LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN (02.11)
Kính thưa …… quý ông bà anh chị em!
Hôm nay, chúng ta bước vào ngày thứ hai của tháng 11 - tháng mà Giáo Hội dành riêng để tưởng nhớ đến những người quá cố. Là tháng chúng ta có dịp đặc biệt để cầu nguyện, báo hiếu ông bà tổ tiên. (Điều này được thể hiện cụ thể qua việc con cháu đã cầu nguyện, dâng lễ và -trong tuần vừa qua- đã chỉnh trang mộ phần cho ông bà cha mẹ; đã dọn cỏ cho nghĩa trang được sạch sẽ, trang trọng). Đây cũng là thời gian con cháu ôn lại công ơn cao dày của tổ tiên, của các bậc sinh thành để nhắc nhở nhau sống tốt hơn, sống xứng đáng hơn.. Tháng 11 cũng là thời gian Giáo Hội nhắc nhớ chúng ta một khúc quanh quan trọng của cuộc đời mà ai cũng sẽ tới: Đó là giây phút chúng ta từ giã cuộc đời. Từ giã cuộc đời là một từ khó nói hay người ta ít buồn nói đến. Tuy nhiên, nó đã được cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn diễn tả bằng những ca từ rất hay trong một bản nhạc cũng rất nổi tiếng...Một Cõi Đi Về: “bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu lanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Dọi suốt trăm năm một cõi đi về…” Đi về đâu vậy, thưa ông bà anh chị em? Đối với Trịnh Công Sơn đi về là trở về với hư vô, với cát bụi. Tư tưởng này đã được ông diễn tả trong lời của một bài hát khác: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi trở về cát bụi…”. Nhưng đối với chúng ta -những người tin vào Đức Kitô- đi về chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp chứ không phải là về với hư không, là đi vào cõi tiêu diệt. Đi về chỉ là một khúc quanh để bước vào đới sống mới, đời sống vĩnh cửu.
Vậy đâu là niềm tin và hy vọng của chúng ta? Kính thưa quý ông bà anh chị em! TC là nguồn sự sống, là Đấng ban sự sống, Đấng tái tạo và phục hồi sự sống. Khi tạo dựng con người từ bùn đất, Ngài đã thổi hơi vào lỗ mũa cho nó có sự sống. Và khi con người phạm tội đánh mất sự sống thì Đức Giêsu -Ngôi Lời Hằng Sống- đã đến trần gian để tái tạo, phục hồi sự sống cho con người. Thật vậy, cùng với lời rao giảng Tin mừng sự sống, Đức Giêsu đã thực hiện nhiều phép lạ chữa lành bệnh hoạn tật nguyền cho người ta. Các sách phúc âm còn thuật lại nhiều lần Ngài cho kẻ chết sống lại: Đó là con gái ông Giairô, con trai bà góa thành Naim, và Lazarô em của Martha (Tin mừng chúng ta vừa nghe). Tất cả đều minh chứng rằng: Ngài được sai đến trần gian để ban sự sống. Ngài là Đấng đến để người ta được sống và sống dồi dào (x. Ga 10, 10).
Hơn thế nữa, niềm hy vọng của chúng ta vào sống lại còn được xác tín mạnh mẽ nơi chính sự Phục sinh của Chúa Giêsu. Đây là 1 bảo đảm, là nguồn hy vọng cậy trông cho những kẻ đã an giấc, cho tất cả chúng ta -những người đã chịu phép rửa trong Chúa Kitô- như lời thánh Phaolo xác tín trong thư gửi tín hữu Roma: "Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Giêsu Kitô thì chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô thì chúng ta cùng sống với Người (Rm 6, 3.8). Như thế, chúng ta tràn đầy niềm hy vọng vào sự sống lại và chúng ta cũng hy vọng: ông bà tổ tiên, những người thân yêu của chúng ta đã an nghỉ trong Chúa Kitô sẽ được Chúa cho chỗi dậy từ cõi chết để bước vào đời sống mới, đời sống vĩnh cửu. Vì thật vậy: "Gieo xuống thì hư hoại, chỗi dậy thì bất diệt. Gieo xuống thì hèn hạ, chỗi dậy thì mạnh mẽ" (I Cr.15,42-43).
Hiệp dâng Thánh lễ hôm nay, chúng ta tưởng nhớ, cầu nguyện cho ông bà tổ tiên, cho những người thân yêu của chúng ta, đồng thời để cảm nghiệm sâu xa hơn Tình Yêu thương của TC, Tình yêu của Đấng ban sự sống và làm cho sống lại. Ước gì niềm tin vào sự sống đời sau -niềm tin mà chúng ta vẫn hằng tuyên xưng trong kinh tin kính- niềm tin đã quy tụ chúng ta tại đất thánh đây- giúp chúng ta sống cuộc đời này một cách tích cực và ý nghĩa hơn. Amen.
BÀI ĐĂNG MỚI
-
▼
2009
(83)
-
▼
tháng 10
(11)
- Bài giảng lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (Thành...
- Bài giảng lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (Thành...
- Bài giảng lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (Thành...
- Bài giảng Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (Văn H...
- Bài giảng Lễ Các Thánh (Thành Tiến)
- Bài giảng lễ các thánh nam nữ (Văn Hương)
- CN-XXX-TN-B
- Trang web xứ An Long - Mỹ Tho
- Hình ảnh ngày họp lớp
- CHƯƠNG TRÌNH HỌP LỚP KHÓA 6 ĐCV ST GIUSE 2009
- CHƯƠNG TRÌNH HỌP LỚP (mới)
-
▼
tháng 10
(11)
Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2009
Bài giảng lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (Thành Tiến)
02.11- các đẳng linh hồn
CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ QUA ĐỜI
I. LỜI ĐẦU LỄ
Kính thưa quý OBACE,Hôm qua, chúng ta đã mừng lễ các thánh, nghĩa là mừng những người đã trải qua thanh luyện, và đã khải hoàn vinh quang thiên quốc.
Hôm nay, chúng ta nhớ và cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện tội. Trong đó, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân yêu của chúng ta và mọi tín hữu đã qua đời. Các ngài đang phải chịu thanh tẩy và rất cần đến lời cầu nguyện của chúng ta.
Tham dự thánh lễ hôm nay, chúng ta ghi nhớ công ơn của các vị tiền nhân; chúng ta cũng cầu nguyện, nài xin Chúa tha thứ, giảm những hình phạt các ngài phải chịu do thiếu sót, lỗi lầm khi còn sống để các ngài được mau chóng vào hưởng hạnh phúc trong nước Chúa.
II. GIẢNG
Kính thưa quý OBACE,Hôm nay, chúng ta hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho những người tín hữu đã qua đời; trong đó có thể là cha mẹ, bà con họ hàng những người thân yêu của chúng ta đã an nghỉ; mà -vì những lỗi lầm thiếu sót khi còn sống- đang còn phải đang thanh luyện trong luyện ngục.Nói tới luyện ngục, hẳn chúng ta không khỏi có những cảm nghĩ vui buồn lẫn lộn. Vui vì người vào đó sớm muộn gì rồi cũng sẽ có ngày ra. Buồn vì các tín hữu; cách riêng những người thân yêu của chúng ta đã qua đời đang phải chịu nhiều đau khổ?
Hiểu như vậy để chúng ta gia tăng cầu nguyện cho các ngài.Ngay từ xa xưa, Giáo Hội vẫn tin rằng những người đã chết trong tình trạng ơn nghĩa cùng Chúa, nhưng còn vướng mắc những tội nhẹ, hay chưa đền bù hết những hình phạt tạm bởi tội, sẽ phải vào luyện ngục đền bù cho xong, rồi mới được lên thiên đàng, hưởng hạnh phúc muôn đời cùng Chúa.
Cựu Ước đã đề cập tới luyện ngục khi ghi lại hành động cao đẹp của ông Macabêô. Sau cuộc chiến, ông đã quyên tiền gửi về Giêrusalem để dâng của lễ xóa tội cho một số anh em binh lính đã chết, mà lúc còn sống đã mang trong mình những ảnh tượng ngẫu thần, là điều mà lề luật Do Thái ngăn cấm.Chúa Giêsu trong Tin Mừng cũng đã nói về luyện ngục:- Hãy liệu làm hòa với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc đường với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa ngươi ra trước mặt quan tòa, quan tòa lại trao ngươi cho tên lính canh và ngươi sẽ bị tống vào ngục. Ta bảo thật cho ngươi biết: ngươi sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng (Mt 5,25).
Ra khỏi đó, là ra khỏi luyện ngục. Tuy nhiên, việc ra khỏi luyện ngục lâu hay mau, còn tùy thuộc vào thời gian đền bù. Thật vậy, đối với người chết trong tình trạng mất ân sủng, nghĩa là phạm tội trọng mà không kịp ăn năn thì đời đời phải trầm luân trong hỏa ngục. [xuống hỏa ngục rồi thì “botay.com!” không còn cơ hội hưởng kiến tôn nhan Chúa; bao nhiêu thánh lễ hay kinh nguyện cũng ra vô ích!]. Người nào khi còn sống phạm tội nhẹ mà chưa đền bù cho đủ thì sẽ được thanh luyện trong luyện ngục; ai phạm tội trọng nhưng đã xưng tội hay thực tình ăn năn thì tội trọng đó đã được tha, án phạt trầm luân đời đỡi đã được xóa bỏ, nhưng hình phạt tạm, nếu chưa lập công đức hay đền bù đủ ở đời này thì phải đền đời trong luyện ngục.Những linh hồn trong luyện ngục phải chịu đau khổ, nhưng không còn lập được công như khi còn sống ở trần gian, bởi vì thời gian lập công đã hết. Các ngài phải chịu đau khổ, nhưng lại không thể tự cứu lấy mình được. Các ngài phải ở đó cho tới khi “trả hết đồng xu cuối cùng”.
Do đó, trong mầu nhiệm các thánh thông công, các linh hồn rất cần lời cầu nguyện của người còn sống. Những người còn đang sống có thể dâng lời kinh, hy sinh, thánh lễ, hay ân xá để xin Chúa thứ tha, sớm giải thoát những linh hồn nơi luyện ngục. Những linh hồn đó có thể có ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn hữu của chúng ta. Thế nhưng, để lãnh nhận ân xá chuyển cầu cho các linh hồn, trước hết, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy cố gắng cải thiện đời sống, xa tránh tội lỗi, thực thi những việc bác ái yêu thương, giữ các điều kiện thông thường để lãnh nhận ân xá chỉ cho các linh hồn nơi luyện ngục. Đó vừa là cách chúng ta đền ơn, đáp nghĩa những người đã qua đời vừa là cách thức lập công để chính bản thân chúng ta cũng được giảm bớt thời gian thanh luyện sau khi chết.
Và đó cũng chính là ý nghĩa của thánh lễ hôm nay. Amen.
CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ QUA ĐỜI
I. LỜI ĐẦU LỄ
Kính thưa quý OBACE,Hôm qua, chúng ta đã mừng lễ các thánh, nghĩa là mừng những người đã trải qua thanh luyện, và đã khải hoàn vinh quang thiên quốc.
Hôm nay, chúng ta nhớ và cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện tội. Trong đó, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân yêu của chúng ta và mọi tín hữu đã qua đời. Các ngài đang phải chịu thanh tẩy và rất cần đến lời cầu nguyện của chúng ta.
Tham dự thánh lễ hôm nay, chúng ta ghi nhớ công ơn của các vị tiền nhân; chúng ta cũng cầu nguyện, nài xin Chúa tha thứ, giảm những hình phạt các ngài phải chịu do thiếu sót, lỗi lầm khi còn sống để các ngài được mau chóng vào hưởng hạnh phúc trong nước Chúa.
II. GIẢNG
Kính thưa quý OBACE,Hôm nay, chúng ta hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho những người tín hữu đã qua đời; trong đó có thể là cha mẹ, bà con họ hàng những người thân yêu của chúng ta đã an nghỉ; mà -vì những lỗi lầm thiếu sót khi còn sống- đang còn phải đang thanh luyện trong luyện ngục.Nói tới luyện ngục, hẳn chúng ta không khỏi có những cảm nghĩ vui buồn lẫn lộn. Vui vì người vào đó sớm muộn gì rồi cũng sẽ có ngày ra. Buồn vì các tín hữu; cách riêng những người thân yêu của chúng ta đã qua đời đang phải chịu nhiều đau khổ?
Hiểu như vậy để chúng ta gia tăng cầu nguyện cho các ngài.Ngay từ xa xưa, Giáo Hội vẫn tin rằng những người đã chết trong tình trạng ơn nghĩa cùng Chúa, nhưng còn vướng mắc những tội nhẹ, hay chưa đền bù hết những hình phạt tạm bởi tội, sẽ phải vào luyện ngục đền bù cho xong, rồi mới được lên thiên đàng, hưởng hạnh phúc muôn đời cùng Chúa.
Cựu Ước đã đề cập tới luyện ngục khi ghi lại hành động cao đẹp của ông Macabêô. Sau cuộc chiến, ông đã quyên tiền gửi về Giêrusalem để dâng của lễ xóa tội cho một số anh em binh lính đã chết, mà lúc còn sống đã mang trong mình những ảnh tượng ngẫu thần, là điều mà lề luật Do Thái ngăn cấm.Chúa Giêsu trong Tin Mừng cũng đã nói về luyện ngục:- Hãy liệu làm hòa với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc đường với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa ngươi ra trước mặt quan tòa, quan tòa lại trao ngươi cho tên lính canh và ngươi sẽ bị tống vào ngục. Ta bảo thật cho ngươi biết: ngươi sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng (Mt 5,25).
Ra khỏi đó, là ra khỏi luyện ngục. Tuy nhiên, việc ra khỏi luyện ngục lâu hay mau, còn tùy thuộc vào thời gian đền bù. Thật vậy, đối với người chết trong tình trạng mất ân sủng, nghĩa là phạm tội trọng mà không kịp ăn năn thì đời đời phải trầm luân trong hỏa ngục. [xuống hỏa ngục rồi thì “botay.com!” không còn cơ hội hưởng kiến tôn nhan Chúa; bao nhiêu thánh lễ hay kinh nguyện cũng ra vô ích!]. Người nào khi còn sống phạm tội nhẹ mà chưa đền bù cho đủ thì sẽ được thanh luyện trong luyện ngục; ai phạm tội trọng nhưng đã xưng tội hay thực tình ăn năn thì tội trọng đó đã được tha, án phạt trầm luân đời đỡi đã được xóa bỏ, nhưng hình phạt tạm, nếu chưa lập công đức hay đền bù đủ ở đời này thì phải đền đời trong luyện ngục.Những linh hồn trong luyện ngục phải chịu đau khổ, nhưng không còn lập được công như khi còn sống ở trần gian, bởi vì thời gian lập công đã hết. Các ngài phải chịu đau khổ, nhưng lại không thể tự cứu lấy mình được. Các ngài phải ở đó cho tới khi “trả hết đồng xu cuối cùng”.
Do đó, trong mầu nhiệm các thánh thông công, các linh hồn rất cần lời cầu nguyện của người còn sống. Những người còn đang sống có thể dâng lời kinh, hy sinh, thánh lễ, hay ân xá để xin Chúa thứ tha, sớm giải thoát những linh hồn nơi luyện ngục. Những linh hồn đó có thể có ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn hữu của chúng ta. Thế nhưng, để lãnh nhận ân xá chuyển cầu cho các linh hồn, trước hết, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy cố gắng cải thiện đời sống, xa tránh tội lỗi, thực thi những việc bác ái yêu thương, giữ các điều kiện thông thường để lãnh nhận ân xá chỉ cho các linh hồn nơi luyện ngục. Đó vừa là cách chúng ta đền ơn, đáp nghĩa những người đã qua đời vừa là cách thức lập công để chính bản thân chúng ta cũng được giảm bớt thời gian thanh luyện sau khi chết.
Và đó cũng chính là ý nghĩa của thánh lễ hôm nay. Amen.
Bài giảng lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (Thành Tiến)
02.11- CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ QUA ĐỜI
I. LỜI ĐẦU LỄ
Kính thưa quý OBACE,
Hôm qua, chúng ta đã mừng lễ các thánh, nghĩa là mừng những người đã trải qua thanh luyện, và đã khải hoàn vinh quang thiên quốc.
Hôm nay, chúng ta nhớ và cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện tội. Trong đó, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân yêu của chúng ta và mọi tín hữu đã qua đời. Các ngài đang phải chịu thanh tẩy và rất cần đến lời cầu nguyện của chúng ta.
Tham dự thánh lễ hôm nay, chúng ta ghi nhớ công ơn của các vị tiền nhân; chúng ta cũng cầu nguyện, nài xin Chúa tha thứ, giảm những hình phạt các ngài phải chịu do thiếu sót, lỗi lầm khi còn sống để các ngài được mau chóng vào hưởng hạnh phúc trong nước Chúa.
II. GIẢNG
Kính thưa quý OBACE,
Thánh lễ chúng ta mừng hôm nay làm nổi bật tín điều các thánh thông công. Nếu hôm qua chúng ta mừng kính các thánh trên trời, thì hôm nay, chúng ta -những người còn tại thế- dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục.
Vậy luyện ngục là gì? Tại sao có luyện ngục?
Hai chữ luyện ngục gợi cho chúng ta biết đó là nơi đau khổ, đền bù và thanh luyện. Luyện ngục thường được diễn tả qua hình ảnh lò lửa rực cháy, thiêu đốt các linh hồn. Nhìn hình ảnh đó, nhiều người cho rằng: Hình phạt luyện ngục trái ngược với lòng nhân từ và thương xót của Chúa. Ngài là Đấng nhân từ sẽ tha thứ cho chúng ta một cách nhưng không, mà chẳng cần phải đền bù thanh luyện chi cả.Thật ra, Thiên Chúa là Đấng nhân từ nhưng cũng là Đấng rất mực công minh. Tác giả Thánh vịnh 118 đã viết: “Thiên Chúa thật công bằng và phán quyết của Ngài thật ngay thẳng”.
Chính Chúa Giêsu cũng đã xác quyết: “Ngươi sẽ không ra khỏi đó cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng”.Các nhà tu đức cho rằng: các linh hồn đều cảm nhận sự bất xứng của bản thân trước tôn nhan Chúa; cho nên, các ngài cũng mong mỏi được thanh luyện hầu xứng đáng hơn để diện kiến Thiên Chúa đời đời.
Hơn nữa, luyện ngục tuy đau khổ nhưng là đau khổ tràn đầy hy vọng. Đau khổ: vì có thể nói hình phạt ở luyện ngục cũng ‘nóng’ như hình phạt ở hỏa ngục; Hy vọng: vì luyện ngục thì chỉ là hình phạt tạm thời, còn ở hỏa ngục thì vĩnh viễn; và phải đời đời xa cách Chúa.Hay nói một các khác:
Các linh hồn trong luyện tội đau khổ vì phải chịu ‘nung nấu’ và phải tạm thời xa cách Chúa. Nhưng đồng thời cũng hy vọng vì một ngày kia, họ sẽ được nhìn ngắm tôn nhan Chúa, mặt đối mặt.
Như thế, lòng thương xót và sự công bằng của Thiên Chúa thoạt xem ra như tương phản, nhưng lại vô cùng hòa hợp với nhau.Thực vậy, trong khi sự công bằng đòi phải đền bù và thanh luyện, thì lòng thương xót Chúa lại đưa ra những phương tiện, những cách thức giúp đỡ để các linh hồn được rút ngắn thời gian đau khổ. Điều này làm nên ý nghĩa của mầu nhiệm hiệp thông, hay mầu nhiệm các thánh thông công.
Trong ý nghĩa đó, cầu nguyện cho những người đã qua đời vừa thể hiện chữ hiếu, chữ tình vừa làm nên giá trị hiệp thông tương trợ.Chính vì vậy mà Thiên Chúa nhân từ -qua Giáo Hội- đã mở kho tàng ơn cứu rỗi là kinh nguyện, thánh lễ, ân xá để chúng ta -những người còn sống- hiệp thông chuyển cầu cho các linh hồn trong luyện tội.
Cũng xin được nhắc lại điều kiện để lãnh ơn toàn xá trong những ngày đầu tiên của tháng 11 này:
1. Từ trưa ngày lễ các thánh đến nửa đêm ngày cầu cho các tín hữu đã qua đời, ai viếng nhà thờ, nhà nguyện, đọc 1 kinh lạy cha, một kinh tin kính, thì được hưởng một ơn đại xá, với những điều kiện theo thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng) nhưng phải nhường lại cho các linh hồn. Mỗi ngày được hưởng một lần mà thôi. Ai bị ngăn trở, có thể viếng nhà thờ, nhà nguyện, lãnh ơn đại xá vào Chúa nhật trước hay Chúa nhật sau.
2. Từ ngày 01-08/11 này, các tín hữu thành kính đi viếng nghĩa trang, và dù có cầu nguyện thầm cho các linh hồn, thì cũng được hưởng một ơn đại xá, với những điều kiện theo thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng) nhưng phải nhường lại cho các linh hồn (trong 8 ngày, mỗi ngày được hưởng một lần mà thôi).3. Các ngày khác trong năm, khi đi viếng nghĩa địa và cầu nguyện cho các linh hồn, thì được hưởng nhờ ơn tiểu xá (Ench. Indulg., ấn bản 1999, concessio 29)Vậy, ân xá là gì? Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn hưởng nhờ ân xá, người Kitô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều Hội Thánh quy định. [Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Đức Kitô và các thánh].
Ơn Đại xá hay toàn xá là ơn tha toàn bộ hình phạt tạm.
Ơn tiểu xá là tha một phần hình phạt tạm. Mọi tín hữu đều có thể hưởng ân xá, hoặc nhường cho người qua đời. (GLCG số 1471).
Như thế, có thể nói nếu một linh hồn được hưởng trọn một ơn đại xá thì lập tức được lên thiên đàng; còn nhận một ơn tiểu xá thì được giảm hình phạt và được sớm hưởng kiến tôn nhan Chúa. Hiểu về luyện tội và ân xá như thế, chúng ta biết rằng -trong mầu nhiệm các thánh thông công- các linh hồn đang rất cần lời cầu nguyện và ơn lành của chúng ta.
Xin cho chúng ta báo hiếu ông bà tổ tiên, những người thân yêu và mọi tín hữu đã qua đời bằng việc dọn mình xưng tội, lãnh nhận ân xá chuyển cho các ngài; và như thế, khi về nước trời, các ngài lại phù trợ và cầu bầu đặc lực cho chúng ta trước tòa uy linh Thiên Chúa. Amen.
Thành Tiến
I. LỜI ĐẦU LỄ
Kính thưa quý OBACE,
Hôm qua, chúng ta đã mừng lễ các thánh, nghĩa là mừng những người đã trải qua thanh luyện, và đã khải hoàn vinh quang thiên quốc.
Hôm nay, chúng ta nhớ và cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện tội. Trong đó, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân yêu của chúng ta và mọi tín hữu đã qua đời. Các ngài đang phải chịu thanh tẩy và rất cần đến lời cầu nguyện của chúng ta.
Tham dự thánh lễ hôm nay, chúng ta ghi nhớ công ơn của các vị tiền nhân; chúng ta cũng cầu nguyện, nài xin Chúa tha thứ, giảm những hình phạt các ngài phải chịu do thiếu sót, lỗi lầm khi còn sống để các ngài được mau chóng vào hưởng hạnh phúc trong nước Chúa.
II. GIẢNG
Kính thưa quý OBACE,
Thánh lễ chúng ta mừng hôm nay làm nổi bật tín điều các thánh thông công. Nếu hôm qua chúng ta mừng kính các thánh trên trời, thì hôm nay, chúng ta -những người còn tại thế- dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục.
Vậy luyện ngục là gì? Tại sao có luyện ngục?
Hai chữ luyện ngục gợi cho chúng ta biết đó là nơi đau khổ, đền bù và thanh luyện. Luyện ngục thường được diễn tả qua hình ảnh lò lửa rực cháy, thiêu đốt các linh hồn. Nhìn hình ảnh đó, nhiều người cho rằng: Hình phạt luyện ngục trái ngược với lòng nhân từ và thương xót của Chúa. Ngài là Đấng nhân từ sẽ tha thứ cho chúng ta một cách nhưng không, mà chẳng cần phải đền bù thanh luyện chi cả.Thật ra, Thiên Chúa là Đấng nhân từ nhưng cũng là Đấng rất mực công minh. Tác giả Thánh vịnh 118 đã viết: “Thiên Chúa thật công bằng và phán quyết của Ngài thật ngay thẳng”.
Chính Chúa Giêsu cũng đã xác quyết: “Ngươi sẽ không ra khỏi đó cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng”.Các nhà tu đức cho rằng: các linh hồn đều cảm nhận sự bất xứng của bản thân trước tôn nhan Chúa; cho nên, các ngài cũng mong mỏi được thanh luyện hầu xứng đáng hơn để diện kiến Thiên Chúa đời đời.
Hơn nữa, luyện ngục tuy đau khổ nhưng là đau khổ tràn đầy hy vọng. Đau khổ: vì có thể nói hình phạt ở luyện ngục cũng ‘nóng’ như hình phạt ở hỏa ngục; Hy vọng: vì luyện ngục thì chỉ là hình phạt tạm thời, còn ở hỏa ngục thì vĩnh viễn; và phải đời đời xa cách Chúa.Hay nói một các khác:
Các linh hồn trong luyện tội đau khổ vì phải chịu ‘nung nấu’ và phải tạm thời xa cách Chúa. Nhưng đồng thời cũng hy vọng vì một ngày kia, họ sẽ được nhìn ngắm tôn nhan Chúa, mặt đối mặt.
Như thế, lòng thương xót và sự công bằng của Thiên Chúa thoạt xem ra như tương phản, nhưng lại vô cùng hòa hợp với nhau.Thực vậy, trong khi sự công bằng đòi phải đền bù và thanh luyện, thì lòng thương xót Chúa lại đưa ra những phương tiện, những cách thức giúp đỡ để các linh hồn được rút ngắn thời gian đau khổ. Điều này làm nên ý nghĩa của mầu nhiệm hiệp thông, hay mầu nhiệm các thánh thông công.
Trong ý nghĩa đó, cầu nguyện cho những người đã qua đời vừa thể hiện chữ hiếu, chữ tình vừa làm nên giá trị hiệp thông tương trợ.Chính vì vậy mà Thiên Chúa nhân từ -qua Giáo Hội- đã mở kho tàng ơn cứu rỗi là kinh nguyện, thánh lễ, ân xá để chúng ta -những người còn sống- hiệp thông chuyển cầu cho các linh hồn trong luyện tội.
Cũng xin được nhắc lại điều kiện để lãnh ơn toàn xá trong những ngày đầu tiên của tháng 11 này:
1. Từ trưa ngày lễ các thánh đến nửa đêm ngày cầu cho các tín hữu đã qua đời, ai viếng nhà thờ, nhà nguyện, đọc 1 kinh lạy cha, một kinh tin kính, thì được hưởng một ơn đại xá, với những điều kiện theo thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng) nhưng phải nhường lại cho các linh hồn. Mỗi ngày được hưởng một lần mà thôi. Ai bị ngăn trở, có thể viếng nhà thờ, nhà nguyện, lãnh ơn đại xá vào Chúa nhật trước hay Chúa nhật sau.
2. Từ ngày 01-08/11 này, các tín hữu thành kính đi viếng nghĩa trang, và dù có cầu nguyện thầm cho các linh hồn, thì cũng được hưởng một ơn đại xá, với những điều kiện theo thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng) nhưng phải nhường lại cho các linh hồn (trong 8 ngày, mỗi ngày được hưởng một lần mà thôi).3. Các ngày khác trong năm, khi đi viếng nghĩa địa và cầu nguyện cho các linh hồn, thì được hưởng nhờ ơn tiểu xá (Ench. Indulg., ấn bản 1999, concessio 29)Vậy, ân xá là gì? Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn hưởng nhờ ân xá, người Kitô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều Hội Thánh quy định. [Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Đức Kitô và các thánh].
Ơn Đại xá hay toàn xá là ơn tha toàn bộ hình phạt tạm.
Ơn tiểu xá là tha một phần hình phạt tạm. Mọi tín hữu đều có thể hưởng ân xá, hoặc nhường cho người qua đời. (GLCG số 1471).
Như thế, có thể nói nếu một linh hồn được hưởng trọn một ơn đại xá thì lập tức được lên thiên đàng; còn nhận một ơn tiểu xá thì được giảm hình phạt và được sớm hưởng kiến tôn nhan Chúa. Hiểu về luyện tội và ân xá như thế, chúng ta biết rằng -trong mầu nhiệm các thánh thông công- các linh hồn đang rất cần lời cầu nguyện và ơn lành của chúng ta.
Xin cho chúng ta báo hiếu ông bà tổ tiên, những người thân yêu và mọi tín hữu đã qua đời bằng việc dọn mình xưng tội, lãnh nhận ân xá chuyển cho các ngài; và như thế, khi về nước trời, các ngài lại phù trợ và cầu bầu đặc lực cho chúng ta trước tòa uy linh Thiên Chúa. Amen.
Thành Tiến
Bài giảng Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (Văn Hương)
LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI.
Chủ đề : Sống chữ hiếu như ý Chúa.Matthêô 15,1-6.
------------------------------------------------------------------------------------------------Kính thưa quý ông bà và anh chị em,
Truyền thống của người công Giáo, ngày mồng 2 tháng 11 được dành riêng để cầu nguyện cho các linh hồn. Cách riêng, chúng ta nhớ đến tổ tiên, ông bà cha mẹ, anh chị em bằng hữu đã khuất và cầu nguyện cho họ. Đây là lý do nói lên sự hiện diện của chúng ta trong nghĩa trang này. Những hành vi chúng ta làm cho những người quá cố như : thắp một nén hương đặt bên phần mộ, đọc kinh cầu hồn…, không chỉ biểu lộ lòng tin vào Chúa Kitô đã chết và sống lại, cũng như tin rằng những người đã an giấc trong Đức Giêsu Kitô, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng với Ngài, nhưng còn diễn tả tấm lòng thảo hiếu, biết ơn hướng về cội nguồn :Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn.
Quả vậy, không ai trong chúng ta từ lổ nẻ chui lên, sự hiện hữu của chúng ta không chỉ là ân ban, là thánh ý Thiên Chúa, nhưng còn là một phần của tổ tiên, ông bà cha mẹ. Vì thế, thảo hiếu đối với các ngài, không chỉ dừng lại ở mức độ bổn phận, mang tính nghĩa vụ phải chu toàn, nhưng còn vì Thiên Chúa muốn như thế. Tức sự hiếu thảo không do con người đặt ra, nhưng do bởi thánh ý Thiên Chúa, mà những gì xuất phát từ Thiên Chúa thì con người không thể thay đổi. Trong thập giới, điều răn thảo kính cha mẹ được xếp ngay sau những việc phải làm đối với Thiên Chúa. Sách Đệ nhị luật chương 5 câu 16 nói đến những giá trị thực tiễn mà con người được Thiên Chúa ban thưởng khi chu toàn bổn phận làm con : "Hãy trọng kính cha mẹ như Giavê Thiên Chúa của ngươi đã truyền cho ngươi, ngõ hầu ngày đời ngươi kéo dài, và phúc đến cho ngươi trên thửa đất Giavê Thiên Chúa của ngươi sắp ban cho ngươi"(Đnl 5,16). Còn sách Huấn ca coi việc thảo kính cha mẹ như một phương thế để có thể được ơn cứu độ : "Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu" (Hc 3,3-4). Như thế, chữ hiếu được Thánh kinh đề cao và coi trọng đồng thời chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống chúng ta. Khi thuật lại việc Chúa Giêsu tranh luận với những người biệt phái và Kinh sư về các tập tục truyền thống của tiền nhân. Thánh sử Marcô nói với chúng ta thái độ của Chúa Giêsu, Người lên án chủ nghĩa hình thức, nhất là trách nhiệm thảo kính Cha mẹ, vì trong đời sống người Do thái thời đó, giới răn thứ tư đã bị các tập tục của Biệt phái coi nhẹ và xếp sau một số quy luật về phụng tự. Chúa Giêsu Lặp lại bản chất đúng thực cho các sự việc. Theo đó, việc thảo kính cha mẹ trong mọi dân tộc là một điều tất yếu, không luật lệ tế tự nào có thể huỷ bỏ được ! "Quả thế, Thiên Chúa dạy : ngươi hãy thờ cha kính mẹ ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo : “Ai nói với cha mẹ rằng : những gì con có thể giúp cha mẹ đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa”. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa"(Mt 15, 4-6). Lời này của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nhìn lại cách cư xử với ông bà, cha mẹ của mình. Đời sống hiếu thảo không do áp lực của xã hội, nhưng được xây dựng trên nền tảng của đức mến và với sự soi dẫn của lời Chúa. Những cử chỉ bề ngoài không quan trọng, những "tấm lòng" mới đáng kể: Thảo kính cha mẹỉ cho có vẻ thảo kính sẽ không có giá trị gì. Việc thảo kính cần phải diễn tả bằng những tâm tình thâm sâu. Tục ngữ Việt Nam có nói : của cho không bằng cách cho, mọi hành vi nhân linh phải có mục đích chuyển tải tình yêu, mà Thiên Chúa là nguồn gốc. Có như thế, việc thảo kính cha mẹ của chúng ta mới thực sự có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Sách huấn ca nói : chúng ta là tài sản quý báu của tổ tiên và ông bà cha mẹ. Bởi chưng dòng dõi của các ngài giữ vững các điều giao ước. Việc ca ngợi công đức của các ngài chính là lòng trung thành với Thiên Chúa của con cháu. Do đó, việc thảo kính tổ tiên, ông bà cha mẹ, anh chị em bằng hữu đã khuất, không dừng lại ở những việc làm bên ngoài mà phải đi vào nội tâm. Ở đây, chúng ta nhìn lại chính mình, xét lại mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa – Đấng cho chúng ta hiện hữu – và mối tương quan của chúng ta với tha nhân, nhất là những người trong dòng tộc, để từ đó chúng ta sống chữ hiếu không chỉ như ý Chúa muốn mà còn trở nên gương mẫu cho người khác.
Kính thưa quý ông bà và anh chị em,Hôm nay chúng ta quây quần nơi đây trong ngày lễ cầu nguyện cho các đẳng linh hồn. Chúng ta đang đứng bên phần mộ của những người rất thân thương của chúng ta. Họ đã có một thời gian sống với chúng ta. Họ đã một đời gắn bó với chúng ta. Họ có thể là cha, là mẹ, là anh em bè bạn của chúng ta. Thế nhưng, “một cơn gió thoảng” đã khiến họ xa cách chúng ta ngàn trùng. Nhìn xuống nấm mộ mà lòng nghẹn ngào thốt lên : Phận người thật mong manh. Cuộc đời thật chóng vánh. Bởi đó, Nếu không tin vào sự sống mai sau và lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa thì chẳng ai tưởng nhớ đến họ làm gì, vì mọi lời cầu nguyện và nghĩa cử chúng ta làm cho người chết đều trở nên vô nghĩa và việc thể hiện lòng hiếu thảo chẳng qua là lấy tiếng với đời hoặc để trấn an lương tâm. Ước gì khi chúng ta dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho những người đã khuất là chúng ta không những trực tiếp bày tỏ lòng biết ơn, thảo hiếu mà còn tuyên xưng niềm tin vào lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa – Đấng muốn những kẻ tin nhận Ngài, được Ngài mạc khải cho biết Danh Chúa Cha – được chung hưởng phần phúc vinh quang thiên quốc : “Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng : Con ở đâu chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha yêu mến con trước khi tạo thành thế gian”(Ga 17,24). Xin cho lời Thánh Phaolô trong thư gửi Ephêsô nhắc nhớ chúng ta chu toàn bậc sống của mình hằng ngày : "Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ, đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa : để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này. Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy"(Ep 6,1.4b). Được như vậy, thì lời nguyện cầu cho các linh hồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc của chúng ta chắc chắn được Chúa chấp nhận. Vì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta đặc ân được cộng tác vào công nghiệp của Chúa Kitô để cứu độ bản thân và cứu độ đồng loại, mặc dù chúng ta tội lỗi bất xứng. Xin Chúa cho chúng ta luôn ý thức được điều đó để chúng ta sống tốt bổn phận của mình đối với những người đã qua đời. Amen
Chủ đề : Sống chữ hiếu như ý Chúa.Matthêô 15,1-6.
------------------------------------------------------------------------------------------------Kính thưa quý ông bà và anh chị em,
Truyền thống của người công Giáo, ngày mồng 2 tháng 11 được dành riêng để cầu nguyện cho các linh hồn. Cách riêng, chúng ta nhớ đến tổ tiên, ông bà cha mẹ, anh chị em bằng hữu đã khuất và cầu nguyện cho họ. Đây là lý do nói lên sự hiện diện của chúng ta trong nghĩa trang này. Những hành vi chúng ta làm cho những người quá cố như : thắp một nén hương đặt bên phần mộ, đọc kinh cầu hồn…, không chỉ biểu lộ lòng tin vào Chúa Kitô đã chết và sống lại, cũng như tin rằng những người đã an giấc trong Đức Giêsu Kitô, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng với Ngài, nhưng còn diễn tả tấm lòng thảo hiếu, biết ơn hướng về cội nguồn :Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn.
Quả vậy, không ai trong chúng ta từ lổ nẻ chui lên, sự hiện hữu của chúng ta không chỉ là ân ban, là thánh ý Thiên Chúa, nhưng còn là một phần của tổ tiên, ông bà cha mẹ. Vì thế, thảo hiếu đối với các ngài, không chỉ dừng lại ở mức độ bổn phận, mang tính nghĩa vụ phải chu toàn, nhưng còn vì Thiên Chúa muốn như thế. Tức sự hiếu thảo không do con người đặt ra, nhưng do bởi thánh ý Thiên Chúa, mà những gì xuất phát từ Thiên Chúa thì con người không thể thay đổi. Trong thập giới, điều răn thảo kính cha mẹ được xếp ngay sau những việc phải làm đối với Thiên Chúa. Sách Đệ nhị luật chương 5 câu 16 nói đến những giá trị thực tiễn mà con người được Thiên Chúa ban thưởng khi chu toàn bổn phận làm con : "Hãy trọng kính cha mẹ như Giavê Thiên Chúa của ngươi đã truyền cho ngươi, ngõ hầu ngày đời ngươi kéo dài, và phúc đến cho ngươi trên thửa đất Giavê Thiên Chúa của ngươi sắp ban cho ngươi"(Đnl 5,16). Còn sách Huấn ca coi việc thảo kính cha mẹ như một phương thế để có thể được ơn cứu độ : "Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu" (Hc 3,3-4). Như thế, chữ hiếu được Thánh kinh đề cao và coi trọng đồng thời chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống chúng ta. Khi thuật lại việc Chúa Giêsu tranh luận với những người biệt phái và Kinh sư về các tập tục truyền thống của tiền nhân. Thánh sử Marcô nói với chúng ta thái độ của Chúa Giêsu, Người lên án chủ nghĩa hình thức, nhất là trách nhiệm thảo kính Cha mẹ, vì trong đời sống người Do thái thời đó, giới răn thứ tư đã bị các tập tục của Biệt phái coi nhẹ và xếp sau một số quy luật về phụng tự. Chúa Giêsu Lặp lại bản chất đúng thực cho các sự việc. Theo đó, việc thảo kính cha mẹ trong mọi dân tộc là một điều tất yếu, không luật lệ tế tự nào có thể huỷ bỏ được ! "Quả thế, Thiên Chúa dạy : ngươi hãy thờ cha kính mẹ ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo : “Ai nói với cha mẹ rằng : những gì con có thể giúp cha mẹ đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa”. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa"(Mt 15, 4-6). Lời này của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nhìn lại cách cư xử với ông bà, cha mẹ của mình. Đời sống hiếu thảo không do áp lực của xã hội, nhưng được xây dựng trên nền tảng của đức mến và với sự soi dẫn của lời Chúa. Những cử chỉ bề ngoài không quan trọng, những "tấm lòng" mới đáng kể: Thảo kính cha mẹỉ cho có vẻ thảo kính sẽ không có giá trị gì. Việc thảo kính cần phải diễn tả bằng những tâm tình thâm sâu. Tục ngữ Việt Nam có nói : của cho không bằng cách cho, mọi hành vi nhân linh phải có mục đích chuyển tải tình yêu, mà Thiên Chúa là nguồn gốc. Có như thế, việc thảo kính cha mẹ của chúng ta mới thực sự có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Sách huấn ca nói : chúng ta là tài sản quý báu của tổ tiên và ông bà cha mẹ. Bởi chưng dòng dõi của các ngài giữ vững các điều giao ước. Việc ca ngợi công đức của các ngài chính là lòng trung thành với Thiên Chúa của con cháu. Do đó, việc thảo kính tổ tiên, ông bà cha mẹ, anh chị em bằng hữu đã khuất, không dừng lại ở những việc làm bên ngoài mà phải đi vào nội tâm. Ở đây, chúng ta nhìn lại chính mình, xét lại mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa – Đấng cho chúng ta hiện hữu – và mối tương quan của chúng ta với tha nhân, nhất là những người trong dòng tộc, để từ đó chúng ta sống chữ hiếu không chỉ như ý Chúa muốn mà còn trở nên gương mẫu cho người khác.
Kính thưa quý ông bà và anh chị em,Hôm nay chúng ta quây quần nơi đây trong ngày lễ cầu nguyện cho các đẳng linh hồn. Chúng ta đang đứng bên phần mộ của những người rất thân thương của chúng ta. Họ đã có một thời gian sống với chúng ta. Họ đã một đời gắn bó với chúng ta. Họ có thể là cha, là mẹ, là anh em bè bạn của chúng ta. Thế nhưng, “một cơn gió thoảng” đã khiến họ xa cách chúng ta ngàn trùng. Nhìn xuống nấm mộ mà lòng nghẹn ngào thốt lên : Phận người thật mong manh. Cuộc đời thật chóng vánh. Bởi đó, Nếu không tin vào sự sống mai sau và lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa thì chẳng ai tưởng nhớ đến họ làm gì, vì mọi lời cầu nguyện và nghĩa cử chúng ta làm cho người chết đều trở nên vô nghĩa và việc thể hiện lòng hiếu thảo chẳng qua là lấy tiếng với đời hoặc để trấn an lương tâm. Ước gì khi chúng ta dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho những người đã khuất là chúng ta không những trực tiếp bày tỏ lòng biết ơn, thảo hiếu mà còn tuyên xưng niềm tin vào lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa – Đấng muốn những kẻ tin nhận Ngài, được Ngài mạc khải cho biết Danh Chúa Cha – được chung hưởng phần phúc vinh quang thiên quốc : “Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng : Con ở đâu chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha yêu mến con trước khi tạo thành thế gian”(Ga 17,24). Xin cho lời Thánh Phaolô trong thư gửi Ephêsô nhắc nhớ chúng ta chu toàn bậc sống của mình hằng ngày : "Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ, đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa : để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này. Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy"(Ep 6,1.4b). Được như vậy, thì lời nguyện cầu cho các linh hồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc của chúng ta chắc chắn được Chúa chấp nhận. Vì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta đặc ân được cộng tác vào công nghiệp của Chúa Kitô để cứu độ bản thân và cứu độ đồng loại, mặc dù chúng ta tội lỗi bất xứng. Xin Chúa cho chúng ta luôn ý thức được điều đó để chúng ta sống tốt bổn phận của mình đối với những người đã qua đời. Amen
Bài giảng Lễ Các Thánh (Thành Tiến)
CÁC THÁNH NAM NỮ
- 01.11Kh 7,2-4.9-14; 1Ga 3,1-3; Mt 5,1-12a
I. LỜI ĐẦU LỄ
Kính thưa quý OBACE,
hôm nay 01.11 ngày đầu tháng các linh hồn, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta mừng lễ trọng kính các thánh nam nữ. Các ngài đã trải qua cuộc sống trần thế, đã khải hoàn và đang hạnh phúc trên thiên quốc và hằng chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta.
Do đó, mừng lễ các thánh là chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm các thánh thông công. Chúng ta ca tụng các ngài; đồng thời cũng nhờ các ngài chuyển cầu cho chúng ta trước tòa uy linh Chúa.
II. GIẢNG
Kính thưa quý OBACE,Hôm nay, toàn Giáo Hội mừng lễ các thánh. Vậy, các thánh là ai? và có bao nhiêu vị thánh? Sau 14 năm làm Giáo hoàng, ĐTC Gioan Phaolô II đã tôn phong 553 vị thánh, trong đó có 117 vị thánh tử đạo Việt Nam, 103 vị thánh tử đạo Đại Hàn, 25 vị tử đạo người Mehicô và nhiều vị thuộc các quốc gia khác nữa. Quả thực cho đến nay trong lịch sử Giáo Hội chưa có vị Giáo hoàng nào phong nhiều thánh như thế. Trước tình trạng này, một số nhà thần học cho rằng việc phong thánh trong Giáo Hội đang bị lạm phát và các thánh không còn được trọng kính như trước đây. Thế nhưng dưới ánh sáng của đoạn sách Khải huyền trong thánh lễ hôm nay, lập trường của những nhà thần học này xem ra không chuẩn.
Thật vậy, trong thị kiến về "những kẻ đã được niêm ấn" hiện diện trước ngai của Con Chiên, Thánh Gioan thấy số người đó thật đông đảo: "144 ngàn thuộc mọi chi tộc Israel" và một đoàn người khác đông đảo không thể đếm được thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng." Tất cả những người đó đều "mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế" chiến thắng (Kh 7, 2-9). Đoàn người đông đảo không thể đếm được
-dưới cái nhìn của sách khải huyền
- chính là các Thánh Nam Nữ mà chúng ta mừng lễ hôm nay.2000 năm lịch sử Giáo Hội, con số các thánh đã được tuyên phong và ghi tên trong sổ bộ các thánh lên tới 40.000. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả các thánh. 40.000 các thánh được tuyên phong chỉ là con số tiêu biểu được nêu lên như mẫu gương cho dân Chúa noi theo, bắt chước; còn vô số các thánh khác “không thể đếm được” như lời sách Khải huyền loan báo. Và con số ấy không ngừng gia tăng mỗi ngày.Vậy chúng ta cần hiểu thế nào về các thánh và sự thánh thiện?
Trong kinh vinh danh, chúng ta tuyên xưng: chỉ mình Thiên Chúa mới là Đấng thánh. Chúng ta là những người phàm; và chúng ta chỉ trở nên thánh khi được Thiên Chúa thánh hóa. Với các nhìn đó, mọi Kitô hữu -qua bí tích thánh tẩy- đều đã được Thiên Chúa thánh hóa. Nhờ bí tích thánh tẩy, người Kitô hữu không chỉ được tẩy xóa mọi tội lỗi mà còn được thông dự vào sự sống, sự thánh thiện của Thiên Chúa nữa. Thánh Phaolo đã không ngần ngại gọi các tín hữu là các thánh. Tuy nhiên, bao lâu còn sống ở trần gian, Kitô hữu chúng ta luôn phải đấu tranh giữa ánh sáng và bóng tối. [Nói cách khác, chúng ta vừa là thánh và vừa là tội nhân nên chúng ta cần phải thanh tẩy bản thân không ngừng.]
Các thánh sở dĩ được tuyên phong là thánh, bởi vì cuộc đời các ngài được coi là tấm gương phản chiếu sự thánh thiện của Thiên Chúa. Các ngài đã “trải qua đau khổ lớn lao, đã giặt áo và tẩy áo nên trắng nhờ máu Con Chiên”. Con Chiên mà thánh Gioan nói đến chính là Đức Kitô. Cho nên, có thể nói: Ai giống Đức Kitô, người ấy trở nên thánh thiện. Ai thực hiện những giá trị Tin mừng, người ấy trở nên thánh. Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, thánh Mattheu ghi lại lời Chúa Giêsu công bố những giá trị Tin Mừng ấy.
Như thế, các thánh được mừng kính hôm nay là những người khi còn sống đã biết thực hiện tinh thần hiến chương nước trời hay còn gọi là tám mối phúc thật mà Chúa Giêsu đã dạy (Mt 5,1-12). Đó là nghèo khó, hiền lành, trong sạch, xây dựng hòa bình, chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ, bách hại vì sự công chính.
Để sống tinh thần ấy, các ngài đã phải trải qua nhiều chiến đấu, đã phải nỗ lực và biến đổi không ngừng. Nhiều vị đã từng là những người yếu đuối, tội lỗi nhưng biết sám hối trở về với Chúa để được ơn thứ tha. Như thế, thánh thiện không phải là điều gì xa xỉ dành riêng cho một số người trổi vượt nhưng là ơn gọi của mọi Kitô hữu.Với nhãn quan ấy, chúng ta thấy các thánh thật gần gũi chúng ta. Đó là các vị đã được tuyên phong; đó cũng có thể là ông bà tổ tiên, những người thân yêu của chúng ta đã qua đời.
Kính thưa quý OBACE,
Nay người mai ta, tối đa là 100 năm nữa, mọi người chúng ta ở đây sẽ hoàn tất cuộc đời này để trình diện trước tòa Chúa. Rồi theo thời gian, chúng ta trở thành cổ nhân; hậu thế lại nhớ đến chúng ta. Trong danh sách các thánh được ghi trong sổ bộ sau này, hay trong vô vàn các thánh được quây quần trước nhan Thiên Chúa, hy vọng sẽ có chúng ta; vì đó chính là mục đích tối hậu của chúng ta; vấn đề là chúng ta có gắn bó với Chúa Giêsu và thực thi tinh thần tám mối phúc thật mà Ngài đã chỉ dạy hay không?
Thành Tiến
- 01.11Kh 7,2-4.9-14; 1Ga 3,1-3; Mt 5,1-12a
I. LỜI ĐẦU LỄ
Kính thưa quý OBACE,
hôm nay 01.11 ngày đầu tháng các linh hồn, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta mừng lễ trọng kính các thánh nam nữ. Các ngài đã trải qua cuộc sống trần thế, đã khải hoàn và đang hạnh phúc trên thiên quốc và hằng chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta.
Do đó, mừng lễ các thánh là chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm các thánh thông công. Chúng ta ca tụng các ngài; đồng thời cũng nhờ các ngài chuyển cầu cho chúng ta trước tòa uy linh Chúa.
II. GIẢNG
Kính thưa quý OBACE,Hôm nay, toàn Giáo Hội mừng lễ các thánh. Vậy, các thánh là ai? và có bao nhiêu vị thánh? Sau 14 năm làm Giáo hoàng, ĐTC Gioan Phaolô II đã tôn phong 553 vị thánh, trong đó có 117 vị thánh tử đạo Việt Nam, 103 vị thánh tử đạo Đại Hàn, 25 vị tử đạo người Mehicô và nhiều vị thuộc các quốc gia khác nữa. Quả thực cho đến nay trong lịch sử Giáo Hội chưa có vị Giáo hoàng nào phong nhiều thánh như thế. Trước tình trạng này, một số nhà thần học cho rằng việc phong thánh trong Giáo Hội đang bị lạm phát và các thánh không còn được trọng kính như trước đây. Thế nhưng dưới ánh sáng của đoạn sách Khải huyền trong thánh lễ hôm nay, lập trường của những nhà thần học này xem ra không chuẩn.
Thật vậy, trong thị kiến về "những kẻ đã được niêm ấn" hiện diện trước ngai của Con Chiên, Thánh Gioan thấy số người đó thật đông đảo: "144 ngàn thuộc mọi chi tộc Israel" và một đoàn người khác đông đảo không thể đếm được thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng." Tất cả những người đó đều "mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế" chiến thắng (Kh 7, 2-9). Đoàn người đông đảo không thể đếm được
-dưới cái nhìn của sách khải huyền
- chính là các Thánh Nam Nữ mà chúng ta mừng lễ hôm nay.2000 năm lịch sử Giáo Hội, con số các thánh đã được tuyên phong và ghi tên trong sổ bộ các thánh lên tới 40.000. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả các thánh. 40.000 các thánh được tuyên phong chỉ là con số tiêu biểu được nêu lên như mẫu gương cho dân Chúa noi theo, bắt chước; còn vô số các thánh khác “không thể đếm được” như lời sách Khải huyền loan báo. Và con số ấy không ngừng gia tăng mỗi ngày.Vậy chúng ta cần hiểu thế nào về các thánh và sự thánh thiện?
Trong kinh vinh danh, chúng ta tuyên xưng: chỉ mình Thiên Chúa mới là Đấng thánh. Chúng ta là những người phàm; và chúng ta chỉ trở nên thánh khi được Thiên Chúa thánh hóa. Với các nhìn đó, mọi Kitô hữu -qua bí tích thánh tẩy- đều đã được Thiên Chúa thánh hóa. Nhờ bí tích thánh tẩy, người Kitô hữu không chỉ được tẩy xóa mọi tội lỗi mà còn được thông dự vào sự sống, sự thánh thiện của Thiên Chúa nữa. Thánh Phaolo đã không ngần ngại gọi các tín hữu là các thánh. Tuy nhiên, bao lâu còn sống ở trần gian, Kitô hữu chúng ta luôn phải đấu tranh giữa ánh sáng và bóng tối. [Nói cách khác, chúng ta vừa là thánh và vừa là tội nhân nên chúng ta cần phải thanh tẩy bản thân không ngừng.]
Các thánh sở dĩ được tuyên phong là thánh, bởi vì cuộc đời các ngài được coi là tấm gương phản chiếu sự thánh thiện của Thiên Chúa. Các ngài đã “trải qua đau khổ lớn lao, đã giặt áo và tẩy áo nên trắng nhờ máu Con Chiên”. Con Chiên mà thánh Gioan nói đến chính là Đức Kitô. Cho nên, có thể nói: Ai giống Đức Kitô, người ấy trở nên thánh thiện. Ai thực hiện những giá trị Tin mừng, người ấy trở nên thánh. Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, thánh Mattheu ghi lại lời Chúa Giêsu công bố những giá trị Tin Mừng ấy.
Như thế, các thánh được mừng kính hôm nay là những người khi còn sống đã biết thực hiện tinh thần hiến chương nước trời hay còn gọi là tám mối phúc thật mà Chúa Giêsu đã dạy (Mt 5,1-12). Đó là nghèo khó, hiền lành, trong sạch, xây dựng hòa bình, chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ, bách hại vì sự công chính.
Để sống tinh thần ấy, các ngài đã phải trải qua nhiều chiến đấu, đã phải nỗ lực và biến đổi không ngừng. Nhiều vị đã từng là những người yếu đuối, tội lỗi nhưng biết sám hối trở về với Chúa để được ơn thứ tha. Như thế, thánh thiện không phải là điều gì xa xỉ dành riêng cho một số người trổi vượt nhưng là ơn gọi của mọi Kitô hữu.Với nhãn quan ấy, chúng ta thấy các thánh thật gần gũi chúng ta. Đó là các vị đã được tuyên phong; đó cũng có thể là ông bà tổ tiên, những người thân yêu của chúng ta đã qua đời.
Kính thưa quý OBACE,
Nay người mai ta, tối đa là 100 năm nữa, mọi người chúng ta ở đây sẽ hoàn tất cuộc đời này để trình diện trước tòa Chúa. Rồi theo thời gian, chúng ta trở thành cổ nhân; hậu thế lại nhớ đến chúng ta. Trong danh sách các thánh được ghi trong sổ bộ sau này, hay trong vô vàn các thánh được quây quần trước nhan Thiên Chúa, hy vọng sẽ có chúng ta; vì đó chính là mục đích tối hậu của chúng ta; vấn đề là chúng ta có gắn bó với Chúa Giêsu và thực thi tinh thần tám mối phúc thật mà Ngài đã chỉ dạy hay không?
Thành Tiến
Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009
Bài giảng lễ các thánh nam nữ (Văn Hương)
Chủ đề : Lòng muốn nên thánh thiện.
Matthêu : 5,1-12a.
----------------------------------------------------------------------------------------
Trích đoạn Tin mừng mà chúng ta vừa nghe trong ngày lễ các Thánh nam nữ hôm nay. Không chỉ có mục đích mời gọi tất cả các Kitô hữu nên thánh qua việc thực thi các mối phúc trong cuộc sống thường nhật, nhưng còn là lời ca ngợi sự thánh thiện của những người được chọn, đã noi gương Chúa Giêsu trong đời sống của mình.
Có thể nói, không một ai trong chúng ta chưa từng được nghe Chúa Giêsu khuyên dạy trong Phúc âm : “Các con hãy nên hoàn thiện, như Cha các con trên trời là Đấng hoàn thiện”(Mt 5,48). Và các thánh, là những người đã đáp lại lời kêu gọi này bằng việc sống theo tinh thần của Bát Phúc để trở nên giống Chúa Giêsu, thông phần cuộc khổ nạn phục sinh với Ngài. Nhìn vào đời sống của các thánh. Sách Gương Chúa Giêsu đã thốt lên một cách thán phục : “Ôi đếm sao được, cân sao được những đau khổ các thánh Tông đồ, các thánh Tử đạo, các thánh Hiển tu, các thánh Đồng trinh và tất cả những người muốn bước theo lối Chúa Kitô phải chịu”(sđd tr.41). Và đây là bằng chứng trong Thánh kinh, với kinh nghiệm của Phaolô, được ghi ở thứ thứ hai gửi Côrinthô : “Năm lần tôi bị người Do thái đánh bốn mươi roi bớt một ; ba lần bị đánh đòn ; một lần bị ném đá ; ba lần bị đắm tàu ; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi ! Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng”(2Cr 24-27). Sở dĩ thánh Phaolô và các thánh chấp nhận thua thiệt, mất mát ở đời này, vì các ngài cảm nhận được thực tại bất biến từ lời Chúa : “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mạng sống mình vì tôi và vì Tin mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”(Mc 8,35). Thiết nghĩ, để có đời sống như các thánh, chúng ta nên theo gương các ngài, luôn có lòng khao khát tìm kiếm những gì thuộc thượng giới nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa, để nên trọn lành, chứ không chú tâm tích luỹ cho mình những gì thuộc hạ giới, mà chúng ta ai cũng biết : đó là những thói hư tật xấu, những đam mê khiến nhân phẩm bị bôi nhọ và giết chết linh hồn như kiêu ngạo, dâm dật, trộm cắp, rượu chè, cờ bạc …vv.
Thánh Tôma Aquinô, khi được hỏi phải làm gì để trở nên thánh thiện, ngài đã trả lời bằng một câu ngắn gọn : “hãy ước ao điều đó”. Và các nhà linh đạo quả quyết rằng : ước muốn chiếm năm mươi phần trăm thành công của sự việc. Như thế, lòng muốn nên thánh là điều kiện cần và là tiền đề cho việc sống giáo huấn của Chúa Giêsu. Bởi đó cho nên, Giáo hội không ngừng khơi dậy nơi chúng ước muốn nên hoàn hảo như Chúa Cha qua việc mừng kính các thánh, và qua việc kêu gọi bằng các giáo huấn cũng như đời sống của mình. Trong hiến chế tín lý về Giáo hội, Công đồng Vaticanô II nói : “Tất cả mọi người trong Giáo hội – hoặc thuộc hàng giáo phẩm hoặc được hàng giáo phẩm dìu dắt – đều được kêu gọi nên thánh, như lời thánh Tông đồ dạy : Vì Thiên Chúa muốn anh em được thánh hoá [1th 4,3 ; x.Eph 1,4]” (LG 39).
Tuy nhiên, nên thánh không phải là chuyện có thể giải quyết trong một hai ngày nhưng là cả cuộc đời. Vì thế, ước muốn nên thánh phải liên tục, mãnh liệt, không ngừng nung nấu làm tăng trưởng đời sống tâm linh, để đạt tới sự thánh thiện thực sự. Đây là ước muốn siêu nhiên mang dấu ấn của ân sủng, vượt trên những nhu cầu và khuynh hướng tự nhiên. Do đó, “Thánh Tông đồ khuyên sống xứng đáng như những vị thánh" (Eph 5,3) và mặc lấy lòng thương xót, nhân hậu, khiêm nhường, tiết độ và nhẫn nại như những người đã được Thiên Chúa chọn lựa thánh hoá và yêu thương (Col 3,12), và dùng hoa trái của Thánh Thần mà thánh hoá mình [x.Gal 5,22 ; Rm 6,22]. Nhưng vì chúng ta ai cũng có nhiều lầm lỗi [x.Giac 3,2], nên chúng ta luôn cần đến lòng nhân từ của Thiên Chúa và hằng ngày cầu nguyện "Xin Chúa tha nợ chúng tôi" [Mt 6,12]”(LG 40).Cộng đoàn phụng vụ thân mến,Công đồng Vaticanô II khẳng định : “Tất cả các Kitô hữu, bất cứ theo bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống Kitô giáo và đến sự trọn lành của đức ái”(LG 40). Và kết quả thực tiễn của đời sống thánh được Thánh Công Đồng nêu lên như sau : “Ngay trong xã hội trần thế sự thánh thiện này cũng giúp người ta sống nhân đạo hơn”(LG 40). Như thế, Kitô hữu chúng ta được mời gọi không chỉ nên thánh mà thôi, nhưng còn phải thực hiện sự thánh thiện trong đời sống cụ thể.
Xin Chúa giúp chúng ta thường xuyên khơi dậy nơi bản thân ước muốn nên thánh bằng đời sống tin tưởng, cậy dựa vào ân sủng của Thiên Chúa, cũng như tiếp cận gương các thánh nhân để bắt chước sống phục tùng, hy sinh, khó nghèo, khiêm nhượng và nhẫn nhục như các ngài. Amen.
Văn Hương
Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2009
CN-XXX-TN-B
GIẢNG-CN-XXX-TN-B
TRỞ NÊN ĐÈN SÁNGGr 31,7-9; Dt 5,1-6; Mc 10,46-52
I. LỜI ĐẦU LỄ
Kính thưa quý OBACE, hôm nay, CN-XXX-TN, lời Chúa trong Tin Mừng kể cho chúng ta việc Chúa Giêsu chữa một người mù được sáng mắt.
Phần chúng ta, rất có thể chúng ta không mù lòa về mặt thể lý nhưng chắc chắn -ít nhiều- chúng ta đều mù lòa về phần tâm linh.
Tham dự thánh lễ hôm nay, xin cho chúng ta
-noi gương anh mù Bartimê
- biết vượt qua những ‘rào cản’ khách quan từ bên ngoài, nhất là vượt lên chính mình để nài xin Chúa Giêsu cứu chữa chúng ta.
II. GIẢNG
Kính thưa quý OBACE, Ngày nay người ta nói nhiều đến việc mù chữ, các lớp bổ túc văn hóa cũng nhằm xóa đi tình trạng mù chữ. Những năm gần đây -khi Internet phát triển- người ta còn nói ‘không biết sử dụng máy vi tính cũng được kể là mù chữ!’. Nhiều cha già gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng máy vi tính [Có cha khiêm nhường nhìn nhận: “cái này thì cha mù tịt!”.] Giống như coi phim tàu chúng ta vẫn nghe nói “Tiểu nhân có mắt như mù, xin quan lớn [hoàng thượng] cứu xét!”. Nhìn nhận như thế thật đáng khâm phục; cho nên người ta bảo: “Mù không sợ cho bằng không nhìn nhận tình trạng mù lòa của mình”. Chúa Giêsu nhiều lần trách những người phariseu cứng tin “Họ có mắt mà như mù; họ nhìn mà không thấy…”. Người mù trong Tin Mừng chúng ta vừa nghe đã can đảm nói lên với Chúa Giêsu tình trạng mù lòa của mình. “Lạy thầy, xin thương xót tôi, xin cho tôi được thấy”. Có một câu chuyện kể như thế này:
Một anh mù đi thăm một người bạn. Đã lâu không gặp nên đôi bạn hàn huyên mãi quên cả thời gian. Khi trời tối mịt thì anh mù mới cáo từ ra về. Anh bạn bảo: “Thôi để tôi thắp cho anh cái đèn, trời tối quá rồi”. Anh mù nghĩ là bạn muốn đùa nên trả lời: “Anh chọc quê tôi hả? Tôi mù thì ngày và đêm có khác gì nhau đâu”. Anh bạn vội vàng xin lỗi nói: “Tôi đâu có dám, ý tôi là anh nên cầm cái đèn để người ta sẽ thấy sáng và không đụng phải anh”. Anh mù nghe nói có lý liền vui vẻ xách đèn ra về. Đi được một đoạn thì có một người đi ngược chiều đụng phải, làm anh mù ngã xuống vệ đường. Quá tức giận, anh ngồi dậy chửi đổng: “Đồ đui, người ta cầm cái đèn sáng như thế này mà không thấy hả?”. Người kia liền mắng lại: “Mày mới là đồ đui, đèn tắt mẹ từ lúc nào mà còn chửi người ta! Nếu đèn mày sáng thì tao đâu có tông vào mày!”. [lồm cồm bò dậy, lần này, anh thắp đèn, che chắn cẩn thận. Aáy vậy mà đi được một quãng, anh lại bị một anh chàng tông vào. Bực quá, anh quát: “Đèn tôi sáng như thế này mà anh còn tông vào tôi sao! Người kia run rẩy trả lời: “Xin lỗi, vì tôi bị mù!”]
Trở lại câu chuyện trong Tin Mừng. Vào thời Chúa Giêsu, tại đất nước Do thái có rất nhiều người mù, nhưng Chúa Giêsu không chữa cho tất cả. Ngài chỉ chữa cho một vài người trong những tình huống cần thiết. Như thế, Chúa Giêsu đến trần gian không nhằm giải thoát con người khỏi tình trạng mù lòa về mặt thể lý hay mù chữ về mặt tri thức nhưng nhằm giải thoát con người khỏi tình trạng mù lòa về mặt tâm linh. Thật vậy, bài Tin Mừng cho thấy, anh mù
-sau khi được Chúa cho sáng mắt
- đã tin và bước theo Đức Giêsu.
Thánh sử Luca còn cho biết thêm: khi chứng kiến việc này, toàn dân cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa. (x. Lc 18, 52).
Kính thưa quý OBACE, Có lẽ chúng ta không bị mù về mặt thể lý nhưng hầu hết chúng ta mù lòa về thiêng liêng. Chúng ta mù lòa nên không nhận ra những người nghèo là hình ảnh của Chúa; chúng ta mù nên không nhận ra Chúa hiện diện trong các bí tích -nhất là bí tích thánh thể- để chúng ta dự lễ và rước lễ cho xứng đáng. Có nhiều người thấy tiền thì sáng mắt nhưng thực ra tâm hồn lại rơi vào tình trạng mù tối; bị đồng tiền che mắt dẫn lối đưa đường, làm những việc phạm pháp, trái với lương tâm...
Khi nhìn nhận như thế, chúng ta mới thấy câu chuyện về anh mù không còn là câu chuyện xa lạ của 20 thế kỷ trước, mà là câu chuyện của mỗi chúng ta hôm nay. Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn đang từng ngày dọi chiếu ánh sáng cứu độ vào cuộc đời chúng ta.
Bài đọc thứ I trích sách tiên tri Gieremia tiên báo cảnh vui mừng khi dân chúng đang ở trong tình trạng tối tăm của kiếp nô lệ được Giavê Thiên Chúa cứu thoát đưa về xứ sở. Bài Tin Mừng, thánh Marco cho biết Chúa Giêsu -Đấng là Sự Sáng- đã đến giải thoát chúng ta khỏi tình trạng mù lòa tăm tối.Nói như thế, vì từ khi nguyên tổ phạm tội, loài người sống trong cảnh tăm tối của tội lỗi. Khi lãnh nhận bí tích rửa tội, Kitô hữu được Chúa dẫn đưa vào nguồn sáng; và điều này được diễn tả qua nghi thức diễn nghĩa. Sau khi rửa tội, người tân tòng được trao cho cây nến sáng thắp từ nến phục sinh. Khi trao nến cho người tân tòng [hay cho người đỡ đầu, nếu người được rửa tội là trẻ nhỏ], thừa tác viên của Giáo Hội kèm theo lời đọc “Con đã trở nên ánh sáng Chúa Kitô. Vậy con hãy luôn sống như con cái sự sáng”. Nghĩa là từ nay, người tân tòng không chỉ được sáng mà còn mang lại ánh sáng cho người khác như lời Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô Assisi mà chúng ta vẫn hát: “Lạy Chúa từ nhân…, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa,...để con đem yêu thương vào nơi oán thù…
Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu”.
Như thế, sứ mạng của người Kitô hữu không chỉ là ‘đem yêu thương vào nơi oán thù’ mà còn phải ‘dọi ánh sáng vào nơi tối tăm’ nữa. Thực tế cho thấy, nhiều Kitô hữu -trong đó có chúng ta- đã để ngọn đèn đức tin của mình tắt ngúm từ lâu hay đèn đã cạn dầu chỉ còn leo lét không đủ sáng.
Vậy, ước gì, qua lời Chúa hôm nay, xin cho chúng ta nhận ra tình trạng tăm tối của mình; để -noi gương anh mù Bartime- khiêm tốn, can đảm kêu xin Chúa cứu chữa. Xin cho chúng ta cũng ý thức bản thân mình -vốn từng nô lệ trong kiếp tội lỗi- đã được Chúa biến đổi trở nên con cái sự sáng để chúng ta biết quyết tâm xa tránh tội lỗi; thánh hóa bản thân không ngừng hầu trở nên đèn sáng soi chiếu vào lòng người và vào thế giới còn nhiều tăm tối hôm nay. Amen.
TRỞ NÊN ĐÈN SÁNGGr 31,7-9; Dt 5,1-6; Mc 10,46-52
I. LỜI ĐẦU LỄ
Kính thưa quý OBACE, hôm nay, CN-XXX-TN, lời Chúa trong Tin Mừng kể cho chúng ta việc Chúa Giêsu chữa một người mù được sáng mắt.
Phần chúng ta, rất có thể chúng ta không mù lòa về mặt thể lý nhưng chắc chắn -ít nhiều- chúng ta đều mù lòa về phần tâm linh.
Tham dự thánh lễ hôm nay, xin cho chúng ta
-noi gương anh mù Bartimê
- biết vượt qua những ‘rào cản’ khách quan từ bên ngoài, nhất là vượt lên chính mình để nài xin Chúa Giêsu cứu chữa chúng ta.
II. GIẢNG
Kính thưa quý OBACE, Ngày nay người ta nói nhiều đến việc mù chữ, các lớp bổ túc văn hóa cũng nhằm xóa đi tình trạng mù chữ. Những năm gần đây -khi Internet phát triển- người ta còn nói ‘không biết sử dụng máy vi tính cũng được kể là mù chữ!’. Nhiều cha già gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng máy vi tính [Có cha khiêm nhường nhìn nhận: “cái này thì cha mù tịt!”.] Giống như coi phim tàu chúng ta vẫn nghe nói “Tiểu nhân có mắt như mù, xin quan lớn [hoàng thượng] cứu xét!”. Nhìn nhận như thế thật đáng khâm phục; cho nên người ta bảo: “Mù không sợ cho bằng không nhìn nhận tình trạng mù lòa của mình”. Chúa Giêsu nhiều lần trách những người phariseu cứng tin “Họ có mắt mà như mù; họ nhìn mà không thấy…”. Người mù trong Tin Mừng chúng ta vừa nghe đã can đảm nói lên với Chúa Giêsu tình trạng mù lòa của mình. “Lạy thầy, xin thương xót tôi, xin cho tôi được thấy”. Có một câu chuyện kể như thế này:
Một anh mù đi thăm một người bạn. Đã lâu không gặp nên đôi bạn hàn huyên mãi quên cả thời gian. Khi trời tối mịt thì anh mù mới cáo từ ra về. Anh bạn bảo: “Thôi để tôi thắp cho anh cái đèn, trời tối quá rồi”. Anh mù nghĩ là bạn muốn đùa nên trả lời: “Anh chọc quê tôi hả? Tôi mù thì ngày và đêm có khác gì nhau đâu”. Anh bạn vội vàng xin lỗi nói: “Tôi đâu có dám, ý tôi là anh nên cầm cái đèn để người ta sẽ thấy sáng và không đụng phải anh”. Anh mù nghe nói có lý liền vui vẻ xách đèn ra về. Đi được một đoạn thì có một người đi ngược chiều đụng phải, làm anh mù ngã xuống vệ đường. Quá tức giận, anh ngồi dậy chửi đổng: “Đồ đui, người ta cầm cái đèn sáng như thế này mà không thấy hả?”. Người kia liền mắng lại: “Mày mới là đồ đui, đèn tắt mẹ từ lúc nào mà còn chửi người ta! Nếu đèn mày sáng thì tao đâu có tông vào mày!”. [lồm cồm bò dậy, lần này, anh thắp đèn, che chắn cẩn thận. Aáy vậy mà đi được một quãng, anh lại bị một anh chàng tông vào. Bực quá, anh quát: “Đèn tôi sáng như thế này mà anh còn tông vào tôi sao! Người kia run rẩy trả lời: “Xin lỗi, vì tôi bị mù!”]
Trở lại câu chuyện trong Tin Mừng. Vào thời Chúa Giêsu, tại đất nước Do thái có rất nhiều người mù, nhưng Chúa Giêsu không chữa cho tất cả. Ngài chỉ chữa cho một vài người trong những tình huống cần thiết. Như thế, Chúa Giêsu đến trần gian không nhằm giải thoát con người khỏi tình trạng mù lòa về mặt thể lý hay mù chữ về mặt tri thức nhưng nhằm giải thoát con người khỏi tình trạng mù lòa về mặt tâm linh. Thật vậy, bài Tin Mừng cho thấy, anh mù
-sau khi được Chúa cho sáng mắt
- đã tin và bước theo Đức Giêsu.
Thánh sử Luca còn cho biết thêm: khi chứng kiến việc này, toàn dân cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa. (x. Lc 18, 52).
Kính thưa quý OBACE, Có lẽ chúng ta không bị mù về mặt thể lý nhưng hầu hết chúng ta mù lòa về thiêng liêng. Chúng ta mù lòa nên không nhận ra những người nghèo là hình ảnh của Chúa; chúng ta mù nên không nhận ra Chúa hiện diện trong các bí tích -nhất là bí tích thánh thể- để chúng ta dự lễ và rước lễ cho xứng đáng. Có nhiều người thấy tiền thì sáng mắt nhưng thực ra tâm hồn lại rơi vào tình trạng mù tối; bị đồng tiền che mắt dẫn lối đưa đường, làm những việc phạm pháp, trái với lương tâm...
Khi nhìn nhận như thế, chúng ta mới thấy câu chuyện về anh mù không còn là câu chuyện xa lạ của 20 thế kỷ trước, mà là câu chuyện của mỗi chúng ta hôm nay. Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn đang từng ngày dọi chiếu ánh sáng cứu độ vào cuộc đời chúng ta.
Bài đọc thứ I trích sách tiên tri Gieremia tiên báo cảnh vui mừng khi dân chúng đang ở trong tình trạng tối tăm của kiếp nô lệ được Giavê Thiên Chúa cứu thoát đưa về xứ sở. Bài Tin Mừng, thánh Marco cho biết Chúa Giêsu -Đấng là Sự Sáng- đã đến giải thoát chúng ta khỏi tình trạng mù lòa tăm tối.Nói như thế, vì từ khi nguyên tổ phạm tội, loài người sống trong cảnh tăm tối của tội lỗi. Khi lãnh nhận bí tích rửa tội, Kitô hữu được Chúa dẫn đưa vào nguồn sáng; và điều này được diễn tả qua nghi thức diễn nghĩa. Sau khi rửa tội, người tân tòng được trao cho cây nến sáng thắp từ nến phục sinh. Khi trao nến cho người tân tòng [hay cho người đỡ đầu, nếu người được rửa tội là trẻ nhỏ], thừa tác viên của Giáo Hội kèm theo lời đọc “Con đã trở nên ánh sáng Chúa Kitô. Vậy con hãy luôn sống như con cái sự sáng”. Nghĩa là từ nay, người tân tòng không chỉ được sáng mà còn mang lại ánh sáng cho người khác như lời Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô Assisi mà chúng ta vẫn hát: “Lạy Chúa từ nhân…, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa,...để con đem yêu thương vào nơi oán thù…
Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu”.
Như thế, sứ mạng của người Kitô hữu không chỉ là ‘đem yêu thương vào nơi oán thù’ mà còn phải ‘dọi ánh sáng vào nơi tối tăm’ nữa. Thực tế cho thấy, nhiều Kitô hữu -trong đó có chúng ta- đã để ngọn đèn đức tin của mình tắt ngúm từ lâu hay đèn đã cạn dầu chỉ còn leo lét không đủ sáng.
Vậy, ước gì, qua lời Chúa hôm nay, xin cho chúng ta nhận ra tình trạng tăm tối của mình; để -noi gương anh mù Bartime- khiêm tốn, can đảm kêu xin Chúa cứu chữa. Xin cho chúng ta cũng ý thức bản thân mình -vốn từng nô lệ trong kiếp tội lỗi- đã được Chúa biến đổi trở nên con cái sự sáng để chúng ta biết quyết tâm xa tránh tội lỗi; thánh hóa bản thân không ngừng hầu trở nên đèn sáng soi chiếu vào lòng người và vào thế giới còn nhiều tăm tối hôm nay. Amen.
Trang web xứ An Long - Mỹ Tho
Mời anh em xem trang web giáo xứ An Long, giáo phận Mỹ Tho, nơi anh Lê Quan Trung đang giúp.
http://www.canhdongtruyengiao.net/GiaoXuAnLong/giaoxuanlong.html
http://www.canhdongtruyengiao.net/GiaoXuAnLong/giaoxuanlong.html
Thứ Tư, 21 tháng 10, 2009
Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2009
CHƯƠNG TRÌNH HỌP LỚP KHÓA 6 ĐCV ST GIUSE 2009
CHƯƠNG TRÌNH HỌP LỚP KHÓA 6 ĐCV ST GIUSE 2009(Từ 19-21/10/2009)
1. Ngày thứ hai (19/10):
- 11h trưa: Anh em Đàlạt đón các giáo phận tại nhà thờ Bảo Lộc.
- 11h30 – 12h30: Aên cơm ngoài tiệm đã đặt sẵn (Thuận Thành)
- 13 h chiều: khởi hành từ Bảo Lộc đi Đạtông (cha Sơn)
- 16 h 30 chiều: có mặt tại nhà xứ Giáo xứ Đạ Tông + Chào cha Xứ và ổn định chỗ.
- 17 h 30 chiều: Kinh chiều chung.
- 18 h chiều: Ăn tối.
- 19 h 30: Tắm suối nước nóng (tùy nghi).
- Kinh tối riêng
– Nghỉ đêm.
2. Ngày thứ ba (20/10):
- 5 h 45 sáng: Lễ sáng đồng tế.
- 6 h 45 sáng: chào bà con.
- 6 h 30: Ăn sáng. (Kinh sáng riêng)
- 8 h sáng: Họp lớp.
- 11 h: Ăn trưa.
- 12 h: Nghỉ trưa.
- 13 h: Kinh trưa.
- 13 h 30: Chia tay giáo xứ Đạ tông.
- 14 h: Lên xe đi Đà Lạt.
- 18 h chiều: Đến Tòa Giám Mục, chào Đức Cha, kinh chiều riêng.
- 18 h 30 chiều: Ăn tối.
- 19 h 30: dạo phố đêm Đàlạt.
- (Hoặc 20 h: Đốt lửa trại với anh em bản xứ Langbiang).
- 22 h: về nhà nghỉ. Kinh tối riêng
– Nghỉ đêm.
3. Ngày thứ tư (21/10):
- 6 h sáng: Lễ sáng đồng tế tại nhà nguyện Tòa Giám Mục Đàlạt.
- 6 h 45 sáng: đọc kinh sáng chung.
- 7 h 10: Aên Sáng.
- 8 h: Chia tay.
* Đây là chương trình đã được anh em góp ý và chỉnh sửa cho phù hợp. Tuy nhiên, thực tế vẫn có thể tùy cơ ứng biến một chút. Xin cảm ơn anh em.
* Cha Phú (Sàigòn) đã chuẩn bị chương trình đọc Kinh cho anh em. Anh em không cần mang theo sách Kinh.
Quốc Cường (Đàlạt)
1. Ngày thứ hai (19/10):
- 11h trưa: Anh em Đàlạt đón các giáo phận tại nhà thờ Bảo Lộc.
- 11h30 – 12h30: Aên cơm ngoài tiệm đã đặt sẵn (Thuận Thành)
- 13 h chiều: khởi hành từ Bảo Lộc đi Đạtông (cha Sơn)
- 16 h 30 chiều: có mặt tại nhà xứ Giáo xứ Đạ Tông + Chào cha Xứ và ổn định chỗ.
- 17 h 30 chiều: Kinh chiều chung.
- 18 h chiều: Ăn tối.
- 19 h 30: Tắm suối nước nóng (tùy nghi).
- Kinh tối riêng
– Nghỉ đêm.
2. Ngày thứ ba (20/10):
- 5 h 45 sáng: Lễ sáng đồng tế.
- 6 h 45 sáng: chào bà con.
- 6 h 30: Ăn sáng. (Kinh sáng riêng)
- 8 h sáng: Họp lớp.
- 11 h: Ăn trưa.
- 12 h: Nghỉ trưa.
- 13 h: Kinh trưa.
- 13 h 30: Chia tay giáo xứ Đạ tông.
- 14 h: Lên xe đi Đà Lạt.
- 18 h chiều: Đến Tòa Giám Mục, chào Đức Cha, kinh chiều riêng.
- 18 h 30 chiều: Ăn tối.
- 19 h 30: dạo phố đêm Đàlạt.
- (Hoặc 20 h: Đốt lửa trại với anh em bản xứ Langbiang).
- 22 h: về nhà nghỉ. Kinh tối riêng
– Nghỉ đêm.
3. Ngày thứ tư (21/10):
- 6 h sáng: Lễ sáng đồng tế tại nhà nguyện Tòa Giám Mục Đàlạt.
- 6 h 45 sáng: đọc kinh sáng chung.
- 7 h 10: Aên Sáng.
- 8 h: Chia tay.
* Đây là chương trình đã được anh em góp ý và chỉnh sửa cho phù hợp. Tuy nhiên, thực tế vẫn có thể tùy cơ ứng biến một chút. Xin cảm ơn anh em.
* Cha Phú (Sàigòn) đã chuẩn bị chương trình đọc Kinh cho anh em. Anh em không cần mang theo sách Kinh.
Quốc Cường (Đàlạt)
Thứ Ba, 13 tháng 10, 2009
CHƯƠNG TRÌNH HỌP LỚP (mới)
- Trưa ngày 19.10.2009: Anh em có mặt ở nhà thờ Bảo Lộc, có anh em Đà Lạt đón tiếp.
Sau đó đi ăn trưa.
Đến Đạ Tông nghỉ đêm.
- Ngày 20.10.2009: Sáng: dâng Thánh Lễ ở Đạ Tông.
Đi tham quan.
Chiều: lên Đà Lạt. Nghỉ đêm.
- Ngày 21.10.2009: Sáng: Dâng Lễ - ăn sáng - chia tay.
Sau đó đi ăn trưa.
Đến Đạ Tông nghỉ đêm.
- Ngày 20.10.2009: Sáng: dâng Thánh Lễ ở Đạ Tông.
Đi tham quan.
Chiều: lên Đà Lạt. Nghỉ đêm.
- Ngày 21.10.2009: Sáng: Dâng Lễ - ăn sáng - chia tay.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
THỂ LOẠI
PHỤNG VỤ
- Bài Thương Khó Gioan (ĐC Hoà)
- Bài Thương Khó Gioan (ĐCV Giuse)
- Bài Thương Khó Marcô vai CGS
- Bài Thương Khó Marcô vai NK
- Bài Thương Khó Marcô vai TN
- Exsultet - Lm Văn Chi
- Exsultet - Martino
- Exsultet - Thành Tâm
- Exsultet - ĐC Nguyễn Văn Hoà
- Exsultet - Đại Chủng Viện Thánh Giuse
- Kinh Sách (dạng PDF)
- Kinh Thánh (nhóm GKPV)
- Kinh Thánh Cựu Ước (Cha Nguyễn Thế Thuấn)
- Kinh Thánh Tân Ước (Cha Nguyễn Thế Thuấn)
- Nghi thức chứng hôn
- Nghi thức Thánh Lễ
- Suy niệm Tuần Thánh (khoá 6)
- Thánh Lễ Nghi thức Hôn Phối
- Đường Thánh Giá (Kiều)
- ĐỌC KINH PHỤNG VỤ ONLINE