân thaàn bieán ñi khoâng noùi moät lôøi naøo.

Chieàu ñeán, vò tu só trôû laïi caên phoøng nhoû beù ñôn sô cuûa mình, maõn nguyeän vì ñaõ xong boån phaän, oâng caàu nguyeän: "Laïy Chuùa, xin sai Thieân thaàn Chuùa ñeán, con ñaõ saün saøng theo Ngaøi veà trôøi". Lôøi caàu nguyeän vöøa döùt, Thieân thaàn Chuùa xuaát hieän; vò tu só möøng rôõ: "Laàn naøy, Thieân thaàn mang toâi ñi, vì toâi ñaõ saün saøng theo ngaøi veà thieân quoác". Thieân thaàn trìu meán nhìn vò tu só vaø noùi: "Naøy oâng thaùnh soáng ôi, sao coøn mô öôùc veà thieân quoác, nhöõng ngaøy thaùng vöøa qua, oâng khoâng nghó raèng oâng ñaõ ôû thieân ñaøng roài sao?"

Qua caâu chuyeän, taùc giaû saùch tu ñöùc khoâng phuû nhaän thieân ñaøng ñôøi sau daønh cho nhöõng ai chu toaøn boån phaän vaø soáng giôùi raên yeâu thöông nhöng muoán chuùng ta hieåu vaø soáng thöïc taïi thieân ñaøng ngay taïi traàn theá.

Tuy nhieân, nhö caùc moân ñeä Chuùa naêm xöa, nhieàu Kitoâ Höõu cöù ñaêm ñaém höôùng veà trôøi maø queân maát boån phaän döôùi ñaát! (MV 43, 1b).

Vì vaäy, saùch TÑCV baøi ñoïc thöù nhaát cho thaáy thieân söù phaûi thöùc tænh caùc toâng ñoà: "Hôõi caùc oâng ngöôøi Galileâ, thoâi ñöøng ñöùng ñoù maø nhìn leân trôøi nöõa !". Thieân thaàn nhaéc nhôû caùc oâng nhìn xuoáng ñaát ñeå soáng vôùi thöïc taïi; vaø nhaát laø ñeå thöïc hieän söù maïng chöùng nhaân loan baùo Tin Möøng maø Ñöùc Gieâsu -Thaày cuûa caùc oâng ñaõ trao phoù. Nhö theá, söï kieän Chuùa leân trôøi laø khôûi ñaàu cho söù vuï truyeàn giaùo cuûa Giaùo Hoäi: töø ñaây, nhaát laø töø ngaøy leã Nguõ Tuaàn, khi ñaõ laõnh nhaän traøn ñaày Thaùnh Thaàn, caùc moân ñeä phaûi ra ñi laøm chöùng veà söï soáng laïi cuûa Chuùa Gieâsu, vaø loan baùo Tin Möøng tình thöông cöùu ñoä khoâng phaûi chæ ôû Gieârusalem vaø cho ngöôøi Do Thaùi maø thoâi, maø coøn ôû khaép nôi, vaø cho moïi ngöôøi.

Kính thöa quyù OBACE,

Ñöùc Gieâsu leân trôøi nhöng Ngaøi khoâng rôøi xa chuùng ta. Ngaøi vaãn hieän dieän cuøng chuùng ta trong Lôøi Chuùa, trong caùc bí tích, trong nhöõng ngöôøi anh em; ñaëc bieät laø nhöõng ngöôøi ngheøo khoå, beänh taät.

Ñöùc Gieâsu leân trôøi ngöï beân höõu Chuùa Cha khoâng coù nghóa laø Ngaøi ñoùng ñoâ ôû moät choã naøo trong khoâng gian, treân caùc taàng trôøi. Ngaøi ôû baát cöù nôi naøo coù tình hieäp nhaát yeâu thöông, chia seû.

Do ñoù, möøng leã Chuùa thaêng thieân, chính laø dòp ñeå chuùng ta nhìn tôùi töông lai ñeå ñònh höôùng soáng cho hieän taïi; hôn nöõa, thay vì chæ maûi meâ nhìn trôøi, chuùng ta haõy cuøng nhau xaây döïng nöôùc trôøi ngay trong thöïc taïi traàn theá baèng ñôøi soáng yeâu thöông, daán thaân phuïc vuï con ngöôøi theo nhöõng giaù trò cuûa Tin Möøng. Ñoù laø caùch thöùc truyeàn giaùo höõu hieäu vaø cuõng laø con ñöôøng ñöa chuùng ta veà queâ trôøi khi chuùng ta hoaøn taát cuoäc ñôøi döông theá. Amen.

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2010

cha Trường được bổ nhiệm làm chánh xứ tiên khởi

Chúa Nhật ngày 23 tháng 05 năm 2010, lúc 9g30, tại Họ Đạo Suối Dây, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ sẽ chủ sự lễ khánh thành cung hiến bàn thờ và làm phép thánh đường. Trong thánh Lễ, có việc công bố quyết định thành lập giáo xứ Suối Dây, công bố bổ nhiệm linh mục chánh xứ tiên khởi Đaminh Nguyễn Thế Trường.

Huy Vũ

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2010

Bài giảng Lễ Lá năm C (Thành Tiến)

THAM GIA VỤ ÁN GIẾT CHÚA

Is 50, 4-7; Pl 2, 6-11; Lc 22, 14-23,56

I. DẪN VÀO THÁNH LỄ

Kính thưa quý OBACE!

Hôm nay, cùng toàn thể Giáo Hội, chúng ta bước vào tuần thánh với thánh lễ làm phép lá.

Tham dự thánh lễ hôm nay, xin cho chúng ta không chỉ cầm cành lá trên tay chúc tụng Chúa trong giây lát; nhưng còn biết trung thành bước theo Chúa đến cùng; để nhờ đã trung thành bước theo Chúa trên hành trình thập giá, chúng ta cũng sẽ được Chúa cho hưởng phục sinh vinh quang.

II. GIẢNG

Kính thưa quý OBACE,

Mỗi năm, vào ngày Lễ Lá, khi lắng nghe Tin Mừng thuật lại việc Chúa Giêsu chịu chết, hầu hết chúng ta -nhất là các bạn trẻ- đều cho rằng bài đọc quá dài, quá ngán ngẩm. Nghĩ như thế, bởi vì chúng ta coi vụ án Chúa Giêsu là vụ án của người Do thái, là vụ án của quá khứ đã xảy ra cách đây 2000 năm và không liên hệ mật thiết với mỗi chúng ta.

Để có thể thấy được mối liên hệ giữa cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu ngày xưa và cuộc sống chúng ta hôm nay, chúng ta cùng nhìn lại bức tranh của họa sĩ Rembrandt, người Hoà Lan, sống vào thế kỷ 17; đó là bức tranh "ba thập giá".

Nhìn vào tác phẩm, ai cũng bị thu hút ngay vào trung tâm: giữa thập giá của hai tên trộm, thập giá của Chúa Giêsu trổi vượt như ngút lên trời cao. Dưới chân thập giá là cả một đám đông mà gương mặt nào cũng biểu lộ hận thù, oán ghét… Nhìn kỹ vào đám đông, người ta thấy có một gương mặt gần như mất hút trong bóng tối, nhưng một vài nét cũng đủ để cho các nhà chuyên môn nhận ra rằng đó chính là khuôn mặt của danh hoạ Rembrandt (tác giả của bức tranh).

Tại sao giữa đám đông của những kẻ đằng đằng sát khí khi tham dự vào cuộc thảm sát Chúa Giêsu, Rembrandt lại chen vào khuôn mặt của mình?

Câu trả lời duy nhất mà người ta có thể đưa ra để giải thích về sự hiện diện của tác giả giữa đám người lý hình: đó là ý thức tội lỗi của chính ông. Rembrandt muốn thú nhận rằng: chính tội lỗi của ông đã đóng góp vào việc treo Đức Giêsu lên thập giá. Và qua sự có mặt của ông, tác giả cũng muốn nói rằng, mọi người đều dự phần vào việc đóng đinh Đức Giêsu.

Kính thưa quý OBACE,

Dưới cái nhìn lịch sử thì quả thực cái chết của Đức Giêsu trên thập giá cách đây 2000 năm là hành động tội ác của giới lãnh đạo Do Thái, của Philato, của người Rôma; và của cả đám đông dân chúng kích động hò la.

Tuy nhiên, dưới cái nhìn đức tin, thì cái chết của Đức Kitô trên thập giá liên hệ tới cả nhân loại và đặc biệt với mỗi chúng ta hôm nay; như trong kinh tin kính, chúng ta vẫn tuyên xưng: "Vì loài người chúng ta, và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế…chịu khổ hình, chịu chết vào thời quan Phonxiô Philatô"

Khi chiêm ngắm cuộc khổ nạn của Chúa, ta thấy mình chẳng phải là kẻ đứng ngoài cuộc.

Có thể chúng ta thấy mình có nét giống với Giuđa, một người được Đức Giêsu chọn làm môn đệ, được tin tưởng nhưng đã từng bán Thầy với giá rẻ mạt!

Ta thấy mình có nét giống Phêrô; tự hào về tình yêu và lòng trung thành của mình đối với Thầy để rồi trong một buổi tối đã chối Thầy 3 lần!

Ta thấy mình có nét giống Philatô: sợ dân nổi loạn, sợ mất chức. Vì bị áp lực mà ra quyết định bất công trái với lương tâm của mình.

Ta cũng thấy mình có nét giống Hêrôđê: tò mò, háo hức, chờ Đức Giêsu làm phép lạ. Nhưng ông mau chóng thất vọng khi thấy Ngài lặng thinh. Ông buồn vì không gặp một Giêsu như ông mong ước.

Ta có thể bắt gặp chính mình nơi các thượng tế, luật sĩ và biệt phái; những con người tự cho mình là công chính; đã manh tâm xách động dân chúng và gây áp lực khiến Philato kết án Con Thiên Chúa làm Người.

Ta cũng có thể là ai đó trong đám đông - ngày hôm trước cầm nhành lá tung hô, chúc tụng 'vạn tuế con vua David' để rồi hôm sau lại hò hét, đòi đóng đinh kẻ mình tôn vinh chúc tụng.

Ta có thể là ai đó hòa lẫn trong đám đông kẻ qua người lại, thờ ơ một cách nhẫn tâm trước cơn hấp hối của Chúa; hoặc như những binh lính Roma hả hê buông lời thách thức, chế nhạo.

Nhưng cũng có thể, chúng ta là một Simon vác đỡ thánh giá Chúa trên đường; hay là một trong những môn đệ trung thành đứng dưới chân thập giá. Hay như anh trộm lành đã lên tiếng bênh vực Chúa, nài xin Chúa và được cứu độ vào giờ phút cuối cùng.

Và sau cùng, chúng ta cũng có thể là Giuse Arimathia - người đã can đảm xin nhà cầm quyền được 'nhổ đinh', táng xác Chúa.

Đâu là khuôn mặt của chúng ta trên hành trình thập giá của Đức Giêsu Con Thiên Chúa?

Ước gì chúng ta hồi tâm để nhận ra khuôn mặt thật của mình trong vụ án đóng đinh Chúa. Để chúng ta đừng thất vọng như Giuda; đừng vô tâm như những người lính Roma và Philato; đừng cứng cỏi, chai đá như các thượng tế; đừng thay đổi theo thời thế như đám đông Do thái năm xưa…

Xin cho chúng ta như Mẹ Maria trung thành theo chân Chúa và đứng dưới cây thập giá; hoặc như Phêrô, biết tin tưởng vào tình thương tha thứ của Chúa để sám hối ăn năn; hoặc ít là như anh trộm lành nài xin Chúa tha thứ trong giờ phút hấp hối…

Để với tất cả lòng xác tín vào ơn cứu độ của mầu nhiệm thập giá, chúng ta cầm nhành lá trên tay, đồng hành cùng Chúa Giêsu trên đường lên núi Sọ - đường đau khổ và kết thúc là sự chết nhưng cũng là đường duy nhất dẫn chúng ta vào vinh quang phục sinh. Amen.


 

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2010

Bài giảng Chúa Nhật 5 Mùa Chay C (Thành Tiến)

KHÔNG GIẾT CHẾT NHƯNG CỨU SỐNG

Is 43, 16-21; Pl 3, 8-14; Ga 8, 1-11

I. LỜI ĐẦU LỄ

Kính thưa quý OBACE,

Hôm nay, CN-V-MC, lời Chúa trình bày cho chúng ta khuôn mặt hiền từ, bao dung của Thiên Chúa qua con người Đức Giêsu Kitô.

Tham dự thánh lễ hôm nay, xin cho chúng ta ý thức mình là tội nhân trước mặt Chúa để xin Chúa tha thứ; xin cho chúng ta khi đón nhận được ơn tha thứ của Chúa cũng biết cảm thông với những lỗi lầm thiếu sót của anh em mình.

II. GIẢNG

Chuyện kể rằng ở vương quốc nọ, có người đàn ông bị vua ra lệnh treo cổ vì trót ăn trộm thức ăn của người khác. Như thường lệ, trước khi bị xử, tội nhân được nhà vua cho phép xin một ân huệ. Kẻ tử tội liền cất tiếng: "Xin bệ hạ cho thần được trồng một cây táo. Chỉ qua một đêm thôi, hạt giống sẽ nảy mầm, mọc thành cây và có trái ăn tức khắc. Đây là một bí quyết mà cha thần đã truyền lại cho thần. Thần e rằng khi thần chết đi rồi, bí quyết này sẽ không kịp truyền lại cho hậu thế". Nhà vua ngạc nhiên; và vì tò mò, đã truyền chuẩn bị mọi sự để người tử tội biểu diễn trồng táo. Sáng hôm sau, trước mặt nhà vua và bá quan văn võ, tên trộm đào một cái lỗ nhỏ và nói: "Chỉ có bàn tay chưa từng ăn trộm mới gieo được hạt giống này và nó mới mọc cây và cho trái sau một đêm. Tôi đã là một kẻ trộm, nên bàn tay không còn trong sạch, xin mời một ai đó làm thay tôi". Cả triều đình thinh lặng. Nhà vua quay sang nhìn tể tướng. Sau một lúc do dự, vị tể tướng thì thầm: "Tâu bệ hạ, thần nhớ lúc còn niên thiếu thần cũng đã có lần lấy của người khác. Thần cảm thấy không đủ điều kiện trồng hạt táo này". Nhà vua đảo mắt nhìn quanh. Ông nghĩ may ra quan thủ kho trong triều là người nổi tiếng trong sạch có thể đủ điều kiện. Nhưng quan thủ kho cũng lắc đầu từ chối và tuyên bố với mọi người rằng ông cũng đã có lần giam tham trong chuyện tiền bạc. Chính nhà vua cũng đành ngồi yên bất động vì chợt nhớ có lần ngài đã đánh cắp 1 hạt ngọc của vua cha. Bấy giờ người tử tội mới chua xót lên tiếng: "Các ngài là những kẻ quyền cao chức trọng, không thiếu thốn điều gì mà cũng không thể trồng được hạt táo này, bởi vì đã có lần các ngài lấy của người khác. Còn tôi, một con người khốn khổ, chỉ lỡ ăn thức ăn của người khác cho đỡ đói, thế mà các ngài lại kết án treo cổ tôi sao?". Những lời trên làm cho nhà vua và cả triều thần cảm thấy lương tâm áy náy. Vua bèn tha bổng cho người tử tội.

Thưa OBACE,…

Những lời khôn ngoan của người tử tội trong câu chuyện trên đã mở ra cho anh ta một con đường sống.

Mở ra cho con người con đường sống đó chính là ý định của Thiên Chúa qua muôn thế hệ.

Thật vậy, bài đọc thứ nhất, Thiên Chúa -qua miệng ngôn sứ Isaia- cho biết: Dù Israel đã từng bội nghĩa, bất trung, nhưng Chúa không nhớ đến quá khứ tội lỗi của họ. Ngài bảo vệ họ khỏi quân thù đuổi bắt. Ngài giải thoát và đưa họ vào miền đất mới tràn đầy sự sống "Các ngươi đừng nhớ đến dĩ vãng. Ta sắp làm những cái mới. Ta sẽ mở một con đường trong hoang địa, khai sông nơi đất khô khan". Sang bài đọc thứ hai, thánh Phaolo cũng từng là người có quá khứ gây nhiều tội ác đối với dân Chúa. Nhưng khi gặp Chúa Giêsu phục sinh, được Chúa tha thứ, ông quên hẳn quá khứ sau lưng mà hướng về phía trước. Phía trước đối với Phaolo là ngày càng đi sâu vào tương quan gắn bó với Đức Kitô và nỗ lực loan báo Tin Mừng tình thương cứu độ của Ngài.

Bài Tin Mừng thuật lại việc Chúa Giêsu -với cách ứng xử khôn ngoan- đã giải thoát được người phụ nữ tội lỗi đang bị kết án bởi những người luật sĩ và biệt phái.

Câu chuyện trong Tin Mừng hôm nay được thánh sử Gioan trình bày như một phiên tòa.

Bị cáo là người phụ nữ. Nguyên cáo là nhóm luật sĩ và biệt phái. Tội danh là ngoại tình. Và bản án là tử hình bằng cách ném đá…Thực ra, các luật sĩ và biệt phái không cần phải mời Chúa Giêsu làm quan toà. Vì họ có thể căn cứ vào luật Môsê để thi hành án. Họ đến hỏi ý kiến Chúa là nhằm gài bẫy Ngài. Một cái bẫy thật hiểm độc. Đằng sau bản án của người phụ nữ chính là bản án chuẩn bị sẵn cho Chúa Giêsu: bởi nếu Chúa Giêsu nói tha cho người phụ nữ là Chúa chống lại luật Môsê - mà chống lại luật Môsê thì cũng bị ghép tội chết. Nhưng nếu Chúa kết án người phụ nữ là Ngài mâu thuẫn với giáo lý về lòng nhân từ thương xót của chính mình.

Trước dáng vẻ đắc chí của những con người thâm độc ấy, Chúa vẫn thinh lặng. Thinh lặng để mọi người có thời gian lắng đọng. Ngài cúi xuống dùng tay viết nguệch ngoạc trên đất như muốn cho người phụ nữ giảm bớt xấu hổ, muốn các luật sĩ và biệt phái nhìn lại tâm hồn mình. Ngài cúi xuống trong buồn phiền vì sự hẹp hòi đến vô tâm của những kẻ quyền chức trong dân tự coi mình là công chính để kết án người khác. Nhưng mọi sự chợt thay đổi khi Chúa đứng lên và hỏi: "Ai trong các ông sạch tội, cứ việc lấy đá mà ném trước đi".

Nghe nói thế, mọi người lần lượt bỏ đi, bắt đầu từ người cao tuổi. Cuối cùng chỉ còn lại người phụ nữ đáng thương và Đức Giêsu – Đấng là chính Tình Thương. Cuối cùng chỉ còn lại tội nhân và Đấng duy nhất có quyền xét xử.

Tuy nhiên, Đấng duy nhất có quyền xét xử lại là Đấng nhân từ, bao dung: "Tôi không kết án chị đâu ! Chị hãy về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa".

Như thế, lời phán xét của Chúa Giêsu không đóng khung tội nhân trong quá khứ lầm lỗi, nhưng mở ra cho chị một tương lai đầy hy vọng.

Kính thưa quý OBACE,

Con người ai cũng có những lỗi lầm thiếu sót nên mọi người ai cũng cần lòng thương xót của Chúa.

Lời tha thứ của Chúa Giêsu nói với chị phụ nữ trong Tin Mừng hôm nay đem lại cho chúng ta tràn đầy hy vọng và niềm xác tín: con người đáng quí không phải vì quá khứ tội lỗi nhưng vì tương lai tươi sáng biết trỗi dậy đổi đời, như lời của một bài hát: "Không có thánh nhân nào mà không có một quá khứ, không có tội nhân nào mà chẳng có tương lai. Tình Chúa ôi vĩ đại, tình Ngài thật bao la".

Thưa cộng đoàn,

Như những luật sĩ và biệt phái năm xưa, ngày nay, chúng ta cũng có khuynh hướng kết tội người khác. Qua lời chất vấn của Chúa Giêsu 'Ai vô tội thì ném đá', xin cho chúng ta biết nhìn vào tâm hồn mình để nhận ra mình là tội nhân hầu biết cảm thông, rộng lượng với người khác.

Qua lời tha thứ của Chúa Giêsu, "Tôi không kết án chị đâu! Chị hãy về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa", xin cho chúng ta -như người phụ nữ tội lỗi trong Tin Mừng- vững tin vào tình yêu và sự tha thứ hầu có thêm nghị lực và sức mạnh để đổi mới cuộc đời. Amen.

Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2010

Bài giảng Chúa Nhật 3 Mùa Chay (Thành Tiến)

SÁM HỐI VÀ SINH HOA TRÁI

Xh 3, 1-8a; 1 Cr 10, 1-6.10-12; Lc 13, 1-9


 

I. LỜI ĐẦU LỄ

Kính thưa quý OBACE,

Hôm nay, CNIII-MC. Chúng ta đã trải qua 3 tuần mùa chay thánh mà xem ra cuộc sống chúng ta chưa mấy biến đổi.

Tham dự thánh lễ hôm nay, xin cho chúng ta mở lòng lắng nghe lời Chúa cảnh tỉnh hầu mau kíp sám hối và trổ sinh hoa trái như lòng Chúa mong đợi.

II. GIẢNG

Kính thưa quý OBACE,

Trong bối cảnh của Tin Mừng theo thánh Luca, Chúa Giêsu đang trên đường tiến về Gierusalem. Trên hành trình này, Ngài giáo huấn các môn đệ và dạy dỗ cả những đám đông dân chúng nữa.

Ở cuối chương thứ 12; nghĩa là ngay trước đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe hôm nay, Chúa Giêsu nói với đám đông dân chúng rằng: hãy biết nhìn xem điềm trời, hay những dấu chỉ thời đại mà kịp thời sám hối và làm hòa kẻo trễ: "Hãy làm hòa với đối phương khi còn đi dọc đường, kẻo người ấy đưa ngươi ra trước quan tòa…và ngươi sẽ bị tống vô ngục. Ta bảo cho ngươi biết, ngươi sẽ không ra khỏi đó cho tới khi trả hết đồng xu cuối cùng". (x. Lc 12, 58-59)

Khi nghe Chúa Giêsu nói như thế, có mấy kẻ trong đám đông thuật lại cho Ngài về việc quan Philato giết mấy người Galilea, làm cho máu họ đổ ra hòa lẫn với máu các vật họ tế sinh. (x. Lc 13, 1)

Khi kể cho Đức Giêsu nghe chuyện này, chắc chắn, họ tỏ thái độ hả hê, tự mãn. Hả hê, tự mãn! vì người Do thái quan niệm rằng: tai họa là do tội. Những người bị tại họa kể vừa rồi hẳn phải là những con người tội lỗi đáng bị Chúa phạt nhãn tiền. Khi kể như thế, họ tự coi mình là người công chính nên vẫn được bình an vô sự.

Chúa Giêsu qua phần tiếp theo cho thấy: họ đang sống trong sự bình an giả tạo!

Thật vậy, nghe họ kể chuyện thời sự, Ngài cũng dùng câu chuyện thời sự để cảnh tỉnh họ; đó là sự kiện: 18 người bị tháp Siloe sập xuống đè chết. Và Ngài kết luận: "Các ngươi tưởng họ là những người tội lỗi hơn những người khác ư? Ta bảo các ngươi, không phải thế. Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, các ngươi sẽ bị hủy diệt như vậy". (Lc 13, 5).

Vâng, kính thưa quý OBACE,

Sứ điệp của Chúa Giêsu là mời gọi người ta sám hối vì nước trời đã gần đến. (x. Mc 1, 15). Mà điều làm người ta khó sám hối đó là cảm thấy mình là người công chính và ở trong tình trạng an toàn.

Đức Giêsu hôm nay cho biết lúc còn được sống yên hàn chính là lúc người ta cần hoán cải hơn hết. Vì rất có thể đây là cơ hội cuối cùng, trước khi cái chết bất ngờ ập xuống. Đúng ra, đó là cái chết "đã được báo trước" nhưng vì chủ quan mà người ta không nhận ra!

Cây vả trong dụ ngôn mà Chúa Giêsu kể tiếp theo cũng ở trong tình trạng an toàn. Nó không cho trái độc, không làm hại nho, không phá cảnh quan. Nó chỉ phạm một tội thôi: tội làm hại đất, tội sử dụng đất màu mỡ mà không sinh trái.

Cuộc sống của chúng ta hôm nay cũng vậy. Chúng ta có thể cảm thấy an toàn như cây vả cằn cỗi. Tự hào vì mình không làm điều xấu, chẳng làm hại ai, nhưng lại quên rằng mình đã phạm tội không làm điều tốt, không góp phần đem lại trái ngọt cho đời.

Bởi vì, sống đạo không phải chỉ là lo tránh tội, mà còn là tích cực trổ sinh hoa trái qua việc làm bác ái yêu thương.

Trong mấy tuần mùa chay vừa qua, chúng ta đã làm được gì rồi?

Chúng ta có nhận ra mình là những người tội lỗi cần sám hối để lãnh nhận ơn tha thứ chưa? Chúng ta đã quyên góp, tặng quà cho mấy cơ sở từ thiện rồi? Đã có mấy người neo đơn, cơ nhỡ được chúng ta giúp đỡ?

Khi tự vấn lương tâm như thế, nhiều người chúng ta dễ nhận thấy rằng: bấy lâu nay mình chỉ là 1 cây vả cằn cỗi, thui chột.

"Thiên Chúa là Đấng xót thương và nhân ái" (Tv. đáp ca). Qua dụ ngôn cây vả, Chúa Giêsu cho biết Chúa Cha là ông chủ vườn kiên nhẫn: "Đã ba năm nay tôi ra cây vả tìm trái mà không thấy..." Quyết định chặt cây chỉ đến sau những lần hụt hẫng; sau những kiên nhẫn, miệt mài tìm kiếm trái 'lẽ ra phải có' mà không gặp.

Đức Giêsu -qua hình ảnh Người làm vườn nho- cũng tỏ ra kiên nhẫn không kém khi nài nỉ với Ông chủ vườn: "Xin ông cứ để nó lại năm nay nữa". Ngài không ngừng ấp ủ một chút hy vọng mong manh: "Tôi sẽ vun xới, bón phân, may ra sang năm nó có trái".

Có bao giờ thời hạn đến rồi mà cây vả đời ta vẫn chưa trổ hoa, kết trái? Số phận chúng ta sẽ thế nào; nếu hôm nay, Chúa 'ghé thăm' cây vả đời ta mà không gặp được bất cứ một trái nào như lòng Chúa mong đợi?

"Nếu không có trái, ông chủ cứ chặt nó đi". Chúa kiên nhẫn, hy vọng, chăm sóc, nhưng cũng cương quyết đòi hỏi.

Vâng, tại họa chưa đổ trên chúng ta, cái chết chưa ập xuống chúng ta như những nạn nhân của trận động đất tại Haiti hay Chile vừa qua không phải vì chúng ta vô tội nhưng chỉ vì Thiên Chúa đang kiên nhẫn chờ đợi chúng ta sám hối và trổ sinh hoa trái.

Ước gì trong những ngày mùa chay thánh này; và ngay hôm nay, chúng ta hãy sám hối, thú tội và thú nhận cả sự cằn cỗi của mình.

Chúa vẫn không ngừng quan tâm, chăm sóc cây vả đời ta bằng ân sủng và các bí tích. Ước gì chúng ta cộng tác với ơn Chúa, tiếp nhận ân sủng qua các bí tích Chúa ban; đặc biệt là bí tích Giải tội và Thánh Thể, để đời ta mau kíp trổ sinh hoa thơm trái ngọt cho đời thỏa lòng Chúa mong đợi. Amen.

Thành Tiến

Bài giảng Chúa Nhật III Mùa Chay (Văn Hương)

Chủ đề : Sám hối với sự tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa.

Luca : 13,1-9

----------------------------------------------------------------------------------------

"Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy" (Lc 13,3.5).

Cộng đoàn phụng vụ thân mến,

Những lời này Chúa Giêsu đã nói cách đây hơn hai ngàn năm với những kẻ thông báo cho Ngài biết sự kiện Philatô tàn sát những người Galilêa đang dâng của lễ nơi đền thờ, và biến cố thác Siloe sụp đổ làm chết nhiều người. Và hôm nay cũng nói với chúng ta. Đây không chỉ là lời mời gọi sám hối mang tính cảnh cáo, răn đe, nhưng sẽ trở nên hiện thực nếu chúng ta cố chấp không bỏ đường tà mà trở về chính lộ.

Thánh kinh nói đến nguyên nhân xảy ra Đại Hồng Thuỷ như sau : "Đức Chúa thấy rằng trên mặt đất sự gian ác của con người quả là nhiều, và suốt ngày lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu"(St 6,5). Chẳng khác gì lời Thánh Vịnh 14 câu 3 : "Người người đã lìa xa chính lộ, chỉ biết theo nhau làm chuyện suy đồi, chẳng có một ai làm điều thiện, dẫu một người cũng không"(Tv 14,3). Bởi đó, Sách Sáng Thế nói : "Đức Chúa hối hận vì đã làm ra con người trên mặt đất, và Người buồn rầu trong lòng"(St 6,6). Điều này cho thấy Thiên Chúa không dửng dưng trước sự ngoan cố phạm tội, đứng ỳ trên nẻo đường bất hảo của nhân loại. Cũng vì lý do này, thành Sôđôm và Gomora bị phá huỷ bởi lửa và diêm sinh từ trời (x.St 19,1-29), mà cuộc đối thoại giữa Đức Chúa và Abraham cho biết không thể tìm được mười người công chính trong thành, để nhờ đó Đức Chúa tha phạt (x. St 18, 16-33). Đây là những hình phạt có thể nói là nhãn tiền được Thánh kinh ghi lại, nhưng không phải để đề cao một Thiên Chúa thích giáng hoạ trên con người, mà là nhắm đến sự công bằng, đồng thời diễn tả nỗi lòng của Thiên Chúa trước người công chính và kẻ bất lương. Và bằng chứng không chỉ tìm thấy qua việc gia đình ông Noe được cứu thoát khỏi nạn hồng thuỷ, và gia đình ông Lót cũng vậy, được đưa ra khỏi Sôđôm trước khi thành này bị thiêu rụi, nhưng còn thể hiện xuyên suốt chiều dài lịch sử cứu độ. Qua Thánh kinh, chúng ta dễ dàng nhận biết một Thiên Chúa từ bi, giàu lòng thương xót. Và chúng ta có thể chưng dẫn ra đây trường hợp Ninivê : Thiên Chúa loan báo lệnh trừng phạt, thiêu huỷ Ninivê, nhưng Người đã chấp nhận mất uy tín vì nói mà không làm, do dân thành ăn năn sám hối (x. Giôna 3,1-10). Tương tự như vậy, lịch sử Do thái xác tín với chúng ta kinh nghiệm về một Thiên Chúa giải thoát trước sự hoán cải của con người. Cụ thể là sau khi vuơng quốc Israel ở phía bắc rơi vào tay Assur, thì đến lượt Giêrusalem, thuộc vương quốc Giuđa ở miền nam bị bao vây, và trong lúc cận kề với sự khánh tận, thì quân Assur tự động rút lui, và Giêrusalem được giải thoát một cách lạ thường. Sự kiện này được giải thích là do Giuđa sống theo lời kêu gọi của Isaia, quay trở về với Thiên Chúa, phó thác tất cả cho sự trung tín của Ngài. Như thế, Thiên Chúa không hề, và không bao giờ muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó biết ăn năn, từ bỏ tội lỗi để được sống. Bởi đó, lời kêu gọi sám hối của Chúa Giêsu trong Tin mừng chúng ta vừa nghe, tuy có phần gay gắt nhưng mở ra hy vọng cho những ai lầm lỗi biết làm lại cuộc đời, đồng thời chỉnh lại quan niệm của chúng ta về hình phạt của Thiên Chúa. Không thể tin vào Thiên Chúa mà không tin có công lý, và công lý của Thiên Chúa thì vượt trên công lý của con người rất xa, bởi được đặt trên nền tảng là tình yêu, nên từ những gì con người cho là xấu, là bất hạnh, Thiên Chúa sẽ rút ra những điều tốt cho những ai tín thác đời mình cho Ngài. Do đó, những gì được chúng ta cho là hình phạt của Thiên Chúa thì thực ra, chỉ là những dấu hiệu mang tính giáo dục, giúp chúng ta ý thức về tội lỗi. Vì thế, không thể nói rằng những người chết bởi Philatô giết, và do thác Siloe sập, tội lỗi hơn những người khác ở Palestin thời Chúa Giêsu, hay những nạn nhân trong vụ động đất tại Haiti và Chile vừa qua, tội lỗi hơn những người còn lại trên thế giới. Cho nên, vấn đề được đặt ra là chúng ta sẽ làm gì trước những dấu chỉ đó : tiếp tục sống như không có gì xẩy ra, hay sám hối bằng việc hồi tâm, nhìn lại mình để sửa đổi đời sống.

Cộng đoàn phụng vụ thân mến,

Ngày nay, Thiên Chúa vẫn tiếp tục tỏ những dấu hiệu nhằm thức tỉnh lương tâm đang hoá ra chai đá của con người, vì mất dần ý thức về tội lỗi. Ví dụ : người ta coi việc sống chung trước hôn nhân là chuyện bình thường. Phá thai và ngừa thai là quyền của mỗi người, cư xử với nhau theo kiểu xã hội đen nhưng không hề áy náy lương tâm… vv. Đây là điều có lẽ chúng ta cũng đang bị lây nhiễm. Bởi đó, phải coi chừng, kẻo chúng ta trở thành những cây vả không sinh hoa trái trong dụ ngôn. Vì, từ khi lãnh Bí tích rửa tội, chúng ta đã không ngừng được chủ vườn trên trời săn sóc : được giáo dục theo Kitô giáo, được vô số ân sủng trong các nhiệm tích, được Chúa Thánh Thần luôn thúc đẩy, hướng dẫn… mà lại sống không đúng với giáo huấn của Tin mừng làm mất thanh danh Kitô giáo thì không chỉ đáng buồn, nhưng còn phải vào lửa đời đời nữa.

Ước gì, nhờ sứ điệp lời Chúa hôm nay, mỗi người chúng ta biết lợi dụng tất cả những gì xảy đến để hoán cải không ngừng. Tạ ơn Chúa khi gặp những biến cố may mắn, cũng như xin cho tâm hồn bình an và biết tùng phục ý Chúa khi gặp các biến cố được cho là xấu, là xui xẻo. Có như thế thì lời Kinh thánh sau đây sẽ nên trọn nơi chúng ta: "Mọi sự đều góp phần sinh ích lợi cho những ai yêu mến Thiên Chúa" (Rm 8,28). Amen.

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2010

Bài giảng Chúa Nhật II Mùa Chay (Văn Hương)

Chủ đề : Sự kiện Biến hình mời gọi các Kitô hữu thông phần vào mầu nhiệm vượt qua.

Luca : 9,28b-36.

----------------------------------------------------------------------------------------

Cộng đoàn phụng vụ thân mến,

Sự kiện Biến hình mà chúng ta vừa nghe Thánh Luca thuật lại, xảy ra sau khi Phêrô thay mặt nhóm 12 tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa (x. Lc 9,18-21). Qua đó cho thấy Chúa Giêsu chính là Đấng Massia được Chúa Cha sai đến để thực hiện và hoàn thành "tất cả những gì sách Luật Môisê, các sách Tiên Tri, và các Thánh Vịnh đã chép" (Lc 24,44), đồng thời mời gọi chúng ta nếu muốn thông phần vinh quang với Chúa Giêsu, thì hãy cùng Người vượt qua con đường khổ giá.

Chúa Giêsu chọn Phêrô, Gioan, Giacôbê - những người sau này sẽ chứng kiến cơn hấp hối của Người trong vườn Giếtsêmani - làm nhân chứng cho sự kiện Biến hình. Và với cảnh tượng của cuộc hiển dung nhắc chúng ta nhớ đến những lần Giavê - Thiên Chúa tỏ hiện với Môisê và Êlia trên núi của Người. Sách Xuất hành cho chúng ta biết : "Bấy giờ mây bao phủ núi. Vinh quang của Đức Chúa ngự trên núi Sinai và mây bao phủ núi sáu ngày. Đến ngày thứ bảy, từ giữa đám mây Người gọi ông Môisê. Vinh quang Đức Chúa xuất hiện trên đỉnh núi trông giống như ngọn lửa thiêu, trước mắt con cái Israel. Ông Môisê vào giữa đám mây và đi lên núi"(Xh 24,16-18). Và sách các vua quyển thứ nhất khi thuật lại cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và ông Êlia trên núi Khorép - một tên khác của núi Sinai - thì nói Đức Chúa tự mặc khải trong làn gió nhẹ (x. 1 V 19,8-18). Như thế, khi nhìn vào cuộc biến hình của Chúa Giêsu trên núi Tabor, chúng ta dễ dàng nhận thấy : Thiên Chúa không chỉ hiện diện qua lời phán dạy giữa đám mây và ngọn lửa (x. Đnl 5,2-5) hay trong làn gió hiu hiu nhưng còn có sự có mặt của Môisê - nhà thiết lập luật ; và Êlia - Một tiên tri lớn của Israel. Chính điều này cùng với Lời phán từ đám mây : "Đây là con Ta yêu đấu, các ngươi hãy nghe lời Người"(Lc 9,35) là mặc khải cho chúng ta về một Luật Mới sẽ thay thế cho Luật Cũ. Đồng thời xác định sứ mệnh và thiên tính của Chúa Giêsu, Đấng mà Cựu ước đã loan báo, và chuẩn bị cho dân đón nhận. Người là tử hệ thần linh của Thiên Chúa như lời Kinh thánh chép : "Tân Vương lên tiếng : Tôi xin đọc sắc phong của Chúa, Người phán bảo tôi rằng : 'Con là con của Cha', ngày hôm nay Cha đã sinh ra con"(Tv 2,7). Người cũng là tôi tớ trung tín của Thiên Chúa, là kẻ được chọn mà Isaia đã tuyên sấm : "Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và hết lòng quý mến, Ta cho thần khí Ta ngự trên người ; người sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân"(Is 42,1). Và điều mà sách Đệ Nhị Luật và Giosua nói đến : "Từ giữa anh (em), trong số các anh (em) của anh (em), Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em), sẽ cho xuất hiện một tiên tri như tôi (Môisê) để giúp anh (em) ; anh (em) hãy nghe vị ấy"(Đnl 18,15 ; x. Gio 1,17tt) được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu, Người là Môisê mới. Như năm xưa, Môisê đã đưa dân Israel ra khỏi cảnh nô lệ bên Aicập bằng cuộc vượt qua biển đỏ để vào đất hứa, thì Chúa Giêsu cũng sẽ đưa con người thoát khỏi sự nô lệ tội lỗi, để vào nước trời bằng cuộc vượt qua của Người. Đây là cơ sở để nói rằng sự kiện biến hình không chỉ xác nhận lời tuyên tín của Phêrô ở Cêsarê cũng như khẳng định lời Chúa Giêsu là luật mới, Người là Đấng hoàn tất Thánh Kinh bằng cái chết và sự sống lại, nhưng còn tiên báo và hình dung biến cố vượt qua, một biến cố mà nhờ con đường khổ giá Chúa Giêsu sẽ tỏ vinh quang và phẩm chức Con Thiên Chúa của Người như lời thánh Phalô trong thư Philipphê : "Đức Giêsu Kitô… vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn vàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu… muôn vật phải bái quỳ, và mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng : Đức Giêsu Kitô là Chúa"(Pl 2,6.8-9.10.11). Như thế, có thể kết luận, với việc tỏ vinh quang của mình trước các môn đệ, Chúa Giêsu muốn chuẩn bị cho các ông thông phần mầu nhiệp thập giá.

Cộng đoàn phụng vụ thân mến,

Người công giáo chúng ta, nhờ Bí tích Rửa tội được thông phần vào mầu nhiệm sống lại mà sự kiện biến hình tiên báo. Vì thế, ngay từ đời này chúng ta được mời gọi biến hình nên giống Chúa Giêsu qua việc bước theo Người trên con đường khổ giá để đạt tới vinh quang (x.Lc 24,26). Và đây là kinh nghiệm của Thánh Phaolô về quyền năng phi thường của Thiên Chúa thực hiện trên những ai tin và dấn thân cho Người, sẽ giúp chúng ta tin tưởng vui sống với hoàn cảnh hiện tại của mình : "Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp, hoang mang, nhưng không tuyệt vọng ; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi, bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt"(2 Cr 4,8-9).

Ước gì câu lời Chúa này : "Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Kitô, để sự sống của Đức Kitô Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi"(2 Cr 4,10), sẽ giúp mỗi người chúng ta thánh hoá bản thân, dự phần vào mầu nhiệm khổ nạn phục sinh của Chúa Giêsu ngõ hầu đạt tới vinh quang như Người, bằng việc cam chịu thử thách, đón nhận khổ đau, có thể do trái ý, bệnh tật, hay do sự xúc phạm của người khác, hoặc do cách xử sự bạc bẽo, bất công của người đời, và cả tang chế, thất bại trong cuộc sống về kinh tế cũng như đường tình… vv. Xin Chúa gìn giữ và nâng đỡ chúng ta. Amen.

Bài giảng Chúa Nhật II Mùa Chay (Văn Hương)

Chủ đề : Sự kiện Biến hình mời gọi các Kitô hữu thông phần vào mầu nhiệm vượt qua.

Luca : 9,28b-36.

----------------------------------------------------------------------------------------

Cộng đoàn phụng vụ thân mến,

Sự kiện Biến hình mà chúng ta vừa nghe Thánh Luca thuật lại, xảy ra sau khi Phêrô thay mặt nhóm 12 tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa (x. Lc 9,18-21). Qua đó cho thấy Chúa Giêsu chính là Đấng Massia được Chúa Cha sai đến để thực hiện và hoàn thành "tất cả những gì sách Luật Môisê, các sách Tiên Tri, và các Thánh Vịnh đã chép" (Lc 24,44), đồng thời mời gọi chúng ta nếu muốn thông phần vinh quang với Chúa Giêsu, thì hãy cùng Người vượt qua con đường khổ giá.

Chúa Giêsu chọn Phêrô, Gioan, Giacôbê - những người sau này sẽ chứng kiến cơn hấp hối của Người trong vườn Giếtsêmani - làm nhân chứng cho sự kiện Biến hình. Và với cảnh tượng của cuộc hiển dung nhắc chúng ta nhớ đến những lần Giavê - Thiên Chúa tỏ hiện với Môisê và Êlia trên núi của Người. Sách Xuất hành cho chúng ta biết : "Bấy giờ mây bao phủ núi. Vinh quang của Đức Chúa ngự trên núi Sinai và mây bao phủ núi sáu ngày. Đến ngày thứ bảy, từ giữa đám mây Người gọi ông Môisê. Vinh quang Đức Chúa xuất hiện trên đỉnh núi trông giống như ngọn lửa thiêu, trước mắt con cái Israel. Ông Môisê vào giữa đám mây và đi lên núi"(Xh 24,16-18). Và sách các vua quyển thứ nhất khi thuật lại cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và ông Êlia trên núi Khorép - một tên khác của núi Sinai - thì nói Đức Chúa tự mặc khải trong làn gió nhẹ (x. 1 V 19,8-18). Như thế, khi nhìn vào cuộc biến hình của Chúa Giêsu trên núi Tabor, chúng ta dễ dàng nhận thấy : Thiên Chúa không chỉ hiện diện qua lời phán dạy giữa đám mây và ngọn lửa (x. Đnl 5,2-5) hay trong làn gió hiu hiu nhưng còn có sự có mặt của Môisê - nhà thiết lập luật ; và Êlia - Một tiên tri lớn của Israel. Chính điều này cùng với Lời phán từ đám mây : "Đây là con Ta yêu đấu, các ngươi hãy nghe lời Người"(Lc 9,35) là mặc khải cho chúng ta về một Luật Mới sẽ thay thế cho Luật Cũ. Đồng thời xác định sứ mệnh và thiên tính của Chúa Giêsu, Đấng mà Cựu ước đã loan báo, và chuẩn bị cho dân đón nhận. Người là tử hệ thần linh của Thiên Chúa như lời Kinh thánh chép : "Tân Vương lên tiếng : Tôi xin đọc sắc phong của Chúa, Người phán bảo tôi rằng : 'Con là con của Cha', ngày hôm nay Cha đã sinh ra con"(Tv 2,7). Người cũng là tôi tớ trung tín của Thiên Chúa, là kẻ được chọn mà Isaia đã tuyên sấm : "Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và hết lòng quý mến, Ta cho thần khí Ta ngự trên người ; người sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân"(Is 42,1). Và điều mà sách Đệ Nhị Luật và Giosua nói đến : "Từ giữa anh (em), trong số các anh (em) của anh (em), Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em), sẽ cho xuất hiện một tiên tri như tôi (Môisê) để giúp anh (em) ; anh (em) hãy nghe vị ấy"(Đnl 18,15 ; x. Gio 1,17tt) được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu, Người là Môisê mới. Như năm xưa, Môisê đã đưa dân Israel ra khỏi cảnh nô lệ bên Aicập bằng cuộc vượt qua biển đỏ để vào đất hứa, thì Chúa Giêsu cũng sẽ đưa con người thoát khỏi sự nô lệ tội lỗi, để vào nước trời bằng cuộc vượt qua của Người. Đây là cơ sở để nói rằng sự kiện biến hình không chỉ xác nhận lời tuyên tín của Phêrô ở Cêsarê cũng như khẳng định lời Chúa Giêsu là luật mới, Người là Đấng hoàn tất Thánh Kinh bằng cái chết và sự sống lại, nhưng còn tiên báo và hình dung biến cố vượt qua, một biến cố mà nhờ con đường khổ giá Chúa Giêsu sẽ tỏ vinh quang và phẩm chức Con Thiên Chúa của Người như lời thánh Phalô trong thư Philipphê : "Đức Giêsu Kitô… vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn vàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu… muôn vật phải bái quỳ, và mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng : Đức Giêsu Kitô là Chúa"(Pl 2,6.8-9.10.11). Như thế, có thể kết luận, với việc tỏ vinh quang của mình trước các môn đệ, Chúa Giêsu muốn chuẩn bị cho các ông thông phần mầu nhiệp thập giá.

Cộng đoàn phụng vụ thân mến,

Người công giáo chúng ta, nhờ Bí tích Rửa tội được thông phần vào mầu nhiệm sống lại mà sự kiện biến hình tiên báo. Vì thế, ngay từ đời này chúng ta được mời gọi biến hình nên giống Chúa Giêsu qua việc bước theo Người trên con đường khổ giá để đạt tới vinh quang (x.Lc 24,26). Và đây là kinh nghiệm của Thánh Phaolô về quyền năng phi thường của Thiên Chúa thực hiện trên những ai tin và dấn thân cho Người, sẽ giúp chúng ta tin tưởng vui sống với hoàn cảnh hiện tại của mình : "Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp, hoang mang, nhưng không tuyệt vọng ; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi, bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt"(2 Cr 4,8-9).

Ước gì câu lời Chúa này : "Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Kitô, để sự sống của Đức Kitô Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi"(2 Cr 4,10), sẽ giúp mỗi người chúng ta thánh hoá bản thân, dự phần vào mầu nhiệm khổ nạn phục sinh của Chúa Giêsu ngõ hầu đạt tới vinh quang như Người, bằng việc cam chịu thử thách, đón nhận khổ đau, có thể do trái ý, bệnh tật, hay do sự xúc phạm của người khác, hoặc do cách xử sự bạc bẽo, bất công của người đời, và cả tang chế, thất bại trong cuộc sống về kinh tế cũng như đường tình… vv. Xin Chúa gìn giữ và nâng đỡ chúng ta. Amen.

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010

Bài giảng Chúa Nhậ 4 Thường Niên C (Văn Hương)

Chủ đề : Nguyên nhân khước từ Thiên Chúa.

Luca : 4,21-30.

--------------------------------------------------------------------------------------------

Cộng đoàn phụng vụ thân mến,

Chúng ta vừa nghe thánh Luca thuật lại thái độ của dân Nazareth đối với Chúa Giêsu. Và qua đó, giải thích tại sao họ không tin Ngài, đồng thời mời gọi chúng ta thể hiện sự vâng phục đón nhận mặc khải của Thiên Chúa trong khiêm tốn và quảng đại.

Có thể nói, những thành công Chúa Giêsu đạt được trong những ngày đầu rao giảng ở Capharnaum mang một ý nghĩa quan trọng khi trở về Nazareth, và dĩ nhiên, những người đồng hương cũng cảm thấy hãnh diện về Ngài, nhưng là với thiên hạ, còn Chúa Giêsu, trong mắt họ chỉ là một kẻ bình thường : “Người này không phải là con ông Giuse sao ?” (Lc 4,22b). Do đó, dân Nazareth tuy thán phục về những lời từ miệng Chúa Giêsu thốt ra (x.Lc 4,22), nhưng không chấp nhận Ngài làm thầy dạy chân lý hay Lời Chúa, vì họ cho rằng đã biết rõ Chúa Giêsu. Điều này cho thấy xu hướng chung của con người thường ganh tỵ, không muốn ai hơn mình. Đây là biểu hiện phản ánh sự kiêu ngạo mà “Đức Chúa, người phàm đều chê ghét”(Hc 10,7a). Và, Kinh Thánh cho chúng ta thấy rất nhiều những hậu quả của nó… nhưng trầm trọng hơn hết là kẻ kiêu ngạo gạt bỏ mọi lệ thuộc, tự cho mình ngang hàng với Thiên Chúa - Tổ tông loài người sa ngã vì muốn nên như lời con rắn : “Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác”(St 3,5) - Chính vì thế, sách Châm ngôn nói : “kẻ nhạo báng không thích bị khiển trách, cũng chẳng chịu đến với người khôn”(Cn 5,12), cho nên không thể tìm thấy nơi nó sự khiêm hạ như lời sách Huấn ca : “Đối với kẻ kiêu ngạo thì thấp hèn là điều ghê tởm”(Hc 13,20a). Do đó, không có gì ngạc nhiên khi “Phường kiêu ngạo nặng lời chế giễu”(Tv 119,51) những người được Thiên Chúa sai đến giáo huấn, cũng như lời hứa của Người mà thánh Phêrô nói đến trong thư thứ hai của ngài như sau : “Trong những ngày sau hết, sẽ xuất hiện những kẻ nhạo báng chê cười, sống theo những đam mê riêng của họ. Họ nói : đâu rồi lời Người hứa sẽ quang lâm ? Vì từ ngày các bậc cha ông an nghỉ, mọi sự vẫn y nguyên như khi trời đất mới được tạo thành”(2Pr 3,3-4). Bởi vậy, không có gì lạ khi Thánh Kinh cho biết kẻ kiêu ngạo phạm tội một cách sống sượng (x.Ds 15,30tt), và bằng chứng cụ thể được tìm thấy trong Tin mừng hôm nay : Khi Chúa Giêsu trưng dẫn những tích sự trong Cựu ước để nói cho dân Nazareth biết : mọi người đều được hưởng ơn lộc của Thiên Chúa, chứ không dành riêng cho Israel như suy nghĩ ích kỷ hạn hẹp của họ, thì họ nổi giận, lôi Chúa Giêsu ra khỏi thành, kéo Ngài lên một đỉnh núi, để xô Ngài xuống vực (x.Lc 4,28-30), chẳng khác gì lời Thánh vịnh 73 câu 6 đến câu 9 : “chúng lấy vẻ kiêu căng làm vòng đeo cổ, lấy thói bạo tàn làm áo che thân. Xác đầy mỡ tiết ra toàn gian ác, và tâm địa chan chứa những mưu mô. Chúng chế diễu, buông lời thâm độc, lại kiêu căng bàn chuyện ức hiếp người ; miệng chẳng từ xúc phạm trời cao, lưỡi tự do tung hoàng cõi dất”. Vì thế, Thiên Chúa ngăn đe và chế nhạo bọn người kiêu ngạo (x. Tv 119,21 ; Cn 3,34), và Chúa Giêsu khi khiển trách Pharisiêu cao ngạo, tham lam đã không ngần ngại khẳng định Thiên Chúa ghê tởm hạng người này (x. Lc 16,14-15), nên chúng sẽ bị trừng phạt như lời sấm của Isaia : “Người phàm tự kiêu sẽ cúi mặt nhìn xuống, con người ngạo nghễ rồi sẽ bị khuất phục… Vì Đức Chúa các đạo binh đã dành sẵn một ngày để trị tất cả những gì kiêu căng ngạo nghễ, trị tất cả những gì tự cao tự đại : chúng sẽ bị hạ xuống”(Is 2,11-12).

Cộng đoàn phụng vụ thân mến,

Dân Nazareth năm xưa khước từ, không tin nhận Chúa Giêsu vì họ tự phụ kiêu ngạo. Còn chúng ta hôm nay thì sao ? Chắc chắn chúng ta không dám đặt mình ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng không thể nói chúng ta khiêm tốn, tự hạ như Gioan tẩy giả : “Đức Kitô phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi” (x.Ga 3,30), nếu nơi chúng ta vẫn còn thể hiện những hình thức của sự kiêu ngạo như : theo sự giả hình của Pharisiêu cho mình là công chính và kinh khi tha nhân. Làm mọi sự cốt để người khác trông thấy, nhưng con tim, tâm hồn thì thối nát (x.Mt 23,5.25-28) hoặc như lời thánh Giacôbê khiển trách những người vênh váo phô bày sự xa hoa : “các ngươi lại tự phụ vì những chuyện khoác lác của mình” (Gc 4,16) và theo thánh Gioan thì đó là “Mọi sự trong thế gian : như dục vọng của xác thịt, dục vọng của đôi mắt và thói cậy mình có của” (1Ga 2,16). Do đó, thánh Phêrô nói không thể lãnh nhận ân sủng “vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường”(1Pr 5,5).

Xin cho lời Kinh thánh sau đây giúp mỗi người chúng ta không nên như người Nazareth thời Chúa Giêsu, nhưng biết đón nhận ân ban của Thiên Chúa, đồng thời quảng đại sống theo giáo huấn của Tin mừng : “Chẳng ai có thể nhận được gì mà không do trời ban”(Ga 3,28). Amen.

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2010

Bài giảng Chúa Nhậ 3 Thường niên (Văn Hương)

Chủ đề : Đức Kitô – Đấng được Thánh Thần xức dầu.

Luca : 1,1-4 ; 4,14-21.

------------------------------------------------------------------------------------------------

Cộng đoàn phụng vụ thân mến,

Nội dung chính của Trích đoạn Tin mừng chúng ta vừa nghe là những lời Chúa Giêsu nói về sứ mệnh của Ngài tại Hội đường ở Nazareth. Qua đó cho thấy, Chúa Giêsu là Massia mà các tiên tri loan báo và Israel đang mong đợi. Ngài là Đấng được Thánh Thần xức dầu để “rao giảng Tin mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn thống hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và khen thưởng”(Lc 4,18-19).

Theo tiếng Do thái và Aram thì chữ Massia hay chữ Kitô chuyển dịch từ Hy ngữ, đều có nghĩa “được xức dầu”. Cựu ước sử dụng chỉ những người được thánh hiến để thi hành chức vụ đại diện Giavê nơi dân Israel. Sách Samuel quyển thứ nhất và thứ hai ghi lại sự kiện Saul và Đavit được xức dầu tấn phong làm người lãnh đạo cơ nghiệp của Đức Chúa (x.1 Sm 9,26-10,1-8 ; x. 1 Sm 16,1-13 ; 2 Sm 2,1-4 ; 2 Sm 5,1-5). Việc này cũng được thực hiện với Salomon cũng như những người thuộc dòng dõi ông lên nắm quyền hành (x. 1 V 1,39 ; 2 V 11,12 ; 23,30). Và sách Thánh vịnh thì cho rằng Đấng Massia đế vương là nghĩa tử của Thiên Chúa : “Người phán bảo tôi rằng : Con là con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra con”(Tv 2,7 ; x. 2 Sm 7,14) cho nên “Chúa hằng ưu ái Đấng Người đã xức dầu tấn phong”(Tv 18,51), đồng thời bảo vệ và ban cho “một dòng dõi hùng cường” (x. Tv 132,17). Tuy nhiên, Kinh Thánh không dùng chữ Massia hay “được xức dầu” để chỉ riêng các bậc đế vương. Sách Các Vua quyển thứ nhất nói đến việc Thiên Chúa truyền cho ông Êlia xức dầu cho Êlisê làm tiên tri thay mình (x.1V 19,16), và cũng sách này, trong quyển thứ hai, cho thấy nghĩa rộng hiểu theo ẩn dụ của chữ Massia, qua sự kiện Êlia di chúc lại cho Êlisê hai phần thần khí (x. 2V 2,9). Vấn đề này được Isaia làm sáng tỏ, khi ông nhắc lại sứ mạng đã nhận được từ Thiên Chúa, ông nói : “Thần khí của Đức Chúa là Chúa thượng ngự trên tôi, vì Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi”(Is 60,1). Như thế, Thần khí được ban ai cho qua việc xức dầu là để họ thi hành một sứ mệnh nào đó theo ý Thiên Chúa. Cyrô được Thiên Chúa sai đến giải phóng Israel khỏi tay Babylon được gọi là Đấng được xức dầu của Giavê (x. Is 45,1), cũng vậy, các Tư tế được xức dầu để thực hiện công việc thiêng thánh trong đền thờ. Đây là lệnh của Thiên Chúa, được ghi trong sách Xuất hành ở phần chỉ thị về việc dựng nơi thánh và về các tư tế (x. Xh 25,1-31,1-18), mà Thánh vịnh diễn tả như sau : “như dầu quý đổ trên đầu, xuống râu xuống cổ áo chầu Aharon”(Tv 132,2). Tóm lại, từ những ý nghĩa của chữ Massia, chúng ta có thể kết luận : Sau khi Chúa Giêsu đọc xong trích đoạn lời Chúa trong sách Isaia, Ngài nói với dân chúng : “Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe”(Lc 4,41), là một mặc khải trọng đại mà thánh Tông đồ Phêrô khi giảng tại nhà ông Cornêliô đã xác quyết : “Đức Giêsu xuất thân từ Nazareth, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người”(Cv 10,38). Như thế, Chúa Giêsu là Vua, là tiên tri, là tư tế. Và những tước hiệu này được làm sáng tỏ dưới ánh sáng Phục sinh : Chúng ta thấy Chúa Giêsu xuất hiện như con vua Đavit (x. Mt 1,1 ; Lc 1,27 ; Rm 1,3 ; Cv 2,29t ; 13,23), được nhận lãnh ngôi báu của tổ phụ (Lc 1,35), và khi chu toàn sứ mệnh người tôi trung đau khổ của Giavê như một tiên tri bị bách hại, Ngài đã hoàn tất vương quyền Israel bằng việc thiết lập vương quốc Thiên Chúa trên trần gian. Qua cuộc khổ nạn thập giá, Chúa Giêsu được Thiên Chúa tôn xưng : “Muôn thuở, Con là Thượng tế theo phẩm trật Melkiseđek”(Dt 5,10), vì như lời kinh thánh chép : “Đức Giêsu không như các vị thượng tế khác : mỗi ngày họ phải dâng lễ tế hy sinh, trước là để đền tội của mình, sau là để đền thay cho dân ; phần Người, Người đã dâng chính mình và chỉ dâng một lần là đủ”(Dt 7,27). Và khi từ cõi chết sống lại, Chúa Giêsu được cất nhắc lên ngôi báu với vinh quang của vị hoàng đế vượt trên mọi thứ vinh quang nhân loại. Bởi đó, thánh Phaolô nói : “Khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng : Đức Giêsu Kitô là Chúa”(Pl 2,10-11).

Cộng đoàn phụng vụ thân mến,

Qua Bí tích Rửa tội, chúng ta được gọi là Kitô hữu, tức là người được xức dầu thánh hiến cho Thiên Chúa để làm công việc của Ngài như Chúa Giêsu Kitô. Như thế, chúng ta là những người được sai đi rao giảng Tin mừng cho muôn dân, được mời gọi sống như lời Chúa Giêsu phán : “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28), đồng thời biến đời mình nên của lễ dâng cho Thiên Chúa và thái độ tham dự thánh lễ của chúng ta sẽ cho thấy giá trị của lễ chúng ta dâng.

Xin Chúa giúp chúng ta sống xứng đáng với danh Kitô Hữu. Amen.

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2010

Bài giảng: Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa (Văn Hương)

Chủ đề : Bước xuống nước với Chúa Giêsu để bước lên với Người.

Luca : 1,15-16. 21-22.

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Cộng đoàn phụng vụ thân mến,

Chúa Giêsu là Đấng Mêssia của Israel, là Con Thiên Chúa. Đây là điều thánh Luca muốn chúng ta nhận biết khi ngài thuật lại những sự việc xẩy ra trước và sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, mà trọng tâm là cuộc thần hiện : Chúa Giêsu đang cầu nguyện, thì trời mở ra, Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình chim bồ câu và có tiếng từ trời phán : "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha".

Qua Cựu ước chúng ta thấy có hai đường hướng tiên tri khi loan báo ơn cứu độ, sự giải thoát của Thiên Chúa : Một bên căn cứ vào sự mong đợi Đấng Mêssia, còn bên kia nói đến một Thần Khí mới. Và trích đoạn lời Chúa chúng ta vừa nghe khẳng định Chúa Giêsu là người thực hiện những lời tiên báo này. Khi chịu phép rửa của Gioan tẩy giả tại sông Giođan, Chúa Giêsu tự đặt mình vào hàng ngũ tội nhân, tức là Chúa Giêsu chấp nhận và khởi đầu sứ mạng làm người tôi trung của Giavê mà Isaia đã phác hoạ qua bốn bài ca (x. Is 42,1-9 ; 49,1-7 ; 50,2-11 ; 52,13-15). Những bài ca này báo trước ý nghĩa cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu và cách Người đổ tràn đầy Thần Khí cho muôn người được sống. Không phải từ bên ngoài, nhưng bằng cách mà thánh Phaolô nói trong thư gửi Philipphê : "Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì, địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế"(Pl 2,6-7). Nghĩa là Chúa Giêsu mang lấy cái chết của chúng ta để thông truyền cho chúng ta Thánh Thần ban sự sống. Như thế, cuộc thần hiện không chỉ là một mặc khải, khẳng định thiên tính của Chúa Giêsu, nhưng còn cho thấy sự vâng phục thánh ý Chúa Cha của Chúa Giêsu. Người bằng lòng chịu phép rửa bằng máu để nhân loại được tha thứ tội lỗi. Chính vì thế, Thánh Thần ngự xuống trên Người và Chúa Cha bày tỏ sự hài lòng. Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo số 536 nói lên ý nghĩa của biến cố này như sau : "Chúa Giêsu sẽ là nguồn mạch Thánh Thần cho toàn thể nhân loại. Lúc Người chịu phép rửa, các tầng trời mà tội Ađam đóng lại, nay được mở ra (Mt 3,16), và dòng nước được thánh hoá do việc của Đức Giêsu và Thánh Thần ngự xuống báo hiệu cuộc sáng tạo mới". Thiết nghĩ, chúng ta – những người nhờ Bí tích Thánh tẩy – được nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu, Đấng đã tiền dự cái chết và sự phục sinh của mình ngay trong phép rửa. Do đó, Giáo hội mời gọi chúng ta "cũng phải dấn thân vào mầu nhiện tự hạ và hoán cải này, bước xuống nước với Chúa Giêsu để bước lên với Người" (GLHTCG s.537) ngõ hầu nên như lời Kinh Thánh chép : "Vì được dìm vào trong cái chết của Chúa Giêsu (bv. Người), chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới"(Rm 6,4), mà nguyên lý của đời sống này được trình bày trong thư Côlôsê ở chương ba : Kết hợp với Đức Kitô Phục sinh bằng đời sống tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa, chứ không chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. Và thư Êphêsô đưa ra những lời khuyên giúp chúng ta chu toàn đời sống mới trong Đức Kitô như sau : "Anh em hãy nói sự thật với người lân cận, vì chúng ta là phần thân thể của nhau. Anh em nổi nóng ư ? đừng phạm tội : chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn. Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng. Ai quen trộm cắp, đừng trộm cắp nữa, trái lại hãy chịu khó dùng đôi tay của mình mà làm ăn lương thiện để có gì chia sẻ với người túng thiếu. Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe… Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, móng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô… hãy sống trong tình bác ái, như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta… Chuyện gian dâm, mọi thứ ô uế hay tham lam, thì dù nói đến anh em cũng phải tránh, như thế mới xứng đáng là những người trong dân thánh. Đừng nói lời thô tục, nhảm nhí, cợt nhả : đó là những điều không nên ; trái lại phải tạ ơn Thiên Chúa thì hơn… Chớ say sưa rượu chè, vì rượu chè đưa tới truỵ lạc, nhưng hãy thấm nhuần Thần Khí…trong mọi hoàn cảnh hãy nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha"(Ep 4,25-29.31-5,2.3-4.18.20)

Cộng đoàn phụng vụ thân mến,

Mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, chúng ta xin Chúa cho mỗi người chúng ta có tinh thần như Gioan và Giacôbê năm xưa, sẵn sàng "thưa được" trước câu hỏi của Chúa Giêsu : "Các con có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không ?"(Mc 10,38). Tức là thông phần vào cuộc khổ nạn phục sinh của Chúa Giêsu bằng đời sống theo giáo huấn của Tin mừng. Amen.

Văn Hương

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2010

Giuse Nguyễn Thanh Kiều đi làm chánh xứ

Ngày 15 tháng 1 năm 2010 sắp tới, anh Giuse Nguyễn Thanh Kiều sẽ đi làm chánh xứ giáo xứ Suối Tre, hạt Xuân Lộc và kiêm quản nhiệm giáo xứ Cáp Rang. xin anh em hiệp ý cầu nguyện cho anh Kiều trong sứ vụ mới sắp tới.

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2010

Bài giảng Chúa nhật Lễ Hiển Linh (Văn Hương)

Chủ đề : Đức Kitô : cùng đích của con người.

Matthêu : 2,1-12.

--------------------------------------------------------------------------------------------

Cộng đoàn phụng vụ thân mến,

Nhờ ánh sáng của ngôi sao xuất hiện ở Phương Đông, các đạo sĩ đã lên đường tìm kiếm Chúa Giêsu Hài Đồng, và họ được phúc gặp Người, chính là nội dung của trích đoạn Tin mừng chúng ta vừa nghe. Và qua đó cho thấy tất cả mọi dân tộc dù ở bất cứ đâu cũng sẽ được dẫn đến với Đấng chiếu tỏa vinh quang Thiên Chúa.

Trong thông điệp Giáng sinh Urbi et Orbi, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nói : “Thánh Kinh và Phụng Vụ không đề cập đến ánh sáng tự nhiên, nhưng là một thứ ánh sáng khác cách nào đó đã nhắm tới và tập chú trên «chúng ta», chính vì cái «chúng ta» đó mà Hài nhi Giêsu đã sinh ra”. Theo trình thuật Giáng sinh của Thánh Luca, thì ánh sáng mà chúng ta đang nói đến dường như còn xa lạ với con người, chỉ có Đức Maria, Thánh Giuse và một vài mục đồng chiêm ngưỡng, ví như một ngọn lửa thắp lên giữa đêm đen, và được Thánh sử Gioan trình bày ở lời tựa trong Tin mừng của ngài như sau : “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng… Ngôi lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người”(Ga 1,5.9). Từ trong hang đá, ánh sáng đích thực bừng lên đơn sơ và kín nhiệm, “đúng theo cách thức Thiên Chúa hành động trong lịch sử cứu độ. Chúa thường thắp lên những ngọn đèn leo lét, để rồi chiếu tỏa rộng rãi”(TĐGS). Bằng chứng là các Đạo Sĩ Phương Đông đã nhìn thấy và tiếp nhận ánh sáng này, họ trở nên biểu tượng cho tính phổ quát của ơn cứu độ. Như thế, có thể nói, ánh sáng của Chúa Kitô vượt khỏi hang đá Bethlem lan tới mọi nơi, soi sáng trên mặt đất cũng như chốn trời cao, đồng thời đi vào tâm hồn con người, truyền tải thông điệp : “Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống”(Ga 8,12). Và câu lời Chúa sau đây : “Ngôi sao họ xem thấy ở Đông phương, lại đi trước họ, mãi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ hài nhi ở”(Mt 2, 9), cách nào đó cho thấy lời thánh vịnh 85, câu 11-12 thể hiện nơi Đức Kitô : “Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hòa bình công lý đã giao duyên. Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp, công lý nhìn xuống tự trời cao”. Như thế, Đức Kitô chính là điểm đến, là trọng tâm - cùng đích đời sống hiện tại cũng như mai hậu của chúng ta. Nhờ Người, chúng ta có khả năng đáp lại những đòi hỏi của Thiên Chúa để được ơn làm nghĩa tử, được gọi Thiên Chúa là “Abba, Cha ơi” (x.Gl 4,4-6). Và qua Người, chúng ta được thuộc vào hàng ngũ những kẻ thừa kế theo lời hứa (x. Gl 3,29), lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác (x.Ga 1,16). Chính vì thế, Sách Gương Chúa Giêsu nói : “Không có Chúa Giêsu, đời có làm được gì cho ta ? Sống mà không có Chúa Giêsu là tất cả một hỏa ngục thê thảm. Ở với Chúa Giêsu là một thiên đàng êm thú. Có Chúa Giêsu ở với, không thù nào có thể làm nổi loạn. Được Chúa Giêsu là được kho tàng vô giá, hay đúng hơn, một báu vật thắng vượt mọi báu vật. Mất Chúa Giêsu là mất tất cả, mất nhiều hơn mất trót vũ trụ. Sống mà không có Chúa Giêsu, không còn thứ nghèo nào bằng. Được sống với Chúa Giêsu không phú quý nào sánh kịp”(Sđd tr.110). Ước gì mỗi người chúng ta nên như các đạo sĩ trong bài Tin mừng, biết tiếp nhận ánh sáng Chúa Kitô để trở nên nguồn sáng, là người có Chúa Giêsu. Vì như lời Đức Thánh Cha đương nhiệm : “Thiên Chúa vẫn thắp lên những ngọn lửa giữa đêm tối của thế giới khi kêu gọi những người nam nữ hãy nhận biết nơi Đức Giêsu «dấu chỉ» của sự hiện diện cứu độ và giải thoát” (TĐGS), để gia nhập vào đoàn người mà tiên tri Isaia đã loan báo : “Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng” (Is 60,3a).

Cộng đoàn phụng vụ thân mến,

Mừng lễ Chúa Hiển Linh hôm nay, chúng ta xác tín lại một lần nữa, chúng ta là con cái sự sáng vì thuộc về Chúa Kitô. Bởi đó, chúng ta phải bước đi trong ánh sáng để được hiệp thông với Thiên Chúa Đấng là ánh sáng (1Ga 1,5tt). Và mối tương quan này được biểu lộ qua những hoa trái của ánh sáng, đó là những việc tốt lành, công chính và chân thật mà chúng ta sống cũng như làm cho tha nhân.

Xin Chúa Giúp mỗi người chúng ta, những người tiếp nhận ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa Kitô biết sống theo thánh ý Thiên Chúa như các đạo sĩ năm xưa, khi được báo mộng, họ đã không trở lại với Hêrôđê bạo chúa, nhưng đã qua lối khác mà về quê hương xứ sở. Tức là từ bỏ, không cộng tác với những gì chống lại sự thật, hủy diệt tình yêu. Được như thế, chúng ta sẽ trở nên chứng nhân của sự ánh sáng, và qua đó, người khác sẽ nhận biết Chúa Giêsu chính là cùng đích của hành trình dương thế nơi con người. Amen.

Bộ sưu tập hình hang đá máng cỏ

Liên kết các Blog

  • - CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN – B KÍNH TRỌNG THỂ ĐỨC MẸ MÂN CÔI Is 61,9-11; Gl 4,4-7; Lc 1,26-38 CHỦ ĐỀ: MARIA, NGƯỜI NỮ ĐỨC TIN SỨ ĐIỆP: Siêng năng lần hạt; ca...

Album CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ

Album SAO CON KHÔNG CÓ LỜI RU

Lượt xem:

Web Page Traffic Counter

Powered By Blogger