Kính thưa Anh Chị Em,
“Mạng sống, đống vàng”, đó vừa là quan niệm, vừa là lập trường của mỗi con người chúng ta. Sự sống là gia tài quý giá nhất mà mọi sinh vật có được. Riêng con người, vì ý thức được nhiều nhất về sự cao quý của mạng sống, nên càng lấy làm quý báu sự sống nơi bản thân mình và nơi tha nhân. Sự sống con người là “điều linh thánh”, được Thiên Chúa sáng tạo và chỉ nhằm vào một mục tiêu duy nhất là hướng về Đấng Sáng tạo (x. GLCG, số 2258). Sự sống con người bao gồm sự sống thể xác và sự sống thiêng liêng.
Về sự sống thể xác, đó là gia sản mà ta được trao ban để quản lý. Ta được trao ban từ chính sự quảng đại và tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa. Chính Người đã “không để ta KHÔNG đời đời, mà lại sinh ra ta” (x. Kinh Cám Ơn). Nhưng khi sinh ra ta, Người cũng đã không để ta bất động, vô tri vô giác như gỗ đá, mà cho ta được linh hoạt nhờ sự sống thân xác được Người tạo ra. Thân xác này, cũng không chỉ sống như một cách để tồn tại, mà còn là hình ảnh của Người. Thân xác này, hơn nữa, cũng đã được cứu chuộc nhờ Máu Châu Báu của Đức Kitô và là đền thờ Chúa Thánh Thần.
Tuy nhiên, sự sống của ta, lại hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. Ta chỉ là người quản lý, nghĩa là chỉ có vai trò gìn giữ, bảo quản, đề phòng bất trắc và làm cho sinh lợi mà thôi. Quản lý chứ không phải là chủ. Thiên Chúa mới là chủ trên sự sống, trên mạng sống của ta. Thiên Chúa có quyền quyết định trên ta, còn ta, ta không có quyền ấy. Không ai có thể tự kéo dài sự sống thân xác của mình. Cũng không ai có quyền rút ngắn sự sống của mình hay của người khác. Hủy hoại hay giết chết sự sống thân xác, của mình hay của người khác, dù ở bất cứ thời điểm nào tính từ lúc bắt đầu tượng thai trong lòng mẹ cho đến khi chết đi cách tự nhiên, đều là tội ác khủng khiếp. Phá thai là tội ác đáng kinh tởm nhất, vì nạn nhân vừa vô tội, vừa không có khả năng tự vệ, còn thủ phạm lại chính là người mẹ cưu mang nó (và những đồng phạm, có khi là cha hay người thân trong gia đình). Giáo luật dạy rằng “ai trực tiếp phá thai thành sự thì bị vạ tuyệt thông tiền kết” (Đ. 1398). Trợ tử hay tạo cái chết êm dịu cũng là tội trọng. Cố sát, tự sát cũng đều là những tội trọng phạm đến sự sống tha nhân và của mình và không thể biện minh bằng bất cứ lý do gì.
Còn sự sống thiêng liêng hay linh hồn bất tử, lại là một kho tàng cao quý khôn lường mà Thiên Chúa đã thông ban cho ta. Kinh Thánh diễn tả rất hình tượng rằng sau khi nắn xong thân xác con người, Thiên Chúa đã “thổi sinh khí vào”. “Nhân linh ư vạn vật”là do ở đây. Thân xác ta có giá trị vượt trội mọi sinh vật, cũng nhờ vào điểm này. Và cũng chính nhờ sự khôn ngoan nơi hồn thiêng bất diệt, mà ta khám phá ra sự vượt trội của thân xác mình. Chỉ có con người mới có xác có hồn. Cũng chỉ con người mới lãnh nhận được ơn cứu độ và niềm hy vọng thân xác ngày sau sẽ cùng linh hồn được sống lại. Ta được cứu độ cả hồn cả xác.
Tôn trọng sự toàn vẹn xác hồn, sống hữu ích cho đời này và bảo đảm cho đời sau, là sứ mạng và là ơn gọi làm người của chúng ta. Sự sống thân xác, theo quy luật tự nhiên, sẽ qua đi với thời gian. Cho nên, cần phải quý trọng từng ngày, từng giờ sống của ta và yêu quý thân xác, vì đó là phương tiện duy nhất ta được dùng mà chuẩn bị cho đời sống vĩnh cửu. Tôn trọng thân xác, nhưng không dừng lại ở đời này, mà phải hướng đến đời sau. Do đó, ta cũng hãy sẵn sàng chịu những sự xem ra thiệt thòi cho cái tạm bợ, nhưng mang lại cho ta sự bảo đảm cho cái trường tồn. “Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời”, Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay nói với ta như vậy.
Về sự sống thể xác, đó là gia sản mà ta được trao ban để quản lý. Ta được trao ban từ chính sự quảng đại và tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa. Chính Người đã “không để ta KHÔNG đời đời, mà lại sinh ra ta” (x. Kinh Cám Ơn). Nhưng khi sinh ra ta, Người cũng đã không để ta bất động, vô tri vô giác như gỗ đá, mà cho ta được linh hoạt nhờ sự sống thân xác được Người tạo ra. Thân xác này, cũng không chỉ sống như một cách để tồn tại, mà còn là hình ảnh của Người. Thân xác này, hơn nữa, cũng đã được cứu chuộc nhờ Máu Châu Báu của Đức Kitô và là đền thờ Chúa Thánh Thần.
Tuy nhiên, sự sống của ta, lại hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. Ta chỉ là người quản lý, nghĩa là chỉ có vai trò gìn giữ, bảo quản, đề phòng bất trắc và làm cho sinh lợi mà thôi. Quản lý chứ không phải là chủ. Thiên Chúa mới là chủ trên sự sống, trên mạng sống của ta. Thiên Chúa có quyền quyết định trên ta, còn ta, ta không có quyền ấy. Không ai có thể tự kéo dài sự sống thân xác của mình. Cũng không ai có quyền rút ngắn sự sống của mình hay của người khác. Hủy hoại hay giết chết sự sống thân xác, của mình hay của người khác, dù ở bất cứ thời điểm nào tính từ lúc bắt đầu tượng thai trong lòng mẹ cho đến khi chết đi cách tự nhiên, đều là tội ác khủng khiếp. Phá thai là tội ác đáng kinh tởm nhất, vì nạn nhân vừa vô tội, vừa không có khả năng tự vệ, còn thủ phạm lại chính là người mẹ cưu mang nó (và những đồng phạm, có khi là cha hay người thân trong gia đình). Giáo luật dạy rằng “ai trực tiếp phá thai thành sự thì bị vạ tuyệt thông tiền kết” (Đ. 1398). Trợ tử hay tạo cái chết êm dịu cũng là tội trọng. Cố sát, tự sát cũng đều là những tội trọng phạm đến sự sống tha nhân và của mình và không thể biện minh bằng bất cứ lý do gì.
Còn sự sống thiêng liêng hay linh hồn bất tử, lại là một kho tàng cao quý khôn lường mà Thiên Chúa đã thông ban cho ta. Kinh Thánh diễn tả rất hình tượng rằng sau khi nắn xong thân xác con người, Thiên Chúa đã “thổi sinh khí vào”. “Nhân linh ư vạn vật”là do ở đây. Thân xác ta có giá trị vượt trội mọi sinh vật, cũng nhờ vào điểm này. Và cũng chính nhờ sự khôn ngoan nơi hồn thiêng bất diệt, mà ta khám phá ra sự vượt trội của thân xác mình. Chỉ có con người mới có xác có hồn. Cũng chỉ con người mới lãnh nhận được ơn cứu độ và niềm hy vọng thân xác ngày sau sẽ cùng linh hồn được sống lại. Ta được cứu độ cả hồn cả xác.
Tôn trọng sự toàn vẹn xác hồn, sống hữu ích cho đời này và bảo đảm cho đời sau, là sứ mạng và là ơn gọi làm người của chúng ta. Sự sống thân xác, theo quy luật tự nhiên, sẽ qua đi với thời gian. Cho nên, cần phải quý trọng từng ngày, từng giờ sống của ta và yêu quý thân xác, vì đó là phương tiện duy nhất ta được dùng mà chuẩn bị cho đời sống vĩnh cửu. Tôn trọng thân xác, nhưng không dừng lại ở đời này, mà phải hướng đến đời sau. Do đó, ta cũng hãy sẵn sàng chịu những sự xem ra thiệt thòi cho cái tạm bợ, nhưng mang lại cho ta sự bảo đảm cho cái trường tồn. “Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời”, Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay nói với ta như vậy.
Lm. GB. Nguyễn Hồng Uy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét