LỜI NÓI ĐI ĐÔI VỚI VIỆC LÀM
Vợ thầy Tăng Tử đi chợ. Con khóc, đòi đi theo. Mẹ bảo:
- Con ở nhà rồi mẹ về làm thịt lợn cho con ăn!
Lúc vợ về, thầy Tăng Tử đi bắt lợn làm thịt. Vợ nói:
- Tôi nói đùa nó đấy mà!
Thầy Tăng Tử bảo “
- Nói đùa thế nào? Đừng khinh trẻ thơ không biết gì. Cha mẹ làm gì nó thường hay bắt chước. Nay mình nói dối nó, chẳng là mình dạy nó nói dối ư?
Tăng Tử nói xong làm thịt lợn cho con ăn.
Chỉ vì một lời hứa bông đùa của người vợ, mà thày Tăng Tử phải quyết định làm thịt lợn cho con ăn.
Người có nhân cách là thế đó! Lời nói phải đi đôi với việc làm. Nói mà không làm, đó là một lời nói vô giá trị.
Trong đời sống, chúng ta gặp không ít những người nói rất hay, nói nhiều, nhưng làm chẳng bao nhiêu. Nhưng trái lại có những người nói không hay, có khi không nói gì cả, nhưng lại làm rất nhiều. Nhất thời, chúng ta có thể thích những người nói hay. Nhưng sống càng lâu, chúng ta càng yêu mến, càng thích những người nói ít làm nhiều. Trong đời sống thiêng liêng cũng thế. Chúa yêu chuộng những người làm việc hơn là những người chỉ biết nói suông.
Hôm nay Chúa Giêsu kể dụ ngôn về một người cha có 2 đứa con trai. Ông sai chúng đi làm vườn nho. Người con thứ nhất từ chối, về sau hối hận lại đi làm; Người con thứ hai nhận lời, nhưng sau lại không đi làm. Chúa Giêsu muốn ám chỉ các thượng tế và luật sĩ là người con thứ hai. Họ cho mình là chu toàn lề luật, đạo đức hơn người, nhưng thực ra họ chỉ nói mà không làm. Họ bắt kẻ khác tuân giữ luật lệ nhưng chính họ lại tránh né. Họ chất lên vai dân chúng gánh nặng mà chính họ cũng không thể mang nổi. Tệ hơn nữa, họ đã tự mãn đến độ không tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Thiên Chúa sai đến.
Trái lại, người con thứ nhất được ví như các người thu thuế và những cô gái điếm. Họ là những người tội lỗi công khai, bị loại ra khỏi hội đường và bị gạt ra bên lề xã hội. Nhưng họ đã nghe lời Chúa, thành tâm sám hối và tin vào Chúa Giêsu là Đấng cứu thế, nên họ xứng đáng được vào nước trời như lời Chúa nói với các nhà lãnh đạo Do thái giáo : “Tôi bảo thật các ông; những người thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông”.
Như thế Nước Thiên Chúa thuộc về những ai có niềm tin. Tin vào Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, là Đấng được Chúa Cha sai đến. Niềm tin ấy chỉ có ý nghĩa và giá trị khi nó được thể hiện bằng việc làm cụ thể. Thánh Giacôbê khẳng định :”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. Đức tin không chỉ được tuyên xưng ngoài miệng, nhưng còn phải được minh chứng bằng việc làm. Vì những việc làm cụ thể có sức thuyết phục hơn những lời nói suông. Những công trình trước mắt có giá trị hơn những dự án treo.
Chúa Giêsu không bao giờ nói suông, Người luôn thực hiện trước những điều Người rao giảng. Người dạy các môn đệ và dạy mỗi người chúng ta hãy tránh xa thói giả hình của các luật sĩ và biệt phái, vì “họ nói mà không làm”. Người đã từng tuyên bố: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc”. Chúa Giêsu luôn làm theo thánh ý Cha, và Người mời gọi chúng ta cũng hãy làm như vậy : “Không phải mọi kẻ nói với Thầy : Lạy Chúa, lạy Chúa, là được vào Nước Trời, nhưng kẻ làm theo ý Cha Thầy trên trời, kẻ ấy mới được vào mà thôi”.
BÀI ĐĂNG MỚI
-
▼
2011
(32)
-
▼
tháng 9
(7)
- Bài giảng Chúa Nhật XXVI Thường Niên năm A (Joskieu)
- Bài giảng Chúa Nhật XXV Thường Niên năm A (Joskieu)
- Bài giảng Chúa nhật XXIV thường niên A (Van Huong)
- Bài giảng Chúa Nhật XXIV Thường Niên năm A (Joskieu)
- Chương trình họp lớp tại Mỹ Tho
- Bài giảng Chúa nhật XXIII thường niên A (Van Huong)
- Bài giảng Chúa nhật XXIII thường niên A (Joskieu)
-
▼
tháng 9
(7)
Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011
Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011
Bài giảng Chúa Nhật XXV Thường Niên năm A (Joskieu)
LÒNG QUẢNG ĐẠI CỦA THIÊN CHÚA
Chuyện xảy ra vào thế kỷ thứ 16 tại Ấn Độ. Trong triều đình có hai vị sĩ quan nổi tiếng vì những đam mê của mình. Một người thì ganh tị, một người thì tham lam.
Ngày kia, nhà vua có sáng kiến rất độc đáo để sửa lỗi cho 2 vị sĩ quan này. Vua cho gọi hai viên sĩ quan vào giữa triều đình, loan báo sẽ thưởng công cho họ vì đã phục vụ trong nhiều năm qua. Họ có thể xin gì tùy thích, nhưng người đầu tiên mở miệng xin chỉ được những gì mình muốn, còn người thứ hai sẽ được gấp đôi.
Nhiều phút trôi qua, không ai mở miệng nói trước. Người tham lam nghĩ trong lòng : nếu tôi nói trước, tôi sẽ được ít hơn người kia. Còn người ganh tị lý luận: Thà tôi không được gì còn hơn mở miệng nói trước để tên kia được gấp đôi. Vì thế, không ai muốn lên tiếng trước.
Cuối cùng, vua yêu cầu người ganh tị nói trước. Người này lại nghĩ: thà không được gì còn hơn để tên tham lam được gấp đôi. Hắn liền tuyên bố: “Tôi xin được chặt đứt một cánh tay…”. Hắn cảm thấy sung sướng với ý nghĩ là người tham lam sẽ bị chặt hai cánh tay.
Người ghen tị thà chịu mất một cánh tay còn hơn nhìn thấy người kia được của cải gấp đôi mình. Người ghen tị trước khi tiêu diệt kẻ khác, họ đã tự hủy diệt chính mình.
Nghe bài Tin mừng hôm nay, chắc chắn chúng ta cũng có chung một suy nghĩ như những người thợ làm vườn nho cho ông chủ là : Ông chủ không công bằng khi đối xử với những người chỉ làm một giờ ngang bằng với những người làm việc vất vả suốt cả ngày. Trước lời phàn nàn của những người thợ làm vườn nho, Chúa Giêsu đã nói lên quan điểm của Người : Chúa hoàn toàn tự do làm theo lòng quảng đại của mình, và khi làm như thế, Chúa không làm thiệt hại cho ai cả : “Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu?”. Thiên Chúa là Đấng công bằng vô cùng, chỉ có con người mới đối xử bất công với nhau vì ghen tị và thiếu lòng nhân từ.
Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn để nhắc cho những người Do thái cũng như cho mỗi người chúng ta hôm nay, chúng ta đừng so đo, phân bì với người tội lỗi hay người ngoại giáo được ơn trở lại và thừa hưởng Nước Trời, bởi vì Nước Trời là phần thưởng nhưng không do lòng quảng đại của Chúa, chứ không do lòng đạo đức hay công trạng của con người. Thiên Chúa đối xử tốt với mọi người. Ngài muốn cho mọi người được ơn cứu độ chỉ vì Ngài yêu thương con người. Còn chúng ta thì dễ bị cám dỗ, ghen tị, ích kỷ, muốn giới hạn hành động yêu thương của Thiên Chúa.
Chúng ta hãy xét xem mình đã có thái độ nào đối với người khác, nhất là khi thấy họ có được những may mắn, thuận lợi hơn chúng ta? Chẳng hạn như khi thấy một người ngoại giáo sắp chết mà được Rửa tội, chúng ta thấy họ thật may mắn vì được Chúa đón nhận vào thiên đàng vào giờ phút cuối (giờ 11 hay phút 89!) mà không cần biết cuộc đời họ trước đó như thế nào. Chúng ta cũng sẽ nghĩ rằng : Mình giữ đạo từ bé mà cuối cùng chẳng hơn gì họ! Thánh Phaolô đã nói : “Làm bởi công sức của chúng ta, nhưng chính Chúa mới ban ơn”. Chúa luôn cư xử với mọi người bằng tình thương, tất cả vì lợi ích của chúng ta. Xin cho chúng ta nhận ra tình thương của Chúa để chúng ta cũng biết bao dung, quảng đại với mọi người.
Đọc lại dụ ngôn : giá như ông chủ trả cho người làm một giờ ít tiền hơn, thì chắc không có chuyện gì xảy ra. Trong câu chuyện, chúng ta thấy ông chủ không có xử bất công, vì ông đã thỏa thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền. Ông cũng trả một quan tiền cho người mới làm một giờ, là vì lòng tốt của ông và ông có quyền làm như vậy!
Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nhìn sâu vào cõi lòng của Thiên Chúa. Ngài không chỉ là Thiên Chúa công bình, mà còn là một người Cha đầy yêu thương. Ngài đã không hành xử theo luật lệ của loài người, nhưng lại dựa trên tiêu chuẩn của tình yêu. Chỉ khi nào chúng ta nhận ra Ngài là Thiên Chúa tình yêu; chỉ khi nào chúng ta cảm nhận được lòng tốt của Thiên Chúa nơi bản thân mình, chúng ta mới không còn ghen tị với anh em.
Chúng ta hãy nhớ đến muôn ngàn phúc lộc Chúa đã ban cho chúng ta, chúng ta hãy nhìn xem bao niềm đau nỗi khổ của anh em, chúng ta sẽ không còn lý do nào để mà ghen tị. Chính vì không cảm nghiệm được Thiên Chúa yêu thương, không nhận ra hồng ân của Chúa trong cuộc đời mình, mà Cain đã ghen tị và giết chết Aben, người anh cả ghen tị với đứa em hoang đàng, không muốn đón nhận người em sám hối trở về, người làm từ sáng sớm ghen tị với kẻ làm giờ thứ 11.
Lời Chúa nói : “Những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót”. Nước Trời là phần thưởng nhưng không của Thiên Chúa, hoàn toàn do lòng quảng đại yêu thương của Người, chứ không do công trạng của chúng ta. Thiên Chúa ban ơn cho con người chỉ vì lòng yêu thương của Ngài mà thôi.
Mỗi người chúng ta hãy sống thật với cuộc sống hiện tại của mình, bằng lòng với những gì mình đang có, và hãy để người khác sống thật như chính họ, để Chúa không lầm chúng ta với kẻ khác vì ơn Chúa ban đủ cho mỗi người chúng ta. Amen.
Chuyện xảy ra vào thế kỷ thứ 16 tại Ấn Độ. Trong triều đình có hai vị sĩ quan nổi tiếng vì những đam mê của mình. Một người thì ganh tị, một người thì tham lam.
Ngày kia, nhà vua có sáng kiến rất độc đáo để sửa lỗi cho 2 vị sĩ quan này. Vua cho gọi hai viên sĩ quan vào giữa triều đình, loan báo sẽ thưởng công cho họ vì đã phục vụ trong nhiều năm qua. Họ có thể xin gì tùy thích, nhưng người đầu tiên mở miệng xin chỉ được những gì mình muốn, còn người thứ hai sẽ được gấp đôi.
Nhiều phút trôi qua, không ai mở miệng nói trước. Người tham lam nghĩ trong lòng : nếu tôi nói trước, tôi sẽ được ít hơn người kia. Còn người ganh tị lý luận: Thà tôi không được gì còn hơn mở miệng nói trước để tên kia được gấp đôi. Vì thế, không ai muốn lên tiếng trước.
Cuối cùng, vua yêu cầu người ganh tị nói trước. Người này lại nghĩ: thà không được gì còn hơn để tên tham lam được gấp đôi. Hắn liền tuyên bố: “Tôi xin được chặt đứt một cánh tay…”. Hắn cảm thấy sung sướng với ý nghĩ là người tham lam sẽ bị chặt hai cánh tay.
Người ghen tị thà chịu mất một cánh tay còn hơn nhìn thấy người kia được của cải gấp đôi mình. Người ghen tị trước khi tiêu diệt kẻ khác, họ đã tự hủy diệt chính mình.
Nghe bài Tin mừng hôm nay, chắc chắn chúng ta cũng có chung một suy nghĩ như những người thợ làm vườn nho cho ông chủ là : Ông chủ không công bằng khi đối xử với những người chỉ làm một giờ ngang bằng với những người làm việc vất vả suốt cả ngày. Trước lời phàn nàn của những người thợ làm vườn nho, Chúa Giêsu đã nói lên quan điểm của Người : Chúa hoàn toàn tự do làm theo lòng quảng đại của mình, và khi làm như thế, Chúa không làm thiệt hại cho ai cả : “Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu?”. Thiên Chúa là Đấng công bằng vô cùng, chỉ có con người mới đối xử bất công với nhau vì ghen tị và thiếu lòng nhân từ.
Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn để nhắc cho những người Do thái cũng như cho mỗi người chúng ta hôm nay, chúng ta đừng so đo, phân bì với người tội lỗi hay người ngoại giáo được ơn trở lại và thừa hưởng Nước Trời, bởi vì Nước Trời là phần thưởng nhưng không do lòng quảng đại của Chúa, chứ không do lòng đạo đức hay công trạng của con người. Thiên Chúa đối xử tốt với mọi người. Ngài muốn cho mọi người được ơn cứu độ chỉ vì Ngài yêu thương con người. Còn chúng ta thì dễ bị cám dỗ, ghen tị, ích kỷ, muốn giới hạn hành động yêu thương của Thiên Chúa.
Chúng ta hãy xét xem mình đã có thái độ nào đối với người khác, nhất là khi thấy họ có được những may mắn, thuận lợi hơn chúng ta? Chẳng hạn như khi thấy một người ngoại giáo sắp chết mà được Rửa tội, chúng ta thấy họ thật may mắn vì được Chúa đón nhận vào thiên đàng vào giờ phút cuối (giờ 11 hay phút 89!) mà không cần biết cuộc đời họ trước đó như thế nào. Chúng ta cũng sẽ nghĩ rằng : Mình giữ đạo từ bé mà cuối cùng chẳng hơn gì họ! Thánh Phaolô đã nói : “Làm bởi công sức của chúng ta, nhưng chính Chúa mới ban ơn”. Chúa luôn cư xử với mọi người bằng tình thương, tất cả vì lợi ích của chúng ta. Xin cho chúng ta nhận ra tình thương của Chúa để chúng ta cũng biết bao dung, quảng đại với mọi người.
Đọc lại dụ ngôn : giá như ông chủ trả cho người làm một giờ ít tiền hơn, thì chắc không có chuyện gì xảy ra. Trong câu chuyện, chúng ta thấy ông chủ không có xử bất công, vì ông đã thỏa thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền. Ông cũng trả một quan tiền cho người mới làm một giờ, là vì lòng tốt của ông và ông có quyền làm như vậy!
Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nhìn sâu vào cõi lòng của Thiên Chúa. Ngài không chỉ là Thiên Chúa công bình, mà còn là một người Cha đầy yêu thương. Ngài đã không hành xử theo luật lệ của loài người, nhưng lại dựa trên tiêu chuẩn của tình yêu. Chỉ khi nào chúng ta nhận ra Ngài là Thiên Chúa tình yêu; chỉ khi nào chúng ta cảm nhận được lòng tốt của Thiên Chúa nơi bản thân mình, chúng ta mới không còn ghen tị với anh em.
Chúng ta hãy nhớ đến muôn ngàn phúc lộc Chúa đã ban cho chúng ta, chúng ta hãy nhìn xem bao niềm đau nỗi khổ của anh em, chúng ta sẽ không còn lý do nào để mà ghen tị. Chính vì không cảm nghiệm được Thiên Chúa yêu thương, không nhận ra hồng ân của Chúa trong cuộc đời mình, mà Cain đã ghen tị và giết chết Aben, người anh cả ghen tị với đứa em hoang đàng, không muốn đón nhận người em sám hối trở về, người làm từ sáng sớm ghen tị với kẻ làm giờ thứ 11.
Lời Chúa nói : “Những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót”. Nước Trời là phần thưởng nhưng không của Thiên Chúa, hoàn toàn do lòng quảng đại yêu thương của Người, chứ không do công trạng của chúng ta. Thiên Chúa ban ơn cho con người chỉ vì lòng yêu thương của Ngài mà thôi.
Mỗi người chúng ta hãy sống thật với cuộc sống hiện tại của mình, bằng lòng với những gì mình đang có, và hãy để người khác sống thật như chính họ, để Chúa không lầm chúng ta với kẻ khác vì ơn Chúa ban đủ cho mỗi người chúng ta. Amen.
Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011
Bài giảng Chúa nhật XXIV thường niên A (Van Huong)
Chủ đề : Tha thứ như Thiên Chúa.
Matthêu : 18,21-35.
----------------------------------------------------------------------------------------
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Chúng ta vừa nghe Thánh Matthêu thuật lại những lời Chúa Giêsu lý giải về vấn đề Phêrô đặt ra : “Thưa Thầy, nếu anh em cứ con xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần, có phải bẩy lần không?”(Mt 18,21). Và qu dụ ngôn “Tên mắc nợ không biết thương xót”(Mt 18,23-35), Chúa Giêsu mời gọi chúng ta sống tha thứ để được Thiên Chúa thứ tha (Lc 6,37).
Khi nói phải tha đến bảy lần, có thể, thánh Phêrô cho rằng như vậy là quá nhiều, quá đủ cho kẻ cứ xúc phạm đến mình, nhưng Chúa Giêsu lại đòi hỏi cao hơn nữa : “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”(Mt 18,22), tức là tha thứ không giới hạn. Và Chúa Giêsu đã làm gương về việc này khi Ngài cầu nguyện cho những kẻ hành hạ, đóng đinh Ngài vào thập giá : “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”(Lc 23,34). Có lẽ, điều này khiến chúng ta nghĩ thầm : “Chỉ có Thiên Chúa mới tha thứ được như vậy, chứ con người làm sao có thể!”, nhưng lịch sử Giáo hội cho thấy : “Thánh Stêphanô trước khi trút hơi thở cuối cùng đã xin ơn tha thứ cho những kẻ mén đá mình với lời nguyện tương tự như Thầy Giêsu Chí Thánh : “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này”(Cv 7,60). Còn thánh nữ Maria Gôrétti không chỉ tha thứ cho Alexanđrô, người đã đâm vào người ngài 14 nhát dao do ngài cự tuyệt không làm điều dâm ô với anh ta nhưng còn nguyện xin cho anh ta ơn sám hối để cùng được ở trên thiên đàng với mình. Và gần với chúng ta nhất là Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II, ngài vừa tha thứ cho kẻ bắn mình, vừa đến nhà tù thăm hắn… Như thế, có thể khẳng định, tha thứ như Thiên Chúa tha thứ không phải là việc không thể làm được, nhưng bởi đâu chúng ta có thể làm được điều đó, thì dụ ngôn tên mắc nợ không biết thương xót cho thấy 2 nguyên do :
Trước hết, ông chủ tha cho tên mắc nợ không có gì để trả vì thương hắn. Như thế, tình yêu, lòng thương xót là nguyên nhân cơn bản, là động lực không thể thiếu cho sự tha thứ. Và chúng ta cũng từng có kinh nghiệm này khi chúng ta yêu thương ai, chúng ta dễ tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Tuy nhiên, vì con người hạn hẹp, bất toàn nên sự tha thứ đích thực không hệ tại ở tình cảm tự nhiên, do đó sự tha thứ cần phải gắn kết, xuất phát từ Thiên Chúa, và đây là bằng chứng : Khi được vị linh mục hỏi có sẵn sàng thư thứ cho kẻ sát hại mình không, thì thánh nữ Maria Gôrétti trả lời : “Có, vì tình yêu Chúa, con tha thứ…”. Như thế, khi chúng ta mang trong mình tình yêu Thiên Chúa, thì chúng ta sẽ tha thứ đến cùng, vì như thánh Gioan nói : “Ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu thương anh em mình”(1Ga 4,21b).
Và nguyên do thứ hai, việc tha thứ được xem như bổn phận của chúng ta đối với tha nhân, như thánh Phaolô khuyên dạy giáo đoàn Êphêsô và Côlôsê : “Phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô”(Ep 4,32 ; x. Cl 3,13). Vì không biết thương tha nợ cho bạn như gia chủ đã thương tha nợ cho mình, nên tên mắc nợ không có gì để trả bị kết tội là độc ác và bị gia chủ trừng phạt. Sau này, khi khuyên dạy các tín hữu tôn trọng lẫn nhau, nhất là tôn trọng những người nghèo, thánh Giacôbê đã khai triển ý tưởng này, ngài nói : “Vì Thiên Chúa không thương xót khi xét xử kẻ không biết thương xót. Còn ai thương xót, thì chẳng quan tâm đến việc xét xử”(Gc 2,13)
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Có thể nói, chúng ta đã rất nhiều lần xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng Ngài vẫn yêu thương tha thứ cho chúng ta, nhưng người khác xúc phạm đến chúng ta, thì thử hỏi có mấy khi chúng ta tha thứ cho họ. Điều này cho thấy nơi chúng ta vắng bóng tình yêu Thiên Chúa. Và nếu đúng như vậy, thì khốn cho chúng ta. Vì như lời Kinh Thánh chép : “Kẻ không yêu thương, thì ở lại trong sự chết. Phàm ai ghét anh em mình, ấy là kẻ sát nhân. Và anh em biết : không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở lại trong nó”(1Ga 3,14-15).
Xin Chúa giúp chúng ta biết tha thứ cho nhau, Và xin cho lời Kinh Thánh sau đây nhắc nhớ chúng ta sống sứ điệp của Tin mừng hôm nay trong đời sống thường nhật : “Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha” (Lc 6,37). Amen.
Matthêu : 18,21-35.
----------------------------------------------------------------------------------------
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Chúng ta vừa nghe Thánh Matthêu thuật lại những lời Chúa Giêsu lý giải về vấn đề Phêrô đặt ra : “Thưa Thầy, nếu anh em cứ con xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần, có phải bẩy lần không?”(Mt 18,21). Và qu dụ ngôn “Tên mắc nợ không biết thương xót”(Mt 18,23-35), Chúa Giêsu mời gọi chúng ta sống tha thứ để được Thiên Chúa thứ tha (Lc 6,37).
Khi nói phải tha đến bảy lần, có thể, thánh Phêrô cho rằng như vậy là quá nhiều, quá đủ cho kẻ cứ xúc phạm đến mình, nhưng Chúa Giêsu lại đòi hỏi cao hơn nữa : “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”(Mt 18,22), tức là tha thứ không giới hạn. Và Chúa Giêsu đã làm gương về việc này khi Ngài cầu nguyện cho những kẻ hành hạ, đóng đinh Ngài vào thập giá : “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”(Lc 23,34). Có lẽ, điều này khiến chúng ta nghĩ thầm : “Chỉ có Thiên Chúa mới tha thứ được như vậy, chứ con người làm sao có thể!”, nhưng lịch sử Giáo hội cho thấy : “Thánh Stêphanô trước khi trút hơi thở cuối cùng đã xin ơn tha thứ cho những kẻ mén đá mình với lời nguyện tương tự như Thầy Giêsu Chí Thánh : “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này”(Cv 7,60). Còn thánh nữ Maria Gôrétti không chỉ tha thứ cho Alexanđrô, người đã đâm vào người ngài 14 nhát dao do ngài cự tuyệt không làm điều dâm ô với anh ta nhưng còn nguyện xin cho anh ta ơn sám hối để cùng được ở trên thiên đàng với mình. Và gần với chúng ta nhất là Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II, ngài vừa tha thứ cho kẻ bắn mình, vừa đến nhà tù thăm hắn… Như thế, có thể khẳng định, tha thứ như Thiên Chúa tha thứ không phải là việc không thể làm được, nhưng bởi đâu chúng ta có thể làm được điều đó, thì dụ ngôn tên mắc nợ không biết thương xót cho thấy 2 nguyên do :
Trước hết, ông chủ tha cho tên mắc nợ không có gì để trả vì thương hắn. Như thế, tình yêu, lòng thương xót là nguyên nhân cơn bản, là động lực không thể thiếu cho sự tha thứ. Và chúng ta cũng từng có kinh nghiệm này khi chúng ta yêu thương ai, chúng ta dễ tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Tuy nhiên, vì con người hạn hẹp, bất toàn nên sự tha thứ đích thực không hệ tại ở tình cảm tự nhiên, do đó sự tha thứ cần phải gắn kết, xuất phát từ Thiên Chúa, và đây là bằng chứng : Khi được vị linh mục hỏi có sẵn sàng thư thứ cho kẻ sát hại mình không, thì thánh nữ Maria Gôrétti trả lời : “Có, vì tình yêu Chúa, con tha thứ…”. Như thế, khi chúng ta mang trong mình tình yêu Thiên Chúa, thì chúng ta sẽ tha thứ đến cùng, vì như thánh Gioan nói : “Ai yêu mến Thiên Chúa, thì cũng yêu thương anh em mình”(1Ga 4,21b).
Và nguyên do thứ hai, việc tha thứ được xem như bổn phận của chúng ta đối với tha nhân, như thánh Phaolô khuyên dạy giáo đoàn Êphêsô và Côlôsê : “Phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô”(Ep 4,32 ; x. Cl 3,13). Vì không biết thương tha nợ cho bạn như gia chủ đã thương tha nợ cho mình, nên tên mắc nợ không có gì để trả bị kết tội là độc ác và bị gia chủ trừng phạt. Sau này, khi khuyên dạy các tín hữu tôn trọng lẫn nhau, nhất là tôn trọng những người nghèo, thánh Giacôbê đã khai triển ý tưởng này, ngài nói : “Vì Thiên Chúa không thương xót khi xét xử kẻ không biết thương xót. Còn ai thương xót, thì chẳng quan tâm đến việc xét xử”(Gc 2,13)
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Có thể nói, chúng ta đã rất nhiều lần xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng Ngài vẫn yêu thương tha thứ cho chúng ta, nhưng người khác xúc phạm đến chúng ta, thì thử hỏi có mấy khi chúng ta tha thứ cho họ. Điều này cho thấy nơi chúng ta vắng bóng tình yêu Thiên Chúa. Và nếu đúng như vậy, thì khốn cho chúng ta. Vì như lời Kinh Thánh chép : “Kẻ không yêu thương, thì ở lại trong sự chết. Phàm ai ghét anh em mình, ấy là kẻ sát nhân. Và anh em biết : không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở lại trong nó”(1Ga 3,14-15).
Xin Chúa giúp chúng ta biết tha thứ cho nhau, Và xin cho lời Kinh Thánh sau đây nhắc nhớ chúng ta sống sứ điệp của Tin mừng hôm nay trong đời sống thường nhật : “Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha” (Lc 6,37). Amen.
Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011
Bài giảng Chúa Nhật XXIV Thường Niên năm A (Joskieu)
CN 24 TN A THA THỨ
Trong tương quan ứng xử với anh chị em hàng ngày, những ai được coi là nhẫn nhục, chịu đựng thì cũng chỉ tha thứ cho kẻ xúc phạm, làm hại mình đến lần thứ ba là cùng, như người ta vẫn nói: “Bất quá tam; Quá tam ba bận”.
“Nếu Thiên Chúa càng tỏ rõ vinh quang và sự cao cả của Ngài khi Ngài tha thứ thì con người càng nên giống Thiên Chúa khi biết tha thứ cho nhau. Chính vì thế mà Đức Giê-su đòi hỏi phải tha đến bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha thứ đến vô cùng, lúc đó mới có thể nói “tha thứ cho nhau như Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta.” Như thế, tha thứ được xem như đòi hỏi hàng đầu không phải đối với một số thành phần ưu tuyển mà là đối với mọi Ki-tô hữu.
Trong thực tế ai trong chúng ta cũng đều có kinh nghiệm rằng tha thứ như thế không phải là chuyện dễ dàng: “Tôi sẵn lòng tha thứ, nhưng tôi sẽ không thể quên sự xúc phạm người đó đã làm cho tôi, tôi sẽ không bao giờ tin tưởng người đó nữa.” Tha thứ như thế chưa phải là tha thứ thực sự, chưa phải là tha thứ như Chúa đã tha: xoá sạch cả tội lỗi lẫn hình phạt do tội gây ra và còn phục hồi cho con người địa vị và phẩm giá là người con của Thiên Chúa”. (5 phút suy niệm Lời Chúa-Thứ 5-19 TN)
Tin mừng hôm nay, khi nghe Chúa Giêsu dạy về sự tha thứ, thánh Phêrô muốn biết phải xử trí thế nào khi chính mình bị anh em xúc phạm. Ông đưa ra con số 7, vốn được coi là tượng trưng cho sự hoàn hảo. Nhưng Chúa Giêsu lại vượt hẳn mọi mức độ trong việc tha thứ khi Ngài dạy phải tha thứ đến 70x7; nghĩa là Chúa muốn dạy phải tha thứ hoài, không giới hạn, tha thứ không đòi hỏi một điều kiện nào; bởi vì lý do để tha thứ không phải ở nơi người có lỗi: biết hối hận về lầm lỗi của mình; cũng không phải ở nơi người bị xúc phạm: giàu lòng quảng đại; nhưng ở nơi lòng thương xót tha thứ của Chúa, như trong dụ ngôn mà chúng ta vừa nghe.
Một nén bạc bằng 6 ngàn quan tiền, tương đương với 6 ngàn ngày công của người Do thái. Chúa muốn làm nổi bật sự khác biệt giữa hai món nợ và hai mức độ tha thứ của con người, để cho chúng thấy được lòng quảng đại của Chúa, và thấy được sự vô lý nơi lòng dạ của con người, khi họ không sẵn sàng tha thứ cho anh em mình.
Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót. Chúa đã rộng lòng tha thứ cho chúng ta là những người mắc nợ Ngài mà không có cách gì trả được. Cảm nghiệm được sự tha thứ của Chúa, chúng ta cũng được mời gọi tha thứ cho anh chị em mình.
Hơn nữa, tha thứ còn là một đòi hỏi của lương tâm, của đức bác ái. Khi chúng ta ý thức mình được Chúa tha thứ trước, thì chắc chắn chúng ta cũng sẵn lòng tha thứ cho anh chị em mình.
Hàng ngày chúng ta đọc kinh Lạy Cha : “Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con…”. Xin Chúa giúp chúng ta biết tha thứ cho nhau, để lời kinh chúng ta đọc không chỉ trên môi miệng, nhưng phát xuất từ một con tim yêu mến, từ một niềm tin vào Chúa, Đấng luôn yêu thương và tha thứ cho chúng ta. Amen.
Trong tương quan ứng xử với anh chị em hàng ngày, những ai được coi là nhẫn nhục, chịu đựng thì cũng chỉ tha thứ cho kẻ xúc phạm, làm hại mình đến lần thứ ba là cùng, như người ta vẫn nói: “Bất quá tam; Quá tam ba bận”.
“Nếu Thiên Chúa càng tỏ rõ vinh quang và sự cao cả của Ngài khi Ngài tha thứ thì con người càng nên giống Thiên Chúa khi biết tha thứ cho nhau. Chính vì thế mà Đức Giê-su đòi hỏi phải tha đến bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha thứ đến vô cùng, lúc đó mới có thể nói “tha thứ cho nhau như Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta.” Như thế, tha thứ được xem như đòi hỏi hàng đầu không phải đối với một số thành phần ưu tuyển mà là đối với mọi Ki-tô hữu.
Trong thực tế ai trong chúng ta cũng đều có kinh nghiệm rằng tha thứ như thế không phải là chuyện dễ dàng: “Tôi sẵn lòng tha thứ, nhưng tôi sẽ không thể quên sự xúc phạm người đó đã làm cho tôi, tôi sẽ không bao giờ tin tưởng người đó nữa.” Tha thứ như thế chưa phải là tha thứ thực sự, chưa phải là tha thứ như Chúa đã tha: xoá sạch cả tội lỗi lẫn hình phạt do tội gây ra và còn phục hồi cho con người địa vị và phẩm giá là người con của Thiên Chúa”. (5 phút suy niệm Lời Chúa-Thứ 5-19 TN)
Tin mừng hôm nay, khi nghe Chúa Giêsu dạy về sự tha thứ, thánh Phêrô muốn biết phải xử trí thế nào khi chính mình bị anh em xúc phạm. Ông đưa ra con số 7, vốn được coi là tượng trưng cho sự hoàn hảo. Nhưng Chúa Giêsu lại vượt hẳn mọi mức độ trong việc tha thứ khi Ngài dạy phải tha thứ đến 70x7; nghĩa là Chúa muốn dạy phải tha thứ hoài, không giới hạn, tha thứ không đòi hỏi một điều kiện nào; bởi vì lý do để tha thứ không phải ở nơi người có lỗi: biết hối hận về lầm lỗi của mình; cũng không phải ở nơi người bị xúc phạm: giàu lòng quảng đại; nhưng ở nơi lòng thương xót tha thứ của Chúa, như trong dụ ngôn mà chúng ta vừa nghe.
Một nén bạc bằng 6 ngàn quan tiền, tương đương với 6 ngàn ngày công của người Do thái. Chúa muốn làm nổi bật sự khác biệt giữa hai món nợ và hai mức độ tha thứ của con người, để cho chúng thấy được lòng quảng đại của Chúa, và thấy được sự vô lý nơi lòng dạ của con người, khi họ không sẵn sàng tha thứ cho anh em mình.
Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót. Chúa đã rộng lòng tha thứ cho chúng ta là những người mắc nợ Ngài mà không có cách gì trả được. Cảm nghiệm được sự tha thứ của Chúa, chúng ta cũng được mời gọi tha thứ cho anh chị em mình.
Hơn nữa, tha thứ còn là một đòi hỏi của lương tâm, của đức bác ái. Khi chúng ta ý thức mình được Chúa tha thứ trước, thì chắc chắn chúng ta cũng sẵn lòng tha thứ cho anh chị em mình.
Hàng ngày chúng ta đọc kinh Lạy Cha : “Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con…”. Xin Chúa giúp chúng ta biết tha thứ cho nhau, để lời kinh chúng ta đọc không chỉ trên môi miệng, nhưng phát xuất từ một con tim yêu mến, từ một niềm tin vào Chúa, Đấng luôn yêu thương và tha thứ cho chúng ta. Amen.
Chương trình họp lớp tại Mỹ Tho
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
KHOÁ 6 (1999-2005)
CHƯƠNG TRÌNH HỌP LỚP LẦN 6
GIÁO PHẬN MỸ THO
(11-12-13/10/2011)
+ Ngày 11-10-2011 :
Có mặt tại giáo xứ Vĩnh Hưng khoảng 8-9 giờ chào Đức Cha Giáo
- 09g30 thánh lễ nhận chức cha sở của anh Phaolô Hồ Minh Tuấn.
- 11g 30 ăn trưa – nghỉ ngơi – giao lưu
- 14 giờ lên đường đi Đồng Tháp
Địa điểm đến giáo xứ Tràm Chim (thị trấn Thiên Phước)
Đón tiếp là anh Aug. Trần Quang Hồng Phúc (phó xứ)
Nghỉ ngơi, tắm giắt, ăn tối tại đây.
+ Ngày 12-10-2011
Sáng dâng lễ tại xứ Tràm Chim, sau lễ ăn sáng
-08 giờ đi du lịch sinh thái khu du lịch Gáo Giồng
-11g30 ăn trưa và nghỉ ngơi tại khu du lịch
-14 giờ lên đường đi về Tiền Giang
Địa điểm nơi đến là nhà chung giáo phận Mỹ Tho.
Ăn tối, café giáo lưu mục vụ, nghỉ đêm tại đây.
+ Ngày 13-10-2011
Ăn sáng lúc 6g30 tại nhà chung
- 08 giờ lên đường ra bến tàu du thuyền về xứ Cồn Bà (27 km đường sông)
(xe cộ sẽ đi đường bộ xuống bến)
Ăn trưa, nghỉ ngơi (có thể tắm sông hay tát mươn bắt tôm tuỳ các đấng thích)
- 16g dâng thánh lễ
Sau lễ sẽ chia tay.
Đại Diện Anh Em Mỹ Tho
Kính báo
Giuse Trần Thanh Long
KHOÁ 6 (1999-2005)
CHƯƠNG TRÌNH HỌP LỚP LẦN 6
GIÁO PHẬN MỸ THO
(11-12-13/10/2011)
+ Ngày 11-10-2011 :
Có mặt tại giáo xứ Vĩnh Hưng khoảng 8-9 giờ chào Đức Cha Giáo
- 09g30 thánh lễ nhận chức cha sở của anh Phaolô Hồ Minh Tuấn.
- 11g 30 ăn trưa – nghỉ ngơi – giao lưu
- 14 giờ lên đường đi Đồng Tháp
Địa điểm đến giáo xứ Tràm Chim (thị trấn Thiên Phước)
Đón tiếp là anh Aug. Trần Quang Hồng Phúc (phó xứ)
Nghỉ ngơi, tắm giắt, ăn tối tại đây.
+ Ngày 12-10-2011
Sáng dâng lễ tại xứ Tràm Chim, sau lễ ăn sáng
-08 giờ đi du lịch sinh thái khu du lịch Gáo Giồng
-11g30 ăn trưa và nghỉ ngơi tại khu du lịch
-14 giờ lên đường đi về Tiền Giang
Địa điểm nơi đến là nhà chung giáo phận Mỹ Tho.
Ăn tối, café giáo lưu mục vụ, nghỉ đêm tại đây.
+ Ngày 13-10-2011
Ăn sáng lúc 6g30 tại nhà chung
- 08 giờ lên đường ra bến tàu du thuyền về xứ Cồn Bà (27 km đường sông)
(xe cộ sẽ đi đường bộ xuống bến)
Ăn trưa, nghỉ ngơi (có thể tắm sông hay tát mươn bắt tôm tuỳ các đấng thích)
- 16g dâng thánh lễ
Sau lễ sẽ chia tay.
Đại Diện Anh Em Mỹ Tho
Kính báo
Giuse Trần Thanh Long
Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011
Bài giảng Chúa nhật XXIII thường niên A (Van Huong)
Chủ Đề : THA THỨ - HIỆP NHẤT : DẤU CHỈ CỦA TÌNH YÊU.
Matthêô : 18,15-20.
----------------------------------------------------------------------------------------
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Lời Chúa chúng ta vừa nghe được trích từ bài giảng lớn thứ tư của Chúa Giêsu, theo cách bố cục Tin Mừng thánh Mátthêu. Đây là những giáo huấn về đời sống “cộng đoàn”. Và qua đó, chúng ta thấy rõ mối giây liên kết mật thiết giữa tội lỗi của một cá nhân với đời sống của cả cộng đoàn, đồng thời cũng quả quyết sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa loài người, khi người ta cùng hiệp nhất, tuyên xưa niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô.
Có thể nói, những lời khuyên của Chúa Giêsu trong bài phúc âm hôm nay chỉ có thể được hiểu như một biểu thức của tình bác ái. Vì thế, giúp người anh em đang gặp khó khăn, hoặc đưa tay đỡ nâng người anh em đang trong vòng tội lỗi, là một yêu sách của tình yêu, một lòng trung tín với công việc của Thiên Chúa. Và điều này chỉ có thể thực hiện khi chúng ta ý thức được “Đặc tính cộng đoàn của thiên chức con người trong ý định của Thiên Chúa”(Ges 24), mà công đồng Vaticanô II đã nói trong hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay. Đó là con người có bản tính xã hội, và theo ý Đấng Tạo Hoá, Ngài “đã muốn rằng tất cả mọi người phải làm thành một gia đình và đối xử với nhau bằng tình huynh đệ. Bởi vì mọi người được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa là Đấng ‘đã cho tất cả nhân loại do một nguyên tổ cư ngụ trên khắp mặt đất’, nên họ đều được gọi tới chung một cùng đích duy nhất là chính Thiên Chúa”(Ges 24). Như vậy, phương thế Chúa Giêsu đề nghị chúng ta để đưa một người lầm lối trở về có thể được áp dụng cho mọi môi trường sống với một tỉ lệ nào đó : Gia đình, nhóm bạn, hiệp hội, đoàn thể, các đồng nghiệp…vv. mà việc sửa lỗi cho nhau được đặt trên nền tảng của lòng mến Chúa và yêu người. Trong những trường hợp bất lực không thể hoán cải hoặc hoà giải một ai đó, chúng ta không giảm bớt lòng yêu thương họ. Bởi vì, giáo lý của Chúa Kitô đòi hỏi chúng ta phải tha thứ và sống giới luật yêu thương với tất cả mọi người, kể cả kẻ thù như Chúa Giêsu dạy : “Các ngươi có nghe lời truyền dạy hãy yêu thương thân nhân mà ghét thù địch mình. Còn Ta, Ta dạy các ngươi : hãy thương yêu kẻ thù nghịch mình, cứ làm ơn cho kẻ ghét mình, lại cầu nguyện cho kẻ bắt bớ vu vạ cho các ngươi nữa”(Mt 5,43-44). Và Thánh Phaolô cũng nhắc chúng ta : “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái” một món nợ không bao giờ trả hết (Rôma 13,8).
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Nếu nhìn việc sửa lỗi anh em của Chúa Giêsu là một cách diễn tả tình yêu thì hiệp thông trong lời cầu nguyện lại là một biểu hiện khác của tình yêu. Khi yêu ai, chúng ta không dửng dưng để mặc người ấy lún sâu vào sự dữ. Chúng ta sẽ không mang tư tưởng “đèn nhà ai nấy sáng”, nhưng tìm dịp cảnh tỉnh, nhắc nhở, khuyên bảo họ. Tương quan bác ái này rất cần trong cộng đoàn, trong Giáo xứ. Cứu lấy tha nhân, đừng để họ hư mất là điều Chúa Giêsu muốn nơi chúng ta. Sửa lỗi cho nhau để nhờ đó cộng đoàn “lợi thêm một người anh em”. Chúa Giêsu còn xác định : “Thầy bảo thật các con : nếu ở dưới đất hai người trong các con hiệp ý cầu xin bất cứ sự gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho”(Mt 18,19). Đây không đơn thuần là một giải quyết giữa anh em loài người, nhưng là cùng nhau đến trước tình yêu Thiên Chúa. Sự hiện diện của Chúa sẽ xóa giải mọi bất hòa nơi con người. Chúng ta tin và can đảm sống điều đó, “Vì ở đâu có có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ”(Mt 18,20). Thiết nghĩ, trong đời sống thường nhật, chúng ta thấy có những người chuyên xía vào chuyện thiên hạ, thì ngược lại có một số người khác lại kém dấn thân, chỉ biết mình với Chúa hoặc chỉ biết mình với những người thân thuộc. Thế mà Chúa Giêsu dạy tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với nhau. Chúng ta không thể hững hờ trước tình cảm thiêng liêng của họ. Vì chẳng ai thoát khỏi lầm lỡ hay yếu đuối nên rất có thể một ngày kia người khác cũng sẽ có dịp thực thi bổn phận nâng đỡ thiêng liêng ấy đối với chúng ta. Có lẽ họ sẽ sẵn sàng làm việc này, nếu họ đã thấy chính chúng ta thực hiện với tất cả sự tế nhị và nhân ái cần thiết.
Xin Chúa nhắc chúng ta nhớ là tội nhân, yếu đuối và hay lầm lỗi, có khi còn nặng nề hơn người khác. Để nếu vì bổn phận, chúng ta phải sưả lỗi cho tha nhân, chúng ta biết lấy tinh thần bác ái và tôn trọng nhân vị mà cư xử, nâng đỡ hơn là chỉ trích thoá mạ. Xin Chúa cho chúng ta ý thức Chúa tha thứ cho chúng ta từng ngày, ngõ hầu chúng ta biết rộng lượng, bao dung với người khác. Amen
Matthêô : 18,15-20.
----------------------------------------------------------------------------------------
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Lời Chúa chúng ta vừa nghe được trích từ bài giảng lớn thứ tư của Chúa Giêsu, theo cách bố cục Tin Mừng thánh Mátthêu. Đây là những giáo huấn về đời sống “cộng đoàn”. Và qua đó, chúng ta thấy rõ mối giây liên kết mật thiết giữa tội lỗi của một cá nhân với đời sống của cả cộng đoàn, đồng thời cũng quả quyết sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa loài người, khi người ta cùng hiệp nhất, tuyên xưa niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô.
Có thể nói, những lời khuyên của Chúa Giêsu trong bài phúc âm hôm nay chỉ có thể được hiểu như một biểu thức của tình bác ái. Vì thế, giúp người anh em đang gặp khó khăn, hoặc đưa tay đỡ nâng người anh em đang trong vòng tội lỗi, là một yêu sách của tình yêu, một lòng trung tín với công việc của Thiên Chúa. Và điều này chỉ có thể thực hiện khi chúng ta ý thức được “Đặc tính cộng đoàn của thiên chức con người trong ý định của Thiên Chúa”(Ges 24), mà công đồng Vaticanô II đã nói trong hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay. Đó là con người có bản tính xã hội, và theo ý Đấng Tạo Hoá, Ngài “đã muốn rằng tất cả mọi người phải làm thành một gia đình và đối xử với nhau bằng tình huynh đệ. Bởi vì mọi người được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa là Đấng ‘đã cho tất cả nhân loại do một nguyên tổ cư ngụ trên khắp mặt đất’, nên họ đều được gọi tới chung một cùng đích duy nhất là chính Thiên Chúa”(Ges 24). Như vậy, phương thế Chúa Giêsu đề nghị chúng ta để đưa một người lầm lối trở về có thể được áp dụng cho mọi môi trường sống với một tỉ lệ nào đó : Gia đình, nhóm bạn, hiệp hội, đoàn thể, các đồng nghiệp…vv. mà việc sửa lỗi cho nhau được đặt trên nền tảng của lòng mến Chúa và yêu người. Trong những trường hợp bất lực không thể hoán cải hoặc hoà giải một ai đó, chúng ta không giảm bớt lòng yêu thương họ. Bởi vì, giáo lý của Chúa Kitô đòi hỏi chúng ta phải tha thứ và sống giới luật yêu thương với tất cả mọi người, kể cả kẻ thù như Chúa Giêsu dạy : “Các ngươi có nghe lời truyền dạy hãy yêu thương thân nhân mà ghét thù địch mình. Còn Ta, Ta dạy các ngươi : hãy thương yêu kẻ thù nghịch mình, cứ làm ơn cho kẻ ghét mình, lại cầu nguyện cho kẻ bắt bớ vu vạ cho các ngươi nữa”(Mt 5,43-44). Và Thánh Phaolô cũng nhắc chúng ta : “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái” một món nợ không bao giờ trả hết (Rôma 13,8).
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Nếu nhìn việc sửa lỗi anh em của Chúa Giêsu là một cách diễn tả tình yêu thì hiệp thông trong lời cầu nguyện lại là một biểu hiện khác của tình yêu. Khi yêu ai, chúng ta không dửng dưng để mặc người ấy lún sâu vào sự dữ. Chúng ta sẽ không mang tư tưởng “đèn nhà ai nấy sáng”, nhưng tìm dịp cảnh tỉnh, nhắc nhở, khuyên bảo họ. Tương quan bác ái này rất cần trong cộng đoàn, trong Giáo xứ. Cứu lấy tha nhân, đừng để họ hư mất là điều Chúa Giêsu muốn nơi chúng ta. Sửa lỗi cho nhau để nhờ đó cộng đoàn “lợi thêm một người anh em”. Chúa Giêsu còn xác định : “Thầy bảo thật các con : nếu ở dưới đất hai người trong các con hiệp ý cầu xin bất cứ sự gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho”(Mt 18,19). Đây không đơn thuần là một giải quyết giữa anh em loài người, nhưng là cùng nhau đến trước tình yêu Thiên Chúa. Sự hiện diện của Chúa sẽ xóa giải mọi bất hòa nơi con người. Chúng ta tin và can đảm sống điều đó, “Vì ở đâu có có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ”(Mt 18,20). Thiết nghĩ, trong đời sống thường nhật, chúng ta thấy có những người chuyên xía vào chuyện thiên hạ, thì ngược lại có một số người khác lại kém dấn thân, chỉ biết mình với Chúa hoặc chỉ biết mình với những người thân thuộc. Thế mà Chúa Giêsu dạy tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với nhau. Chúng ta không thể hững hờ trước tình cảm thiêng liêng của họ. Vì chẳng ai thoát khỏi lầm lỡ hay yếu đuối nên rất có thể một ngày kia người khác cũng sẽ có dịp thực thi bổn phận nâng đỡ thiêng liêng ấy đối với chúng ta. Có lẽ họ sẽ sẵn sàng làm việc này, nếu họ đã thấy chính chúng ta thực hiện với tất cả sự tế nhị và nhân ái cần thiết.
Xin Chúa nhắc chúng ta nhớ là tội nhân, yếu đuối và hay lầm lỗi, có khi còn nặng nề hơn người khác. Để nếu vì bổn phận, chúng ta phải sưả lỗi cho tha nhân, chúng ta biết lấy tinh thần bác ái và tôn trọng nhân vị mà cư xử, nâng đỡ hơn là chỉ trích thoá mạ. Xin Chúa cho chúng ta ý thức Chúa tha thứ cho chúng ta từng ngày, ngõ hầu chúng ta biết rộng lượng, bao dung với người khác. Amen
Bài giảng Chúa nhật XXIII thường niên A (Joskieu)
SỬA LỖI ANH EM
Tuân Tử, một hiền triết Trung hoa đã nói rằng: “Kẻ khen ta mà khen thật mới chỉ là bạn ta, kẻ chê ta mà chê thật là thầy ta, còn kẻ nịnh hót tâng bốc ta là những kẻ chỉ làm hại ta mà thôi”. Chê mà chê thật là sửa lỗi cho nhau trong tình huynh đệ. Là con người ai mà chẳng lầm lỗi. Không ai trên trần gian có thể tự hào mình vô tội. Chính Thánh Gioan đã quả quyết: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta” (1Ga 1,8).
Con người có xã hội tính, không ai sống riêng lẻ một mình, nhưng sống là sống chung với nhau trong một gia đình, một cộng đoàn, một tập thể…mục đích để nâng đỡ, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho nhau.
Trong đời sống chung, trăm người trăm tính, chắc chắn sẽ có những lúc hiểu lầm, xúc phạm đến nhau trong suy nghĩ, lời nói và việc làm…nên việc sửa lỗi cho nhau là cần thiết để xây dựng và phát triển cộng đoàn.
Việc Sửa dạy anh em, sửa sai những lầm lỗi, những khuyết điểm là một việc hết sức “tế nhị, nhạy cảm”, mà nếu không khéo thì thay vì giúp ích cho anh em, lại làm khổ anh em hơn. Đức Hồng Y Fulton Sheen, một vị giảng thuyết nổi tiếng của Hoa Kỳ đã nhận xét rằng : “Chúng ta thường xét đoán ai về 1 điều gì, thì đó là dấu hiệu báo cho chúng ta biết chính chúng ta đang có khuyết điểm ấy”.
Vì vậy, trách người khác cũng là trách mình. Xét đoán người khác cũng là vạch trần những cái xấu của mình, và sửa sai người khác cũng làm cho chính mình tự ái, khó chịu…
Thực tế, ai trong chúng ta cũng có nhiều khuyết điểm, lầm lỗi, nhiều khi chính bản thân chúng ta lại có nhiều thiếu sót hơn những người anh em mà chúng ta muốn nhắc bảo.
Nguyên tắc mà Chúa Giêsu đưa ra : “Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi”.
Chúa yêu thương và đặc biệt quan tâm đến từng người chúng ta. Chúa luôn luôn muốn chúng ta thuộc về Người và không bao giờ muốn ai trong chúng ta phải hư đi. Nhắc nhở sửa lỗi anh em, tạo điều kiện giúp anh em trở nên tốt hơn, là Chúa muốn mỗi người chúng ta, cùng với Người, giúp cho người anh em mình trở về đường ngay nẻo chính, tránh đi những sai lầm đáng tiếc và trở thành một con người tốt.
Tình thương của Thiên Chúa luôn tạo điều kiện, cơ hội để mỗi người chúng ta sống tốt hơn. Anh em bên cạnh chính là những người bạn thân sẵn sàng nâng đỡ và hướng dẫn chúng ta đi đúng đường, như câu tục ngữ của người Việt Nam chúng ta “chị ngã em nâng”.
“Hãy đi sửa dạy nó”. Chúa muốn mỗi người chúng ta khi sống bên cạnh nhau, luôn là những người bạn chân thành, quảng đại và có trách nhiệm với chính những lầm lỗi của anh em mình. Mang thận phận con người mỏng giòn, yếu đuối. Ai trong chúng ta cũng có những sai lầm, tội lỗi. Chính vì thế, việc sửa lỗi cho anh em mình, cũng chính là cơ hội để mỗi người “tự thức tỉnh mình”, khiến chúng ta dễ dàng thông cảm, tha thứ và yêu thương anh em hơn.
Thánh Giacôbê đã nói : “Ai đưa một người tội lỗi ra khỏi sai lầm của họ là đã cứu được linh hồn người ấy khỏi chết và đã bù đắp được vô số tội lỗi của mình”.
Đạo công giáo là Đạo của tình thương. Chúa Giêsu đã làm người để chia sẻ tình thương của Thiên Chúa cho chúng ta. Người mời gọi chúng ta chia sẻ tình thương ấy cho anh em.
Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta luôn ý thức về sự bất toàn của mình, để chúng ta có đủ thiện chí đón nhận những lời nhắc bảo của anh em và luôn sẵn lòng tha thứ. Để chúng ta xứng đáng đón nhận lòng nhân từ thương xót của Chúa, để trở nên những môn đệ đích thực, những người con yêu dấu của Chúa. Amen.
Tuân Tử, một hiền triết Trung hoa đã nói rằng: “Kẻ khen ta mà khen thật mới chỉ là bạn ta, kẻ chê ta mà chê thật là thầy ta, còn kẻ nịnh hót tâng bốc ta là những kẻ chỉ làm hại ta mà thôi”. Chê mà chê thật là sửa lỗi cho nhau trong tình huynh đệ. Là con người ai mà chẳng lầm lỗi. Không ai trên trần gian có thể tự hào mình vô tội. Chính Thánh Gioan đã quả quyết: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta” (1Ga 1,8).
Con người có xã hội tính, không ai sống riêng lẻ một mình, nhưng sống là sống chung với nhau trong một gia đình, một cộng đoàn, một tập thể…mục đích để nâng đỡ, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho nhau.
Trong đời sống chung, trăm người trăm tính, chắc chắn sẽ có những lúc hiểu lầm, xúc phạm đến nhau trong suy nghĩ, lời nói và việc làm…nên việc sửa lỗi cho nhau là cần thiết để xây dựng và phát triển cộng đoàn.
Việc Sửa dạy anh em, sửa sai những lầm lỗi, những khuyết điểm là một việc hết sức “tế nhị, nhạy cảm”, mà nếu không khéo thì thay vì giúp ích cho anh em, lại làm khổ anh em hơn. Đức Hồng Y Fulton Sheen, một vị giảng thuyết nổi tiếng của Hoa Kỳ đã nhận xét rằng : “Chúng ta thường xét đoán ai về 1 điều gì, thì đó là dấu hiệu báo cho chúng ta biết chính chúng ta đang có khuyết điểm ấy”.
Vì vậy, trách người khác cũng là trách mình. Xét đoán người khác cũng là vạch trần những cái xấu của mình, và sửa sai người khác cũng làm cho chính mình tự ái, khó chịu…
Thực tế, ai trong chúng ta cũng có nhiều khuyết điểm, lầm lỗi, nhiều khi chính bản thân chúng ta lại có nhiều thiếu sót hơn những người anh em mà chúng ta muốn nhắc bảo.
Nguyên tắc mà Chúa Giêsu đưa ra : “Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi”.
Chúa yêu thương và đặc biệt quan tâm đến từng người chúng ta. Chúa luôn luôn muốn chúng ta thuộc về Người và không bao giờ muốn ai trong chúng ta phải hư đi. Nhắc nhở sửa lỗi anh em, tạo điều kiện giúp anh em trở nên tốt hơn, là Chúa muốn mỗi người chúng ta, cùng với Người, giúp cho người anh em mình trở về đường ngay nẻo chính, tránh đi những sai lầm đáng tiếc và trở thành một con người tốt.
Tình thương của Thiên Chúa luôn tạo điều kiện, cơ hội để mỗi người chúng ta sống tốt hơn. Anh em bên cạnh chính là những người bạn thân sẵn sàng nâng đỡ và hướng dẫn chúng ta đi đúng đường, như câu tục ngữ của người Việt Nam chúng ta “chị ngã em nâng”.
“Hãy đi sửa dạy nó”. Chúa muốn mỗi người chúng ta khi sống bên cạnh nhau, luôn là những người bạn chân thành, quảng đại và có trách nhiệm với chính những lầm lỗi của anh em mình. Mang thận phận con người mỏng giòn, yếu đuối. Ai trong chúng ta cũng có những sai lầm, tội lỗi. Chính vì thế, việc sửa lỗi cho anh em mình, cũng chính là cơ hội để mỗi người “tự thức tỉnh mình”, khiến chúng ta dễ dàng thông cảm, tha thứ và yêu thương anh em hơn.
Thánh Giacôbê đã nói : “Ai đưa một người tội lỗi ra khỏi sai lầm của họ là đã cứu được linh hồn người ấy khỏi chết và đã bù đắp được vô số tội lỗi của mình”.
Đạo công giáo là Đạo của tình thương. Chúa Giêsu đã làm người để chia sẻ tình thương của Thiên Chúa cho chúng ta. Người mời gọi chúng ta chia sẻ tình thương ấy cho anh em.
Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta luôn ý thức về sự bất toàn của mình, để chúng ta có đủ thiện chí đón nhận những lời nhắc bảo của anh em và luôn sẵn lòng tha thứ. Để chúng ta xứng đáng đón nhận lòng nhân từ thương xót của Chúa, để trở nên những môn đệ đích thực, những người con yêu dấu của Chúa. Amen.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
THỂ LOẠI
PHỤNG VỤ
- Bài Thương Khó Gioan (ĐC Hoà)
- Bài Thương Khó Gioan (ĐCV Giuse)
- Bài Thương Khó Marcô vai CGS
- Bài Thương Khó Marcô vai NK
- Bài Thương Khó Marcô vai TN
- Exsultet - Lm Văn Chi
- Exsultet - Martino
- Exsultet - Thành Tâm
- Exsultet - ĐC Nguyễn Văn Hoà
- Exsultet - Đại Chủng Viện Thánh Giuse
- Kinh Sách (dạng PDF)
- Kinh Thánh (nhóm GKPV)
- Kinh Thánh Cựu Ước (Cha Nguyễn Thế Thuấn)
- Kinh Thánh Tân Ước (Cha Nguyễn Thế Thuấn)
- Nghi thức chứng hôn
- Nghi thức Thánh Lễ
- Suy niệm Tuần Thánh (khoá 6)
- Thánh Lễ Nghi thức Hôn Phối
- Đường Thánh Giá (Kiều)
- ĐỌC KINH PHỤNG VỤ ONLINE