Cậu bé sung sướng nhảy tung tăng chung quanh mẹ nó. Hôm nay nó được nghỉ học vì là ngày chúa nhật. Không có gì đáng yêu đối với nó bằng ngày chúa nhật! Khỏi phải nhìn cái roi mây nhịp nhịp trên tay của bà xơ đen lớp Tư A trường Thánh Tâm. Hình như bà xơ này khoái đánh học trò hay sao đó! Cựa một cái là quất, là khẻ mắt cá, khẽ mấy đầu ngón tay! Cũng may là nó chưa học được những trò bợm bải của chúng bạn nên chưa bị bà xơ hỏi thăm sức khoẻ. Chắc là đau lắm! Nó nghĩ thế. Nhưng hôm nay cái sung sướng của nó được nhân đôi. Đây là lần đầu tiên nó được mẹ cho biết sẽ dắt nó về quê ngoại! Lần đầu tiên trong đời nó sẽ được gặp mặt bà ngoại nó! Bà ngoại như thế nào, nó không biết. Nhưng chắc bà cũng như bà ngoại thằng Tư, bạn của nó. Bà ngoại bạn nó hiền lắm lúc nào cũng cho bánh kẹo và bênh nó mỗi khi mẹ nó đòi đành nó. “Vậy là mình cũng có bà ngoại! Mình sẽ mét với bà ngoại nếu Má mình đành mình!” Nó nhìn lên mặt mẹ nó và mỉm cười. Mẹ nó cũng cười theo niềm vui của con, nhưng bà có biết con mình đang nghĩ gì đâu ?
Ngồi trên lòng mẹ, thằng bé sáu tuổi cứ nhoải người tới trước nhìn con ngựa đang cố gắng lóc cóc chạy. Nó thường thấy xe ngựa chạy trên đường Trần Quý Cáp những lúc nó theo chúng bạn đi xem phim Ấn Độ ở Rạp Tân Tiến. Nhưng chưa bao giờ nó được thực sự ngồi lên một cổ xe ngựa cả. Thế nên thằng bé sướng rung người, đầu nó nhịp lên nhịp xuống theo những tiếng lóc cóc của vó ngựa. Nó nghe loáng thoáng người ta bảo nhau là đi lên Thành! Thành ở chỗ nào, nó cũng không biết. Nó mới đươc mẹ nó đưa nó về Nhatrang từ Đà Lạt non được một năm, nên ngoài trường Thánh Tâm của mấy bà xơ đen ở Ngã Sáu và mấy rạp xi nê như rạp Minh Châu ở đường Công Quán, rạp Tân Tân ở đường Độc lập, rạp Tân Quang ở ngả sáu Nhà Đèn, rạp Tân Tiến ở đường Nhà Thờ, rạp Đại Nam ở dưới bến xe ngựa, cái gì nó cũng không biết.. Mà nó cũng chẳng cần để ý chi đến ba cái lẻ tẻ đó. Cái chính nó cần biết là nó sắp được gặp mặt bà ngoại nó. Chắc bà lại cũng cho nó thật nhiều bánh thật nhiều kẹo, y như bà ngoại của thằng Tư, bạn nó.
“Cho tui xuống ở Nhà Thờ bình Cang nghe ông?” Thằng nhóc giật mình khi nghe tiếng mẹ nó réo lên.
“Nhà Bà Ngoại ở Bình Cang hở Má? ” Nó vừa gọi vừa giật vạt áo dài của mẹ nó.
“Ừ!” Mẹ nó đáp gọn lỏn.
Nó nghe tiếng ông đánh xe ngựa hãm ngựa lại. Chiếc xe từ dừng lại. Có mấy người đàn bà bước vội xuống xe, nhường chỗ cho mẹ con thằng bé.
“Đưa tôi ẵm thằng bé xuống trước cho!” Thằng bé bổng thấy có ai đó nhấc bổng nó lên và lôi nó xuống xe.
“Má, má!” Nó ré to lên sợ hải.
“Ai bắt má mày đâu mà mày sợ?” Có tiếng của một thanh niên lạ nói với nó.
Mẹ nó cũng vừa xuống xe và tính tiền đưa cho chàng thanh niên lơ xe. Bà mỉm cười và bồng nó lên hông mình. “Bộ con sợ mất Má lắm sao?”
“Sao không sợ được? Người ta đông quá, ai mà biết!” nó bẻng lẻng giấu mặt vào ngực mẹ nó. Nó cảm thấy mặt nó nóng rang vì cảm thấy quê!
Mẹ nó bỏ đường cái nhựa đi rẻ vào đường đất. Bên phải là một cái quán nhỏ, bên trái là một ngôi chùa ẩn trong một đám cây.
“Đây là chùa Thầy Năm, còn kia là quan Bà Tám Tưng!” Nó ngơ ngác nghe mẹ nó giới thiệu hai cái tên nghe ngồ ngộ. Cái này mà gọi là quán, là chùa sao? Ở Nhatrang đâu có loại quán loại chùa như thế!
“Chào Chị Năm!” Thằng nhóc nhìn đăm đăm vào một thiếu phụ mặc đồ bà ba bông đang vồn vả chận mẹ nó lại. “Chà, lâu ghê Chị Năm mới chịu về làng!”
“Chào cô Tư! Tôi cũng thường hay về đây chớ! Tại cô không gặp tôi đó thôi!” Thằng nhóc ngước nhìn mẹ nó thắc mắc. Nó có thấy mẹ nó đi đâu bao giờ!
“Sao Má nói láo với bà đó vậy?” Nó hỏi mẹ khi họ đã đi được một đoạn.
“Xã giao mà con!”
“xã giao là nói láo hở má? Sao mỗi lần con xã giao với Má là con bị đòn vậy?” Mẹ thằng nhóc cười phì nghe con mình hỏi. Đúng là không có câu trả lời thỏa đáng được.
“Thôi, xuống đi bộ đi ông tướng nhà trời. Nặng trịch mà bắt ẵm hoài à!” Nó cũng chỉ mong có vậy. Ngồi trên hông mẹ hoài chẳng thích thú chút nào cả. Đường này không có xe nên nó tha hồ mà chạy tung tăng.
“Đừng có chạy đi xa. Coi chừng vấp té đó nghe không?” Thằng nhóc đâu thèm để ý đến tiếng mẹ nó. Có nhiều thứ lạ quá. Nhà hai bên đường, nhà nào nhà nấy đều ẩn sau một đám cây cả. Toàn là xoài lủng lẳng trên cao. Nó cúi xuống lượm một cục đá.
“Đừng có bợm! Người ta đánh đó!” Mẹ nó đe.
“Ai mà biết!” Nó phụng phịu. Ở NhaTrang nó từng theo bạn nó đi ném bàng, hái trộm keo ở đường Lý Thánh tôn, ở bệnh viện. Người ta la thì mình chạy, ai bắt được mà đành chứ. Có mẹ bên mình quả là không vui chút nào!
Họ đi ra khỏi đoạn đường có nhà cửa hai bên. Thằng bé phụng phịu đi tụt lại phía sau. Nó vẫn hay làm vậy với mẹ nó để mẹ nó phải bồng nó lên dỗ ngọt nó. Thường ngày thì nó vẫn được cưng chìu như thế.
“Nhanh lên đi con,” người thiếu phụ chợt dừng lại, đưa tay vẩy vẩy đứa con phía sau.
Được nước, thằng bé lì lợm ngồi chôm hỏm ngay xuống giữa đường, tỏ vẻ không chịu đi tiếp.
“Phải ẵm con mới chịu!” Nó sụ mặt.
“Có chút xíu vậy mà cũng nhỏng nhẻo!” Mẹ nó đành phải chịu thua con ngựa con bất kham của mình, xốc vội nó lên nách, tiếp tục hành trình.
Trời buổi sáng nắng dịu. Thằng bé nhìn đồng ruộng hai bên đường, cảm thấy hay hay. Nó quên ngay đi cơn hờn dỗi.
“Má ơi, cái gì dưới nước kia hở Má? Không lẻ họ trồng cỏ?”
“Bộ hết câm rồi sao, thằng Bợm!” Mẹ nó hôn vội lên cái má lúm đồng tiền của nó.. “Lúa non đó!”
Lại một màn giải thich dài dòng, nhưng thằng bé vẫn không hiểu. Cái gì là lúa? Nó chưa hề nghe. Nó tụt ngay xuống đất, chạy ngay đến ven bờ ruộng. có một con gì nhỏ giống như cóc đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước, phùng cổ kêu lên oen oét. Té ra không phải chỉ có một con nhái (mẹ nó nói vậy), mà con có rất nhiều con khác. Âm thanh của chúng tạo thành một bản nhạc nghe rất êm tai, hòa theo tiếng nhịp chân đi của nó.
Một cơn gió mát thoảng qua. Thằng bé khoái chí nhảy tung tăn về phía trước. Nó chợt dừng lại ở một ngả ba, không biết nên đi theo đường nào. Xa xa trước mặt nó là một ngôi nhà thờ cổ kính. Nó cảm thấy hay hay, đứng nhìn mãi không chân mắt. Bổng dưng nó cảm thấy thân thuộc với ngôi nhà thở này. Hình như nó đã thấy đâu đó trong ký ức bé bỏng của nó.
“Đi đi con, nhìn gì mà nhìn dữ vậy?”
Mẹ nó rẽ sang con đường đất phía trên. Thằng bé tiếc rẻ, chạy vội theo mẹ nó, mắt vẫn đăm đăm nhìn ngôi nhà thờ cổ.
Họ dừng lại trước một tòa nhà đồ sộ. Trước cổng có một cây điệp lớn đang ra hoa rực rở. Nó bở ngở nhìn vào trong, cảm thấy hơi sợ sợ. Nó chưa lần nào vào một ngôi nhà lớn như thế này. Một bày bồ câu chớp cánh bay lên nóc nhà khi mẹ con nó băng ngang cái sân gạch.
“Chào bà ngoại đi con!” Mẹ nó đưa tay kéo thằng bé ra phía trước và đẩy nó đến trước mặt một bà cụ có gương mặt phúc hậu.
“Dạ chào bà ngoại!” Nó khoanh tay, cúi đầu xuống, lí nhí trong miệng.
Dĩ nhiện thằng bé khoái chí tử rồi. Cũng như bà ngoại của thằng Tư, bà ngoại nó cho nó rất nhiều bánh, bánh bông lan, me rim ngâm cam thảo, và có cả thanh long nữa.. Không những thế, nó được hai dì của nó, con của bà ngoại tuổi trac 17, 18, thay phiên bồng nó lên nựng nịu.
Nó bỏ ra thềm trước nhà ngồi ngắm đám bồ câu ăn lúa dưới sân gạch. Trong nhà mấy người lớn nói chuyện với nhau chán ngắt. Giá minh được bà ngoại cho một con về nuôi chắc thú lắm, nó nghĩ trong bụng. Thế rồi nó lân la với mấy dì nó ngỏ ý muốn xin một con.
“Mấy con bồ câu đó bà bắt không được.” Bà ngoại nheo mắt nhìn nó mỉm cười. “Hay là bà cho con cu đất này, con chịu không?”
Thích quá đi chớ. Không ngờ nó chỉ ước thôi mà lại được quá sự mong muốn của nó. Tuy không có màu sắc sặc sở như những con bồ câu kia, nhưng có có hột cườm trên cổ. Ngoài ra thỉnh thoảng nó còn biết gáy nữa. Không những thế bà ngoại còn cho nó nữa bao lúa nhỏ để nó cho chim ăn. Suốt cả buổi xế sau bữa ăn trưa nó hình như không muốn đi đâu cả, chỉ lẩn quẩn nơi nhà bếp nơi có cái lồng tre treo con cu đất của nó. Càng nhìn nó càng thấy thích, thấy con chim gáy càng đẹp ra, đẹp hơn cả những con bồ câu đang ăn lúa ngoài sân kia. Cử chỉ nó làm cho mấy dì nó phải phì cười.
“Lại đây với Dì Mười nào! Thế nào chiều nay khi Má con về, bà ngoại cũng cho con con cu cườm đó mà!” Dì nó xốc nó lên nách mang vào phòng mình cho nó một trái xoài tượng chín vàng. Đúng là loại xoài nó thích. Thỉnh thoàng mẹ nó cũng cho nó vài lát của loại xoài này. Nhưng hôm nay nó không muốn ăn xoài. Nó chỉ thích ngắm con chim mà nó sắp được làm chủ thôi.
Từ ngày nó mang được con cu đất về nhà, nó không còn đi theo thằng Tư chơi nữa. Nó cũng không còn chui hang rào qua vườn Bà Tòa để đùa giởn với con bé Mỹ, con của Bà Tòa nữa. Nó thích ngồi nghe hai mẹ con ba Tòa nói chuyện với nhau. Tiếng gì mà phải lên giọng xuống giọng nghe như hát! Tiếng Huế nghe thật là hay. Nó cũng chẳng biết nó quên với cô bé Mỹ trong trường hợp nào. Nó chỉ còn nhớ cô bé đã giúp nó phá một lổ nhỏ trong hàng rào vừa đủ để nó chui qua đó chui thôi. Bà Tòa cũng thích nó nữa, có lẻ vì nó không có nói tục va bợm bải như những đứa con trai quanh đây. Chồng bà cứ phải lên tòa án xét xử người ta cả ngày, nên có lẻ bà cũng cảm thấy buồn phải ở nhà một mình với đứa con gái nhỏ. Có thêm nó cũng vui, chẳng hại gì.
Tờ mờ sáng mới mở mắt dậy là thằng bé đã chạy ra sau nhà bếp nơi nhốt con cu đất của nó, thay nước và đồ ăn cho cục cưng của nó. Nhưng hình như con chim không thích thằng bé cứ tìm cách thoát thân, nhảy tum lum trong lồng. “Êm đi cưng! Chủ mày tốt với mày lắm, hỏng có làm hại gì mày đâu!” Nó nói nhỏ với con chim trong lồng, rồi treo lồng vào chỗ củ. Nó ngồi chồm hổm dưới đất ngắm con chim của nó cho đến lúc mẹ nó lôi nó vào trong nhà rữa mặt súc miệng cho nó, cho nó ăn sáng và chuẩn bị cho nó đi học.
Trưa cũng vậy, chiều cũng thế, lúc nào rảnh là nó cứ lảng vảng bên lồng chim của nó. Nó mang cả bài làm của nó ra đó làm nữa. Nó đâu còn tâm trí vào bài vở nữa chứ, nên điểm của nó theo đó cứ tụt dần. Nó bị ăn đòn của mẹ nó nhiều lần vì tụt điểm. Nó giận mẹ nó lắm, nhưng cũng cảm thấy tôi nghiệp mẹ khi mẹ khóc luc xức dầu cho nó. Mẹ nó quả là kỳ cục. Đã đành con bầm đít rồi, còn mang con ra xoa dầu rồi khóc! Đã khóc vì con mình bị đành đau, thì đành con làm gì chứ?
Nó hối hả về nhà sau giờ tan học buổi trưa. Suốt cả buổi sáng nó đâu có nghe bà xơ giảng gì. Tâm trí nó còn để ở lồng cu đất của nó. Con chim cứ tông vào nóc lồng và đầu bị rỉ máu. Cái đầu của nó vốn đã bị thương sói sọi, giờ lại bị thương thêm. Nó cảm thấy tôi nghiệp cho con chim. Nhiều lúc mẹ nó bảo nó hãy thả con chim đi vì thấy nó lổ đầu tội nghiệp, nhưng thằng bé không chịu. Đó là tài sản duy nhất của nó. Thả chim rồi thì nó phải làm sao đây? Trong môt góc trong cặp táp của nó nó một cục bông gòn, một ve thuốc đỏ và một miếng băng keo. Đó là những thứ mẹ nó đã dùng để xức những vết thương của nó lúc nó bị té trầy chân tay. Nó đã lén ăn cắp của mẹ nó những thứ đó lúc còn sáng sớm lúc mẹ nó chưa thức dậy. Nó quyết định phải băng bó vết thương cho con chim cưng của nó. Băng đầu con chim lai, cho du nó có tồng vào lồng chắc cũng không sao.
Mặt nó tái đi khi nhìn đến cái lồng tre. Nắp lồng đã được mở ra và con chim yêu quý của nó không còn trông đó nữa. Nó đi tìm chung quanh, hy vọng sẽ tìm thấy bóng dang con chim đâu đó. Nó vào nhà bếp. Mẹ nó đang chuẩn bị cơm trưa trong nhà bếp cho ba nuôi nó về ăn.
“Má có thấy con chim của con đâu không Má?” Nó khóc òa lên.
“Nó bay mất thì thôi, chuyện gì mà phải khóc?” Bà bình thản trả lời.
Mùi thơm chiên xào bổng hắt vào mũi nó. Nó sinh nghi. “Mà chiên gì vậy?”
Mẹ nó không trả lời câu hỏi của nó. “Để yên cho Má đi. Mày lên nhà trên học bài đi. Lúc này điểm của mày tụt đi nhiều đó!”
Nó chợt chú ý vào giỏ rác nơi góc nhà bếp. Lông của con cu đất! Nó chạy vội lại giỏ rác! Đúng rồi! Không phải một cái mà cả đống lông! Mẹ nó đã bắt con chim yêu quý của nó làm thịt mất rồi. Nó nằm lăn ra đất dãy dụa. “Tại sao, tại sao Má làm thịt con cu đất của con.. Má ác lắm! Má ác lắm giết chết con chim của con!”
“Mầy có đứng dậy không, ông tướng? Dơ hết quần áo rồi! Lên nhà trên! Nếu không tao cho một cán chổi bây giờ!”
Nó lên giường trùm mền khóc rấm rức. Nó có cái tật khóc dai, ai dỗ cũng không chịu nín nếu nó cảm thấy không có lỗi. Lần này thì người có lỗi là mẹ nó, làm sao mà nó nín cho được, nên nó cứ thút thít khóc mãi cho đến lúc nó lả người đi va ngủ thiếp đi. Mẹ nó mắc lo bữa trưa cho ba nuôi nó nên đâu có thì giờ mà dỗ danh nó như mọi khi.. Trưa hôm đó, mẹ nó gọi nó dậu ăn cơm nó cũng không thèm ra ăn. “Cứ để con chết đi cho Má nhờ!” Đó là cách nó trả thù Má nó. Nó còn biết làm gì hơn được.
Mẹ nó đánh thức nó dậy đi học lúc hai giờ chiều. Thằng bé dậy không nổi. Nó lên cơn sốt, nằm liệt giường. Nó có tật xấu đói! Thường thì lúc nó đi học về chưa có cơm mà nó nằm vật ra giường, mặt mày xanh lơ xanh lét. Cái đói và cái buồn bị mất con cu đất của nó đã khiến nó lâm bệnh. Mẹ nó đã phải nằm với nó suốt buổi chiều dỗ danh nó mãi.
“Con xem đó, con chim nó lổ đầu nặng quá, thế nào rồi nó cũng chết. Giết nó đi cho nó đở khổ!”
Nó không thèm nghe cái luận điệu của mẹ nó. “Má phải bắt đền con!”
“Con phải học cho thật giỏi, rồi hôm nào má sẽ lên bà ngoại xin cho con một con cu đất khác đẹp hơn!”
“Má lại nói xã giao với con nữa phải không?”
Mẹ nó phì cười, hôn lên tràn nó. “Không Má nói thiệt chớ không có xã giao với con đâu!”
Biết làm sao hơn. Đó là hy vọng cuối cùng của nó. Mong rằng mẹ nó không nói ‘xã giao’ với nó!
Nó cũng không biết mẹ nó có ‘xã giao’ với nó không nữa, vì đó là kỹ niệm cuối cùng được sống trong vòng tay ấp ủ của mẹ nó. Nó học chưa hết lớp Tư A nó phải rời mẹ nó đễ về sống với ông nội nó. Bình Cang! Lần đầu về Bình Cang nó thích lắm, nhưng lần thứ nhì về Bình Cang để sống luôn tại đó quả thật không thoải mái chút nào. Chẳng còn ai dỗ dành nó cả! Chỉ có ăn roi thôi nếu nó ươn ngạnh không chịu nghe lời!
17/3/2009
Phêrô Nguyễn –Hoàng
BÀI ĐĂNG MỚI
-
▼
2009
(83)
-
▼
tháng 3
(31)
- Cười tí cho vui
- SỰ THÀNH THẬT (Đức Cha Nicola Huỳnh Văn Nghi)
- Sự Sống (Lm. GB. Nguyễn Hồng Uy)
- Tình Mẹ
- Lễ Truyền Tin đã qua, đôi điều suy nghĩ (Hạnh Nguyên)
- Chuyến xe
- CGS chữa người bất toại 38 năm (Lm. Phêrô Mai Tính)
- Sự Chết (Lm. GB. Nguyễn Hồng Uy)
- Bài ca Thương Khó Gioan (Đức Cha Hoà)
- Album Nhật Ký 2004-2005
- Con Cu Đất (Phêrô Nguyễn Hoàng)
- Chúc mừng bổn mạng
- Hiểu để cảm thông
- Sứ điệp mùa chay 2009 của Ðức Thánh Cha
- Đau Khổ (Lm. GB Nguyễn Hồng Uy)
- Sự Ác (Lm GB Hồng Uy)
- Thư Mục vụ Mùa Chay 2009, GP Phú Cường
- Thư mục vụ Mùa Chay 2009, giáo phận Mỹ Tho
- Thư Mục Vụ Mùa Chay 2009, GP Sài Gòn
- Viết tiếp về người Linh Mục (Hạnh Nguyên)
- Điêu khăc dưa hấu
- Tiếng Việt rất giống tiếng Nhật !!!
- Ngược đời
- Thư Mục Vụ Mùa Chay, GP Xuân Lộc
- Thư Mục Vụ Mùa Chay, GP Đà Lạt
- Thư Mục Vụ Mùa Chay, GP Phan Thiết
- Thông báo về Nghi thức cử hành hôn nhân
- Kỷ niệm về anh Quản Trọng Hải
- Chúa Là Nguồn Vui Của Con (Thanh Kiều)
- Hành Trình Ơn Gọi (Thanh Kiều)
- Đám cưới bạn tôi
-
▼
tháng 3
(31)
Thứ Tư, 18 tháng 3, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
THỂ LOẠI
PHỤNG VỤ
- Bài Thương Khó Gioan (ĐC Hoà)
- Bài Thương Khó Gioan (ĐCV Giuse)
- Bài Thương Khó Marcô vai CGS
- Bài Thương Khó Marcô vai NK
- Bài Thương Khó Marcô vai TN
- Exsultet - Lm Văn Chi
- Exsultet - Martino
- Exsultet - Thành Tâm
- Exsultet - ĐC Nguyễn Văn Hoà
- Exsultet - Đại Chủng Viện Thánh Giuse
- Kinh Sách (dạng PDF)
- Kinh Thánh (nhóm GKPV)
- Kinh Thánh Cựu Ước (Cha Nguyễn Thế Thuấn)
- Kinh Thánh Tân Ước (Cha Nguyễn Thế Thuấn)
- Nghi thức chứng hôn
- Nghi thức Thánh Lễ
- Suy niệm Tuần Thánh (khoá 6)
- Thánh Lễ Nghi thức Hôn Phối
- Đường Thánh Giá (Kiều)
- ĐỌC KINH PHỤNG VỤ ONLINE
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét