Thư Cha xứ, số 17 Đau Khổ
Kính thưa Anh Chị Em,
Bên cạnh Tội Lỗi và Sự Ác, Đau Khổ cũng là một đề tài mà chúng ta nêu ra để suy tư trong Mùa Chay này. Theo nhiều tài liệu, “khổ” là từ được nhắc đến thường xuyên nhất nơi cửa miệng con người. Nó còn được nhắc đến nhiều hơn cả hai từ ‘tình yêu’ và ‘hạnh phúc’. Dễ hiểu là vì khi người ta cảm thấy hạnh phúc, thì người ta lại nói đến sự đau khổ của người khác. Nhưng số người thỏa mãn với niềm hạnh phúc đang có thì ít, còn số người cảm thấy khổ sở, đau khổ thì lại nhiều gấp bội. Hơn nữa, hạnh phúc thì chẳng biết mấy cho vừa, còn đau khổ thì chỉ cần một chút thôi đã quá đủ rồi. Đức Thích Ca, một bậc tu hành kể là đến nơi đến chốn, mà còn cho “đời là bể khổ”, phương chi đại loại chúng sinh chưa một lần xuống tóc qui y!
Đau khổ là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm này gắn liền với mầu nhiệm về con người. Con người khi sinh ra thì cũng mang kèm theo cả cái khổ để vào đời. Theo Đức Phật, đau khổ là một thực trạng của kiếp làm người. Có thân xác nên có khổ vì phải chịu cảnh sinh-lão-bệnh-tử; không vừa lòng nên khổ vì có ý muốn; do ngũ uẩn là “sắc (thân thể), thọ (tình cảm), tưởng (tư tưởng), hành (tâm tư), thức (nhận thức)” mà sinh ra khổ; rồi thì do lòng dục -tham, sân, si- mà khổ. Tóm lại là do chính mình: tham lam, chấp thủ, vô minh mà gây ra khổ.
Ngài đưa ra con đường giúp chúng sinh thoát khổ. Đó là “Tứ Diệu Đế”trong đó vừa nêu định nghĩa và nguyên nhân của khổ ở hai chân lý đầu là Khổ Đế và Tập Đế, rồi đề nghị cách diệt khổ ở hai chân lý sau là Diệt Đế và Đạo Đế. Bát Chánh Đạo, nằm trong chân lý cuối cùng, đưa ra những phương thức giúp ta tu tâm dưỡng tính để thoát khổ nhờ đạt được “giác ngộ” và thoát được “tham – sân – si”. Rất khó để tu luyện cho đến mức thoát khổ, nên Phật giáo có cái nhìn bi quan về đau khổ, vì dường như đau khổ luôn bao bọc thân phận làm người.
Kitô giáo nhìn nhận đau khổ -cũng như bệnh tật và cái chết- là do tội lỗi mà ra. Đau khổ trước hết là một hình phạt của tội. Ở điểm này, ta nhớ đến sự công minh của Thiên Chúa. Ngài luôn thưởng điều lành, phạt điều dữ. Con người đã lỗi phạm, nên cần có hình phạt xứng đáng. Và đau khổ chính là hình phạt do hậu quả của tội. Tuy nhiên, khi nói đau khổ là do tội, thì lý giải làm sao về những người vô tội cũng phải chịu đau khổ, và kẻ tội lỗi lại sống nhởn nhơ thoải mái? Đây là điều ta rất hay thắc mắc trong cuộc sống. Và trên thực tế, điều trái ngược này có thật. Từ đây, ta lại cần nhìn đến khía cạnh thứ hai của đau khổ. Nó là một thử thách. Thiên Chúa, dù là Đấng Công Minh, cũng không chỉ ngồi đó để dựa vào công đức mà thưởng, vào tội lỗi mà phạt. Ngài muốn thanh luyện chúng ta trên bước đường trần gian, để qua những đau khổ ở đời, ta trở nên những người con xứng đáng hơn do lòng trung thành của ta giữa muôn chiều thử thách. Đây là khía cạnh tích cực và hết sức quan trọng trong quan niệm Kitô giáo về đau khổ. Con người không thể thoát khổ, nhưng con người không phải sinh ra để chịu khổ mà là để hưởng hạnh phúc. Đau khổ không có trong ý định của Thiên Chúa khi tạo dựng con người, nghĩa là nó không thuộc bản chất của con người. Vậy thì khi chịu những đau khổ đời tạm này, con người vẫn có được hạnh phúc, khi dõi mắt trông vào hạnh phúc vĩnh cửu mai sau.
Mầu nhiệm về đau khổ trong mối liên quan với cuộc đời con người được lý giải trong chính Đức Giêsu Kitô. Người là Thiên Chúa mà đã trở nên người phàm phải chịu mọi đau khổ, nhưng đã chiến thắng và cho thấy qua đau khổ sẽ tới vinh quang.
Người Kitô hữu cần nhìn khía tích cực của đau khổ. Khi phải đau khổ, đừng bảo là Chúa phạt, cũng đừng cho đó là Chúa thử thách, mà hãy coi đó như Chúa đang thanh luyện chúng ta, giúp ta nên tinh tuyền hơn như vàng được tinh luyện trong lửa. Hơn thế nữa, đau khổ giúp ta được tham dự vào cuộc Vượt Qua của Đức Kitô. Chính khi vui lòng chịu lấy những đau khổ, mà ta trở thành chi thể sống động trong thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô là Giáo Hội.
Vì vậy, đau khổ dù không thêm gì cho ta, nhưng mang lại cho ta cơ hội thanh luyện mình, khiến cho cuộc đời lắm khổ ải của ta thành bước đường đưa ta vào nguồn phúc đích thật và thường tồn. Đồng thời, khi vui lòng chịu khổ, ta nói lên được một cách hùng hồn về lòng can đảm của những con người biết trông chờ ơn cứu chuộc, giúp cho tha nhân cũng biết vượt qua tất cả để trung thành trong ơn gọi làm con Thiên Chúa, Đấng sẽ bù đắp tất cả cho những ai tín trung với Ngài.
Lm. GB Nguyễn Hồng Uy
Giáo xứ Thánh Giuse - Phan Thiết
BÀI ĐĂNG MỚI
-
▼
2009
(83)
-
▼
tháng 3
(31)
- Cười tí cho vui
- SỰ THÀNH THẬT (Đức Cha Nicola Huỳnh Văn Nghi)
- Sự Sống (Lm. GB. Nguyễn Hồng Uy)
- Tình Mẹ
- Lễ Truyền Tin đã qua, đôi điều suy nghĩ (Hạnh Nguyên)
- Chuyến xe
- CGS chữa người bất toại 38 năm (Lm. Phêrô Mai Tính)
- Sự Chết (Lm. GB. Nguyễn Hồng Uy)
- Bài ca Thương Khó Gioan (Đức Cha Hoà)
- Album Nhật Ký 2004-2005
- Con Cu Đất (Phêrô Nguyễn Hoàng)
- Chúc mừng bổn mạng
- Hiểu để cảm thông
- Sứ điệp mùa chay 2009 của Ðức Thánh Cha
- Đau Khổ (Lm. GB Nguyễn Hồng Uy)
- Sự Ác (Lm GB Hồng Uy)
- Thư Mục vụ Mùa Chay 2009, GP Phú Cường
- Thư mục vụ Mùa Chay 2009, giáo phận Mỹ Tho
- Thư Mục Vụ Mùa Chay 2009, GP Sài Gòn
- Viết tiếp về người Linh Mục (Hạnh Nguyên)
- Điêu khăc dưa hấu
- Tiếng Việt rất giống tiếng Nhật !!!
- Ngược đời
- Thư Mục Vụ Mùa Chay, GP Xuân Lộc
- Thư Mục Vụ Mùa Chay, GP Đà Lạt
- Thư Mục Vụ Mùa Chay, GP Phan Thiết
- Thông báo về Nghi thức cử hành hôn nhân
- Kỷ niệm về anh Quản Trọng Hải
- Chúa Là Nguồn Vui Của Con (Thanh Kiều)
- Hành Trình Ơn Gọi (Thanh Kiều)
- Đám cưới bạn tôi
-
▼
tháng 3
(31)
Thứ Hai, 16 tháng 3, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
THỂ LOẠI
PHỤNG VỤ
- Bài Thương Khó Gioan (ĐC Hoà)
- Bài Thương Khó Gioan (ĐCV Giuse)
- Bài Thương Khó Marcô vai CGS
- Bài Thương Khó Marcô vai NK
- Bài Thương Khó Marcô vai TN
- Exsultet - Lm Văn Chi
- Exsultet - Martino
- Exsultet - Thành Tâm
- Exsultet - ĐC Nguyễn Văn Hoà
- Exsultet - Đại Chủng Viện Thánh Giuse
- Kinh Sách (dạng PDF)
- Kinh Thánh (nhóm GKPV)
- Kinh Thánh Cựu Ước (Cha Nguyễn Thế Thuấn)
- Kinh Thánh Tân Ước (Cha Nguyễn Thế Thuấn)
- Nghi thức chứng hôn
- Nghi thức Thánh Lễ
- Suy niệm Tuần Thánh (khoá 6)
- Thánh Lễ Nghi thức Hôn Phối
- Đường Thánh Giá (Kiều)
- ĐỌC KINH PHỤNG VỤ ONLINE
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét