BÀI ĐĂNG MỚI

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009

Bài giảng: lễ đêm Giáng Sinh (Kiều)

LỄ ĐÊM GIÁNG SINH (24.12)
Triết gia Origène đã nhận xét rằng : “Dù Chúa Giêsu có sinh ra cả ngàn lần tại Bêlem, xứ Giuđêa, điều đó chẳng ích lợi gì nếu Ngài không sinh ra chỉ một lần trong đời sống của bạn”.
Một trẻ thơ được sinh ra đó là niềm vui cho gia đình, bà con, họ hàng. Đó còn là niềm vui cho cộng đồng nhân loại vì một thụ tạo mới, một con người mới đã xuất hiện trên thế gian này.
Chúa Giêsu là một con người lịch sử, Ngài không phải là một siêu nhân hay một nhân vật thần thoại; nhưng Ngi là một con người bình thường như mọi người và xem ra còn thấp kém hơn nhiều người trong chúng ta. Ngài được sinh ra vào thời hoàng đế Augustô, tại nước Palestina, làng Belem, xứ Giuđea; Ngài cũng có tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ngài sinh ra trong cảnh nghèo nàn túng thiếu nơi hang bò lừa, nằm trong máng cỏ; chung quanh ngoài cha mẹ Ngài là Đức Mẹ và thánh Giuse thì chỉ có súc vật và một số mục đồng chăn chiên.
Nếu chúng ta chỉ dừng lại ở một hài nhi thấp hèn như thế thì việc Chúa Giêsu sinh ra không đáng để chúng ta hy vọng, chờ đợi, chuẩn bị trong suốt 4 tuần lễ mùa vọng vừa qua. Nhưng Hài nhi Giêsu bé bỏng đó chính là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế, Ngài là ánh sáng thật đã đến thế gian và soi sáng cho mọi người. Lời các Thiên thần loan báo trong đêm Giáng Sinh : “Hôm nay, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta, Ngài là Đấng Kitô, Chúa chúng ta”.
Như thế, lý do để chúng ta vui mừng không phải là những hình thức bề ngoài, không phải là những lợi lộc vật chất…, nhưng chính là niềm vui ơn cứu độ mà hôm nay Chúa Giêsu, tuy là Thiên Chúa thật, nhưng vì yêu thương loài người đã tự hạ mình, bỏ trời cao xuống thế làm người ở cùng chúng ta và để cứu độ chúng ta.
Lịch sử cứu độ đã được thực hiện và diễn ra trong lịch sử nhân loại. Chúa Giêsu đích thực là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta. Ngài đã đi vào lịch sử, mặc lấy bản tính hay chết của chúng ta, cùng chia sẻ số phận làm người với chúng ta, để nâng chúng ta lên địa vị làm con Thiên Chúa.
Mầu nhiệm Giáng Sinh là Mầu Nhiệm của Tình Yêu. Khi ban tặng người Con Một mình cho nhân loại, Thiên Chúa như muốn nói lên tiếng nói cuối cùng của Ngài, một tiếng nói duy nhất đó là : “Hỡi vũ trụ, Ta yêu thương ngươi. Hỡi loài người, Ta mến thương ngươi”. Vì yêu thương, Ngôi Hai Thiên Chúa chấp nhận mặc lấy thân phận yếu hèn của con người, để phục hồi sự sống mà nhân loại đã đánh mất, và chia sẻ hạnh phúc dồi dào của Người cho nhân loại.
Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban tặng Con Một, để những ai tin vào Con của Ngài thì được sống đời đời : Sứ điệp ấy nhắc nhở chúng ta về sự hiện diện của Thiên Chúa Tình yêu ở giữa dân Ngài. Chính sự hiện diện ấy làm cho bóng đêm phải nhường bước trước sự sáng, lòng ích kỷ nhỏ nhen nhường chỗ cho sự bao dung và tha thứ.
Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để những ai tin vào Con của Ngài thì được sống đời đời. Giữa bóng đêm của cuộc đời, giữa những ánh mắt sầu thương, Thiên Chúa đã làm bừng lên ánh sáng Cứu độ. Thiên Chúa làm người đã chọn sinh ra trong hình hài khiêm tốn của một trẻ thơ, để gởi đến cho chúng ta một niềm hy vọng, để đem lại cho chúng ta một ánh sáng Tin mừng, một sức sống mới dồi dào : “Này tôi báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại, cũng là Tin Mừng cho toàn dân : Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Kitô, Chúa chúng ta” (Lc 2, 11).
Kính thưa cộng đoàn.
Đấng Cứu Thế đã giáng sinh làm người để cứu độ toàn thể nhân loại, nhưng nếu chúng ta không mở rộng cõi lòng để đón nhận hồng ân cứu độ thì việc nhập thể của Con Thiên Chúa mãi mãi chỉ là một sự kiện lịch sử, chẳng có ích lợi gì cho đời sống chúng ta.
Trong mỗi Thánh Lễ, chúng ta đều cầu chúc cho nhau được có Chúa ở cùng chúng ta. Mục đích của việc Chúa Giáng Sinh là để ở với con người, Chúa có mọi sự để ban cho chúng ta. Thánh Gioan đã nói : “Từ nguồn sung mãn của Người, chúng ta lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác”. Chúa giàu sang, còn chúng ta nghèo khó, Chúa yêu thương chúng ta cho dù chúng ta không yêu mến Ngài. Chúng ta phải cảm thấy hạnh phúc vì có Chúa đến ở với mình và chúng ta hãy làm cho Chúa cũng cảm thấy hài lòng vì được đến và ở với chúng ta.
Đêm đông năm xưa, Chúa đã đến gặp con người mà cửa nhà con người thì đóng chặt, trái tim của con người cứ lạnh băng, trong khi bò lừa lại đến gặp và ruộng đồng mở ngõ làm quán trọ đêm đông. Sao con người nhẫn tâm đến thế!
Đêm đông năm nay, sau 2009 năm Chúa ra đời, mà trên các hè phố vẫn còn nhiều hang đá Bêlem, nơi các ngả đường còn nhiều Giuse xin quán trọ…, và biết đến bao giờ chúng ta mới hết thấy cảnh Chúa Giáng Sinh xưa.
Kiều

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

Bài giảng: Chúa nhật IV Mùa vọng (Văn Hương)

Chủ đề : Đời sống đức tin của hậu duệ Abraham.
Luca : 1,39-45.
----------------------------------------------------------------------------------------
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Là người công giáo, chắc chắn, chúng ta không chỉ được nghe hoặc đọc qua một lần trích đoạn Tin mừng vừa công bố, nhưng còn suy đi nghĩ lại mỗi khi lần chuỗi mân côi : “Thứ hai thì ngắm : Đức Bà đi viếng bà thánh Isave. Ta hãy xin cho được lòng yêu người”. Và đây chính là sứ điệp mà Giáo hội mời gọi chúng ta sống một cách cụ thể để nói lên niềm tin của mình, từ hôm nay cho đến ngày đại lễ giáng sinh, đồng thời tiếp tục tới khi Chúa Giêsu trở lại thiết lập trời mới đất mới như Ngài đã hứa.
Có thể nói, chỉ với bản văn ngắn gọn, từ câu 39 đến câu 45. Thánh sử Luca đã làm nổi bật nguyên do tại sao Đức Maria được Thiên Chúa chúc phúc. Và qua lời ngợi khen được thúc đẩy bởi Thánh Thần của bà Isave, chúng ta thấy : Đức Maria được chúc phúc vì đã tin lời Chúa phán với mình sẽ được thực hiện (x.Lc 1,45). Điều này nhắc chúng ta nhớ đến Abraham, vị tổ phụ khả kính, vì tin nên được Thiên Chúa chúc phúc và hứa cho ông một dòng tộc đông như sao trên trời, như cát ngoài biển cả (x.St 15,1-6). Đó là dòng dõi của những kẻ tin mà Đức Maria – miêu duệ của Abraham – là một gương mẫu tuyệt vời về niềm tin vào Thiên Chúa. Cuộc sống của Mẹ, giúp chúng ta có thể cảm nếm được những thực tại mà con người, nếu chấp nhận dấn thân như Mẹ, thì hoàn toàn có khả năng đạt tới như lời Kinh Thánh chép : “Tin là đảm bảo cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy”(Dt 11,1). Và với việc cưu mang Đấng Cứu Thế, Đức Maria được gọi là Evà mới (x.ĐNTHTK, tr.16), vì đã cộng tác vào công cuộc sinh hạ một dân tộc mới trong Đức Giêsu Kitô, bao gồm những người tin vào Con Một Thiên Chúa và chịu phép rửa “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Như vậy, chúng ta thuộc về dân mới này. Bởi thế, xét về gia phả, Thánh Kinh cho chúng ta biết : “Nếu anh em thuộc về Đức Kitô, thì anh em là dòng dõi ông Abraham, những người thừa kế theo lời hứa” (Gl 3,29). Và thánh Phaolô nói về lòng tin của Abraham và lòng tin của chúng ta trong thư Rôma như sau : “Vì ông (Abraham) hoàn toàn xác tín rằng : điều gì Thiên Chúa đã hứa thì Người cũng có đủ quyền năng thực hiện. Bởi thế ông được kể là người công chính. Nhưng khi viết ông được kể là người công chính, thì không phải chỉ nói về ông, mà còn nói về chúng ta nữa : chúng ta sẽ được kể là công chính, vì tin vào Đấng đã làm cho Đức Giêsu, Chúa chúng ta sống lại từ cõi chết ; Đức Giêsu chính là Đấng đã bị trao nộp vì tội lỗi chúng ta và được Thiên Chúa cho sống lại để chúng ta được nên công chính”(Rm 4,21-25). Như thế, đức tin dẫn đưa chúng ta đến ơn cứu độ như “các tiền nhân đã được Thiên Chúa chứng giám”(Dt 11,2). Đây là đặc ân cao quý nhất mà con người có được do bởi tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa. Và Đức Maria đã nhận ra được điều căn bản này nhờ ánh sáng đức tin. Do đó, Mẹ quyết tâm sống tình thương mà Thiên Chúa dành cho mình bằng việc không ngần ngại đường xa, nắng gió đến chia sẻ với người chị họ về hồng ân mà Thiên Chúa ban cho Mẹ nói riêng, và nhân loại cách chung : Đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng đem lại cho con người niềm vui giải thoát, mà lời ca tụng của bà Isave là một minh chứng điển hình : “Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ và con lòng bà được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi ? Vì nầy tai tôi vừa nghe lời bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi”(Lc 1,42-44).
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Chúng ta đang sống trong bầu khí của những ngày cận kề lễ giáng sinh. Và sự hân hoan vui mừng nơi chúng ta chỉ thực sự có ý nghĩa cho đời sống hiện tại cũng như mai hậu, khi chúng ta sống đức tin của mình bằng những hành vi diển tả được tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người như Đức Maria. Năm xưa, sau khi đáp tiếng xin vâng trước lời thiên sứ truyền tin, Đức Maria đã đem Ngôi Hai Thiên Chúa đến cho gia đình bà Isave, và hôm nay, chúng ta – những người đã nhận lãnh Bí tích Rửa tội trong đức tin – cũng được mời gọi đem Chúa Giêsu – Đấng Cứu Thế – đến cho tha nhân, bắt đầu từ những người thân và lan toả đến mọi người. Và để được như vậy, xin Chúa giúp mỗi người chúng ta luôn ý thức mình được Thiên Chúa yêu thương. Đây chính là động lực thúc đẩy chúng ta phục vụ để đáp lại những gì chúng ta có được nhưng không từ Thiên Chúa. Amen
Văn Hương

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

Hai cha Tri và Trí đi nhận xứ

Trong ngaøy tónh taâm thaùng 12 vöøa qua (5/12) cuûa caùc linh muïc Giaùo phaän Phan Thieát, Ñöùc Cha Giuse Vuõ Duy Thoáng, Giaùm muïc Phan Thieát, ñaõ ban Baøi Sai, boå nhieäm naêm linh muïc hieän ñang laøm Cha phoù ñi laøm Chaùnh xöù. Ñaây laø laàn ñaàu tieân Ñöùc Cha Giuse boå nhieäm caùc linh muïc keå töø ngaøy ngaøi veà nhaän Giaùo phaän.

Boán trong naêm linh muïc seõ laø Chaùnh xöù tieân khôûi cuûa 4 Giaùo hoï vöøa ñöôïc naâng leân Giaùo xöù trong thôøi gian gaàn ñaây.

1/ Linh muïc Giuse Baïch Kim Tri, Phoù xöù Thanh Xuaân, seõ laøm Chaùnh xöù tieân khôûi Giaùo xöù Minh Thuaän, tröôùc ñaây goïi laø Noïng Caø Tang.

2/ Linh muïc Micae Cuø Ñöùc Trí, Phoù xöù Chính Toøa, seõ laøm Chaùnh xöù tieân khôûi Giaùo xöù Vuõ Hoøa.

3/ Linh muïc Giacoâbeâ Nguyeãn Minh Luaän, Phoù xöù Hieäp Ñöùc, seõ laøm Chaùnh xöù tieân khôûi Giaùo xöù Ba Baøu.

4/ Linh muïc Antoân Traàn Vaên Löïu, xuaát thaân töø doøng Chaâu Thuûy, seõ laøm Chaùnh xöù tieân khôûi Giaùo xöù Ñöùc Phuù.

5/ Linh muïc Gioan Baotixita Nguyeãn Ñình Khoâi, Phoù xöù Voõ Ñaát, seõ laøm Chaùnh xöù Giaùo xöù Huy Khieâm. Huy Khieâm tröôùc ñaây ñaõ coù Cha Toâma Nguyeãn Ngoïc Haûo laøm Chaùnh xöù tieân khôûi. Hieän taïi, Cha Haûo ñaõ chuyeån veà Giaùo h Ñoàng Kho, gaàn Taøpao, vì lyù do muïc vuï.

Ngaøy giôø thuyeân chuyeån nhö sau:

Th Năm, 10/12/2009 : sáng 8g30 : Cha Giuse Bch Kim Tri v Thun Minh.
chiu 16g : Cha Giacôbê Nguyn Minh Lun v Ba Bàu.

Th Sáu, 11/12/2009 : sáng 8g30 : Cha Micae Cù Đức Trí v Vũ Hòa.
chiu 14g : Cha Antôn Trn Văn Lu v Đức Phú.
chiu 17g : Cha GB Nguyn Đình Khôi v Huy Khiêm.

Ngoaïi tröø Cha Antoân Traàn Vaên Löïu xuaát thaân töø doøng Xitoâ Chaâu Thuûy, boán Cha coøn laïi ñeàu ñöôïc ñaøo taïo taïi Ñaïi Chuûng vieän Thaùnh-Giuse, thaønh phoá Hoà Chí Minh. Cha Tri vaø Cha Trí thuoäc khoùa VI, Cha Luaän vaø Cha Khoâi thuoäc khoùa VII. Töø ngaøy ñöôïc phong chöùc linh muïc ñeán nay (2 Cha Tri, Trí thuï phong ngaøy 22/02/2006; 2 Cha Luaän, Khoâi ngaøy 15/08/2007), caùc Cha ñaõ laø nhöõng linh muïc Phoù xöù naêng ñoäng, gioûi dang, coù tinh thaàn daán thaân raát cao vaø ñaõ ñoùng goùp nhieàu cho ñôøi soáng ñaïo cuûa Giaùo daân taïi caùc Giaùo xöù caùc ngaøi ñöôïc sai ñeán trong cöông vò linh muïc phuï taù, laâu nay vaãn quen goïi laø Cha phoù hay Phoù xöù. Ñeán nay, sau hôn 4 naêm vaø 2 naêm laøm Phoù xöù, khi maø baàu nhieät huyeát vaãn coøn caêng troøn, thì kinh nghieäm muïc vuï cuõng ñaõ taïm ñuû, ñeå caùc ngaøi baét ñaàu söù vuï môùi. Hy voïng roài ñaây, caùc ngaøi seõ laø nhöõng chuû chaên nhieàu saùng kieán, nhieät thaønh, baøi baûn vaø taän taâm vôùi ñoaøn chieân ñöôïc trao phoù.

Sô löôïc moät vaøi neùt veà hai Giaùo xöù saép ñoùn Cha xöù môùi thuoäc khoùa VI, ñeå anh em deã hình dung.

+ Giaùo xöù Vuõ Hoøa thuoäc Haït Ñöùc Taùnh, veà haønh chaùnh thuoäc xaõ Gia An, huyeän Taùnh Linh, tænh Bình Thuaän, vöøa ñöôïc naâng leân Giaùo xöù trong maáy thaùng qua, goàm 1.700 giaùo daân, ña soá di cö töø Thaùi Bình, ñoàng höông vôùi Ñöùc Cha Giuse cuûa Phan Thieát. Laâu nay, Vuõ Hoøa laø Giaùo hoï bieät laäp, ñöôïc lieân tuïc coi soùc bôûi quyù Cha xöù Giaùo xöù Gia An. Trong naêm qua, Vuõ Hoøa ñaõ hoaøn thaønh nhaø thôø môùi do Cha Giacoâbeâ Taï Chuùc, Chaùnh xöù Gia An ñaûm nhieäm xaây döïng. Nhaø xöù, nhaø Giaùo lyù cuõng ñaõ coù, caùc ban ngaønh trong Giaùo xöù keå laø taïm ñöôïc ñeå coù theå chuyeån mình thaønh Giaùo xöù. Chaéc chaén Vuõ Hoøa seõ raát choùng tröôûng thaønh khi coù moät chuû chaên rieâng. Vuõ Hoøa noåi tieáng trong Giaùo phaän vôùi ñoäi keøn taây, noåi tieáng trong tænh Bình Thuaän vôùi nhöõng loø gaïch Tuy-nen chaát löôïng cao. Cha Trí laø Ca Só, maø gaëp ñoäi Keøn Taây Vuõ Hoøa, chaéc chaén seõ coù nhieàu ñieàu môùi laï!

+ Giaùo xöù Thuaän Minh thuoäc Haït Phan Thieát, veà haønh chaùnh thuoäc xaõ Thuaän Minh, huyeän Haøm Thuaän Baéc, tænh Bình Thuaän, cuõng vöøa ñöôïc naâng leân haøng Giaùo xöù ñöôïc vaøi thaùng. Ñaëc ñieåm cuûa vuøng naøy laø daân cö coøn thöa thôùt, neân soá giaùo daân chöa tôùi 1.000 ngöôøi. Tröôùc ñaây, noù coù teân goïi laø Noïng Caø Tang, teân theo tieáng daân toäc Chaêm. Hieän taïi, Thuaän Minh cuõng ñaõ coù nhaø thôø, nhaø xöù vaø nhöõng cô sôû caàn thieát khaùc, duø chöa hoaøn chænh. Veà maët kinh teá vaø xaõ hoäi, Thuaän Minh ñang ôû möùc thaáp, nhöng vôùi ñaø tieán chung, hy voïng nôi ñaây cuõng mau choùng vöôn mình lôùn maïnh. Noùi ñöôïc nhö vaäy, laø vì Thuaän Minh chæ caùch thaønh phoá Phan Thieát 20 km vaø nhaát laø, Thuaän Minh seõ ñöôïc coi soùc bôûi moät Cha Taân Chaùnh xöù coù nhieàu tieàm naêng. Cha Tri laø trieát gia, veà nôi thanh tònh nhö Thuaän Minh, hy voïng seõ coù nhieàu ñöôøng höôùng linh ñaïo môùi meû!

Hình aûnh caùc Cha Taân Chaùnh xöù nhaän Baøi Sai töø Ñöùc Giaùm muïc, gôïi leân hình aûnh naêm xöa caùc Toâng ñoà laõnh nhaän leänh truyeàn ra ñi truyeàn giaùo töø Ñöùc Kitoâ. Ngaøy thuï phong linh muïc, caùc Cha ñeïp laém. Ngaøy nhaän söù vuï môùi, caùc Cha khoâng chæ ñeïp, maø coøn coù theâm neùt raïng ngôøi, do bôûi söï coäng höôûng giöõa neùt ñeïp cuûa linh muïc maø caùc ngaøi ñaõ coù, coäng vôùi tinh thaàn haân hoan vì giôø ñaây caùc ngaøi ñöôïc thoâng chia troïn veïn vôùi Ñöùc Giaùm muïc Giaùo phaän traùch nhieäm coi soùc ñoaøn Daân Chuùa. Söï uûy thaùc höõu hình haøm chöùa söï uûy thaùc sieâu nhieân, maø neáu suy thaáu, thì caùc ngaøi ñang ñöôïc thoâng phaàn vaøo chöông trình cuûa Chuùa Cha, Nguoàn Maïch Tình Yeâu vaø Ôn Cöùu Ñoä. "Nhö Cha ñaõ sai Thaày, Thaày cuõng sai anh em…" (Ga 20,21).

"Ñeïp thay treân ñoài nuùi böôùc chaân ngöôøi loan baùo tin möøng, coâng boá bình an, ngöôøi loan tin haïnh phuùc, coâng boá ôn cöùu ñoä vaø noùi vôùi Xi-on raèng: "Thieân Chuùa ngöôi laø vua hieån trò." (Is 52,7). Ñeïp laém böôùc chaân ra ñi rao giaûng Tin möøng cuûa caùc Cha Taân Chaùnh xöù. Caàu chuùc caùc Cha thaønh coâng veà moïi maët trong nhieäm vuï môùi.

Anh em cuøng khoùa luoân ñoàng haønh vôùi caùc Cha.

Lm. GB. Nguyeãn Hoàng Uy

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2009

Bài giảng: Chúa Nhật 2 MV (Văn Hương

Chúa nhật II Mùa vọng.
Chủ đề : Sám hối - Sự chuẩn bị cho ơn cứu độ.
Luca : 3,1-6.
----------------------------------------------------------------------------------------
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Kinh nghiệm cuộc sống cho chúng ta biết : những gì chúng ta đang sở hữu là kết quả của lao động. Tức là con người phải bỏ công sức ra mới có được. Và phần thưởng Nước trời mà Thiên Chúa hứa ban cũng không nằm ngoài nguyên tắc đó. Để lãnh nhận ơn Cứu độ của Thiên Chúa, chúng ta phải chiến đấu với ma quỷ, thế gian, và xác thịt một cách liên lỷ, mà lời mời gọi sám hối của Gioan Tẩy Giả trong bài Tin mừng chúng ta vừa nghe, là một trong những phương thế giúp đạt mục đích này.
Thánh kinh cho chúng ta biết nhiều tích sự về việc sám hối. Điển hình cụ thể trong Cựu ước, là sự kiện dân thành Ninivê, sau khi nghe tiên tri Giona loan báo : “Còn 40 ngày nữa Ninivê sẽ bị phá đổ” (Gn 3,4). Họ đã đồng loạt sám hối bằng việc ăn chay, mặc áo vải thô và từ bỏ đường gian ác, cũng như những hành vi bạo lực của mình. (x. Gn 3,5-9). Và “Thiên Chúa thấy việc họ làm, thấy họ bỏ đường gian ác mà trở lại, Người hối tiếc về tai hoạ Người đã tuyên bố giáng trên họ, Người đã không giáng xuống nữa”(Gn 3,10). Còn Tân ước, thì cho chúng ta một hình ảnh hết sức sống động, đó là đám đông dân chúng tuôn đến với Gioan Tẩy Giả ở sông Giođan để chịu phép rửa sám hối (x. Mt 3,5-6 ; Mc 1,5 ; Lc 3,7). Nhưng quan trọng hơn cả, là lời kết luận sau đây của Chúa Giêsu trong dụ ngôn “Con Chiên Lạc” và “Đồng Bạc Bị Mất” (x. Lc 15,4-12) : “Tôi nói cho các ông hay : trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn”(Lc 15,7). Và thánh Matthêu, khi thuật lại một trong hai dụ ngôn vừa nói, ngài còn cho chúng ta biết : “Cha của các con, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất”(Mt 18,14). Như thế, phải nói một cách xác tín rằng : Thiên Chúa là Đấng từ bi, giàu lòng thương xót, không đánh phạt khi con người lầm lạc, phạm tội, nhưng kiên trì, chờ đợi họ sửa đổi đời sống, mà trở lại với Ngài. Do đó, vấn đề được đặt ra là, chúng ta có dám canh tân bản thân theo lời Isaia mời gọi Israel trong bối cảnh đang bị lưu đày và được thánh sử Luca trưng dẫn trong phúc âm hôm nay hay không : “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi ; Con đường cong quẹo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng”(Lc 3,4-6 ; x. Is 40,3-5). Tức là chúng ta cần sửa lại cho thẳng những lối đi quanh co của tư tưởng, lời nói và việc làm. Trung thành và kiên trì trong việc bổn phận. Đồng thời, lấy lòng quảng đại và lý tưởng Kitô giáo lấp đầy hố thẳm của tâm hồn. Cũng như bạt các đồi núi của sự kiêu căng, tự phụ xuống bằng đời sống khiêm hạ, và san bằng những chỗ gồ ghề trong tính tình, không tranh chấp, gây chia rẽ… Nói cách khác, sám hối chính là sự biến đổi con tim, chứ không là những hành vi phô trương bên ngoài. Chính điều này, khiến chúng ta lại trở nên như trẻ nhỏ, mang trong mình tâm hồn trẻ thơ (Mt 18,3tt). Tiếp đó là nỗ lực liên tục để tìm kiếm vương quốc Thiên Chúa và sự công chính của Ngài (Mt 6,33), để chỉnh đốn lại đời sống của mình cho phù hợp với luật mới. Và theo thánh Phaolô là “cởi bỏ con người cũ với những nếp sống xưa, là con người phải hư nátvì bị những ham muốn lừa dối… và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện”(Ep 4,22.24)
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Sám hối là một trong những điều kiện để nhận lãnh ơn cứu độ, hay để nhập tịch vương quốc Thiên Chúa. Đây không phải là sáng kiến của Gioan tẩy Giả. Bằng chứng là trước ông, các tiên tri cũng từng kêu gọi dân chúng sám hối, trở về với Thiên Chúa và, đặc biệt, Chúa Giêsu – Ngôi Hai Thiên Chúa – khi khởi sự sứ mệnh của mình, đã giữ nguyên tính cách hiện đại của sứ điệp này. Người nói : “Thời kỳ đã mãn, và triều đại Nước Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối, và tin vào Tin mừng”(Mc 1,15). Như thế, sám hối thật cần thiết và giữ vai trò quan trọng cho phần rỗi của chúng ta, nhất là đang khi chúng ta chờ đợi ngày Chúa quang lâm, và cách riêng, ngày mỗi người chúng ta phải diện kiến trước toà Chúa khi lìa đời.
Xin Chúa ban cho chúng ta một tinh thần sám hối, và không ngừng thân thưa với Chúa : “Lạy Thiên Chúa, tế phẩm dâng ngài là tâm thần tan nát, một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê”(Tv 51,19). Amen Văn Hương

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

Bài giảng: Chúa nhật I Mùa vọng (Văn Hương)

Chủ đề : Trông chờ Chúa đến.
Luca : 21, 25-38. 34-36.
----------------------------------------------------------------------------------------
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Chúa Giêsu từng khuyên dạy chúng ta : hãy đọc những biến cố, hiện tượng, sự kiện xảy ra trong vũ trụ, trong đời sống thường nhật, với sự soi sáng của Tin mừng, mà canh tân đời sống theo thánh ý Thiên Chúa (x. Mt 16,2-3 ; Mc 5,25-26 ; Lc 12,54-59). Và bài Phúc âm chúng ta vừa nghe, cũng mang ý hướng tương tự, mời gọi mọi người trông chờ Chúa bằng tỉnh thức, cầu nguyện, để “khi những điều đó bắt đầu xẩy đến, chúng con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi chúng con đã gần đến”(Lc 21,28).
Có thể nói, qua Thánh Kinh, chúng ta biết được sự trông chờ Đấng Messia của Israel (x. Lc 3,15), họ tin vào lời các tiên tri tuyên sấm và thể hiện qua những việc làm cụ thể, mà ông Simêon và bà Anna là một bằng chứng sống động (x. Lc 2,22-38). Bởi đó, cả Giêrusalem xôn xao khi các nhà đạo sĩ hỏi tìm “Vua dân Do thái mới sinh”(x. Mt 2,1-12), và lũ lượt kéo nhau tới sông Giođan chịu phép rửa sám hối khi Gioan loan báo Đấng Cứu Thế sắp đến (x. Mt 3,1-12). Tuy nhiên, họ lại khước từ Chúa Giêsu – Đấng Thiên Chúa hứa ban – và đặt vấn đề : “Ông còn để lòng trí chúng tôi phải thắc mắc cho đến bao giờ ? Nếu ông là Đấng Kitô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết”(Ga 10,24).
Thiết nghĩ, chúng ta cũng đang sống trong tâm trạng trông chờ Chúa Kitô quang lâm, và đôi lúc có thái độ như người Do thái năm xưa. Chúng ta tin Chúa Giêsu sẽ đến lần thứ hai để thiết lập trời mới đất mới, nhưng khi đối diện với các dấu chỉ của thời đại, chúng ta lại tìm kiếm lý do phủ nhận hoặc tô vẽ cho thêm phần kỳ bí, hấp dẫn, hơn là nhìn với ánh sáng của lời Chúa, thậm chí còn sử dụng Thánh Kinh theo cách của người Do thái khử trừ Chúa Giêsu : “Đấng Kitô mà lại xuất thân từ Galilêa sao ? Nào Kinh thánh đã chẳng nói : Đấng Kitô xuất thân từ dòng dõi vua Davit và từ Bethlem, làng của vua Davit sao ?”(Ga 7,42). Đây là điều lý giải tại sao Chúa Giêsu nói với những người thuộc phái Pharisiêu, phái Sađốc và có lẽ cũng là với chúng ta như sau : “Chiều đến, các ông nói : “Ráng vàng thì nắng”, rồi sớm mai, các ông nói : “Ráng trắng thì mưa”. Cảnh sắc bầu trời thì các ông biết cắt nghĩa, còn thời điềm thì các ông lại không cắt nghĩa nổi”(Mt 16,2-3). Và thánh Luca, khi thuật lại những lời này của Chúa Giêsu, ngài còn thêm : “Sao các người không tự mình xét xem cái gì là phải ?” (Lc 12,57).
Vì thế, đang khi chờ đợi ngày Chúa quang lâm nói chung và, cách riêng là ngày cùng tận của bản thân. Chúng ta nên có thái độ vâng theo lời Chúa Giêsu mời gọi trong câu truyện những người Galilê bị giết bởi Philatô, và những người chết do thác Siloe đổ sập : “Nếu các ngươi không hối cải, thì các ngươi hết thẩy cũng sẽ bị tiêu diệt như thế”(Lc 13,3 ; x. Lc 13,15). Tức là, không ngừng cầu nguyện - sám hối, và canh tân đời sống, cũng như giữ lòng mình khỏi ra nặng nề vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời, khi nhận biết những sự việc xẩy ra trong vũ trụ, trên thế giới và nơi cuộc sống thường nhật, hoặc nói theo Tin mừng hôm nay : “Có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao : dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển”(Lc 21,25-26).
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Thánh Phaolô nói : “ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm. Khi người ta nói : “Bình an biết bao, yên ổn biết bao !”, thì lúc ấy tai hoạ sẽ thình lình ập xuống, tựa cơn đau chuyển bụng đến với người đàn bà có thai, và sẽ chẳng có ai trốn thoát được”(1Th 5,2-3). Do đó, tỉnh thức sẵn sàng là thái độ sống đạo của người Kitô hữu. Và lời thánh Phêrô sau đây sẽ giúp chúng ta thoát khỏi những điều sẽ xẩy đến trong ngày Chúa quang lâm và đứng vững trước mặt Con Người (Lc 21,36) : “Thời cùng tận của vạn vật gần đến rồi. Anh em hãy sống chừng mực và tiết độ để có thể cầu nguyện được. Trước hết, anh em hãy hết tình yêu thương nhau, vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi. Hãy tiếp đón nhau mà không lẩm bẩm kêu ca. Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. Ai có nói, thì nói lời Thiên Chúa ; ai phục vụ thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban. Như thế, trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô. Kính dâng người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời”. Amen (1Pr 4,7-11).
Văn Hương

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

Bài giảng: Lễ Chúa Kitô Vua (Văn Hương)

Chúa nhật XXXIV Thường niên – Lễ Chúa Kitô Vua.
Chủ đề : Vương quyền của Chúa Giêsu.
Gioan : 18, 33b-37.
----------------------------------------------------------------------------------------
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Chúng ta vừa nghe thánh Gioan thuật lại cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và Philatô. Qua đó, nói lên chức phẩm và quyền bính của Đức Kitô, đồng thời mời gọi chúng ta, nhất là những ai đang khủng hoảng niềm tin, nghi ngờ vương quyền của Chúa Cứu Thế : “Hãy tôn thờ chủ quyền của Người trên vũ trụ, trong tư thế là một Thiên Chúa và là một con người”.
Thánh Kinh khẳng định : Đức Kitô là Vua, và tước hiệu này không chỉ có người Kitô giáo xác tín, nhưng cả những người ngoại cũng tuyên xưng như thế. Trong Tin mừng Thánh Matthêu, ba Đạo Sĩ, đại diện cho toàn thể nhân loại, đã nhìn nhận “Chúa Giêsu là vua” qua hành vi tìm kiếm, thờ lạy Người (x.Mt 2,1-12). Đây là điều tiên tri Ysaya đã tuyên sấm : “Đứng lên, bừng sáng lên, vì ánh sáng của ngươi đến rồi… Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước… Lạc đà từng đàn che rợp đất, lạc đà Mađian và Eyphah : tất cả những người từ Saba kéo đến, đều mang theo vàng với trần hương, và loan truyền lời ca tụng Đức Chúa”(Is 60,1a.3.6). Do đó, Chúa Giêsu không chỉ là vua người Do thái như lời thẩm vấn của Philatô, nhưng Người còn là vua của mọi vương quốc trần gian (x.Kh 1,5). Không những thế, trong thư thứ nhất gửi Timôthê, thánh Phaolô cho chúng ta biết : Đức Kitô “là Chúa tể vạn phúc vô song, là vua các vua, Chúa các Chúa”(1Tm 6,15). Và sách Khải huyền cũng theo ý hướng này, khi nói đến chiến thắng của Con Chiên và những kẻ được chọn trong trình thuật về ý nghĩa tượng trưng của Con Thú và Con Điếm : “Chúng sẽ giao chiến với Con Chiên, và Con Chiên sẽ thắng chúng, vì Con Chiên là Chúa các Chúa, Vua các Vua ; những kẻ đi theo Người, tức là những kẻ được kêu gọi, được tuyển chọn, và luôn trung thành, cũng sẽ thắng”(Kh 17,14). Như vậy, ơn cứu độ chỉ dành cho những ai chấp nhận dấn thân để nên như lời Chúa Giêsu : “Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về chân lý. Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi”(Ga 18,37). Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh lý giải vấn đề này như sau : “Giữa chân lý và Đức Kitô có một mối liên hệ chặt chẽ. Đối tượng sứ điệp của Vị sứ đồ không phải là một giáo lý trừu tượng, nhưng là chính con người Đức Kitô, Đấng đã xuất hiện trong nhục thể… đã được công bố nơi lương dân, đã được tin giữa thế gian, chính Người, là chân lý mà Giáo hội là vị quản thủ, chính Người là mầu nhiệm của lòng hiếu từ. Đức Kitô chân lý mà Tin mừng loan báo không phải là một hữu thể thiên quốc theo nghĩa duy tri, song là Đức Giêsu lịch sử, đã chết và sống lại vì chúng ta” (sđd tr. 222). Bởi đó, không thể nói chân lý thuộc về kẻ mạnh, vì là của những ai tin nhận Chúa Giêsu, và vị Tông đồ dân ngoại quả quyết, nhờ lòng tin này, chúng ta được nên công chính (x.Rm 10,5-13), nên giống như Đức Kitô mà thư Do thái mô tả qua hình ảnh ông Melkiseđek : “Ông Abraham đã chia cho ông Melkiseđek một phần mười chiến lợi phẩm. Trước hết, ông tên là Melkiseđek, nghĩa là vua công chính, rồi ông lại là vua Salem, nghĩa là vua bình an”(Dt 7,2). Ước gì, sứ điệp lời Chúa hôm nay, giúp mỗi người chúng ta thêm xác tín : Vương quyền của Chúa Giêsu không giống với cách thống trị của nhân thế, mà là tình yêu. Người là hiện thân của sự thật vốn tự mặc khải, sự thật của lòng trung thành và thương xót vô biên của Thiên Chúa. Và khi chúng ta làm chứng cho một vị vua, một vương quốc như thế giữa trần gian này, thì thuộc về chân lý và Chúa Kitô, Đấng đã bị treo lên trên thập giá, sẽ thiết lập triều đại thanh bình vui tươi của Người trong tâm hồn chúng ta.
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Mừng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, chúng ta được mời gọi đón nhận những thực tại Chúa Giêsu đem đến mà chúng ta gặp thấy trong Tin mừng, trong Giáo Hội, trong các nhiệm tích, cũng như nơi tha nhân, đồng thời sống phù hợp với những gì Thiên Chúa mặc khải. Được như vậy, cuộc sống của chúng ta sẽ trở thành lời ngợi khen như sách Khải huyền của thánh Gioan ca tụng : “Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng, sự nghiệp Ngài thật lớn lao kỳ diệu ! lạy Đức Vua trị vì muôn nước, đường lối Ngài quả chân thật công minh ! Lạy Chúa, nào có ai không kính sợ Chúa ? Ai mà chẳng tôn vinh danh Ngài ? vì chỉ có Ngài chí thánh chí tôn. Người muôn nước sẽ về phủ phục trước tôn nhan, vì ai ai cũng đều thấy rõ những phán quyết công minh của Ngài”(Kh 15,3-4). Amen. Văn Hương

Bài giảng: Lễ Chúa Kitô Vua (Thành Tiến)

CN XXXIV-TN-B
CHÚA KITÔ VUA PHỤC VỤ VÀ SỰ THẬT
Đn 7, 13-14; Kh 1, 5-8; Ga 18, 33-37
I. LỜI ĐẦU LỄ
Kính thưa… hôm nay, Chúa Nhật 34 -TN; cũng là Chúa Nhật cuối của năm phụng vụ, Giáo Hội mừng lễ Chúa Kitô Vua.
Là Kitô hữu, chúng ta tuyên xưng Đức Kitô là vua vũ trụ, là vua Sự thật và là vua của chúng ta;
Tham dự thánh lễ hôm nay, chúng ta quyết tâm sống phục vụ theo gương Chúa Kito và làm chứng cho sự thật để xứng đáng là “thần dân” của Ngài; ngõ hầu, khi trở lại vào ngày kết thúc lịch sử, Vua Kitô sẽ đón đưa chúng ta vào vương quốc Sự Thật vĩnh cửu của Ngài.
II. GIẢNG
Kính thưa…
Hôm nay -Chúa Nhật cuối của năm phụng vụ- Giáo Hội mừng lễ Chúa Kitô - Vua vũ trụ. Năm phụng vụ mở đầu bằng mầu nhiệm Chúa Nhập thể, khai triển qua cuộc tử nạn, phục sinh để rồi kết thúc bằng vương quyền viên mãn của Đức Kitô. Như vậy, năm phụng vụ tượng trưng cho chu kỳ thời gian bắt đầu từ Đức Kitô và cuối cùng trở về với Ngài. Ngài là Alpha và Ô-mê-ga; là khởi đầu và là cùng đích của vũ trụ và lịch sử nhân loại. Cho nên thật thích hợp khi kết thúc năm phụng vụ, Giáo hội mừng lễ Chúa Kitô là Vua vũ trụ.
Tuy nhiên, để có thể hiểu và sống mầu nhiệm cử hành hôm nay, chúng ta cần cùng nhau tìm hiểu: Đức Kitô là vua thế nào? Và chúng ta phải sống làm sao để xứng đáng là thần dân của Chúa?
1. Đức Kitô là vua phục vụ, vua sự thật
Khi nói tới vua, người ta thường nghĩ tới sự tranh giành địa vị; nghĩ tới quyền uy, sa hoa, thậm chí còn sa đọa nữa! Hình ảnh vua chúa uy quyền, ăn xài xa hoa, ăn chơi sa đọa đã được không ít sách sử cũng như phim ảnh kể lại. Chẳng hạn: Tần Thủy Hoàng, Càn Long, Minh Mạng…[ăn nhậu thâu đêm suốt sáng, trong hoàng cung có hàng ngàn cung nữ…]
Trái với hình ảnh vua chúa thời phong kiến, Đức Giêsu -khi thi hành sứ vụ- chẳng hề nhận mình là vua mặc dù không ít lần dân chúng tìm cách suy tôn Ngài. Có lần, sau phép lạ hoá bánh ra nhiều, dân chúng muốn suy tôn Ngài làm vua, nhưng Ngài tránh đi nơi khác. Khi tiến vào thành Gierusalem, dân chúng trải áo lót đường, tay cầm nhành thiên tuế, miệng không ngớt lời chúc tụng: “Chúc tụng Đức vua, Đấng nhân danh Chúa mà đến; hoan hô con vua David, chúc tụng vương quyền Người đến muôn đời….”
Khi chúc tụng như thế, người Do thái tưởng rằng Ngài là Đấng Messias quân vương, quyền lực xuất hiện như một lãnh tụ chính trị, một nhà quân sự tài ba để phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi ngoại bang, gầy dựng một vương quốc Israel hùng mạnh; thì Đức Giêsu lại bình thản cưỡi lừa vào thành theo sau không phải là binh hùng tướng hậu mà là đoàn dân thất học, nghèo khó.
Tin Mừng hôm nay cho biết, trong tay không một tất sắt, không một đội quân, Đức Giêsu bị nộp trước quan tổng trấn của đế quốc Rôma. Trong tình cảnh thảm thương nhất: tay bị trói, đầu đội mão gai, mình mẩy bê bết máu, Ngài lại nhận mình là Vua. Nhưng Ngài cho biết Ngài là vua không phải như vua chúa thế gian mà là vua phục vụ, vua sự thật. Ai muốn trở nên tôi tớ phục vụ, ai hâm mộ sự thật thì theo Ngài.
a. Đức Kito là vua phục vụ:
OBACE thân mến,
Đức Kitô thực sự là Thiên Chúa quyền năng, là vua vũ trụ, là Chúa muôn loài. Nhưng Ngài đã hạ mình trở nên giống chúng ta, để có thể yêu thương và phục vụ chúng ta, như Ngài đã tuyên bố: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28).
Trong cuộc sống trần thế, Ngài rao giảng mọi nơi, gặp gỡ, tiếp xúc mọi hạng người, chữa lành bệnh tật cho mọi đối tượng. Thậm chí, Ngài còn phục vụ các môn đệ của mình bằng cách cúi xuống rửa chân cho họ.
Cử chỉ phục vụ cao cả nhất là Ngài đã hiến mạng sống, đón nhận cái chết trên thập giá để nên giá chuộc cho nhân loại. Trên thập giá, Ngài đích thực là vua như lời đã được Philato cho ghi trên tấm bảng: “Giêsu Nagiaret Vua dân Do Thái”.
b. Đức Kito là vua sự thật:
Nhiều người ngày nay cứ hay phàn nàn vì mua phải của gian, vua nhầm hàng giả. Chuyện kể rằng: [Anh chàng tự tử không chết vì dây thừng giả, thuốc rầy giả; cuối cùng uống rượu ăn mừng thì chết vì rượu tây giả!].
Thế cho nên người ta gọi thế giới này là thế gian chứ không phải là thế ngay! Bởi vì thế gian đã nghe lời ma quỷ; mà ma quỷ là vua của sự dối trá.
Tin Mừng Gioan ngay từ đầu cho biết: Ngôi Lời là ánh sáng, là Thiên Chúa Thật đã đến thế gian; nhưng thế gian đã không tiếp nhận Người. Các thế lực tăm tối, giả dối vẫn luôn tìm cách loại trừ Ngài.
Quả thật, Đức Giêsu là Đấng vô tội nhưng đã bị các thượng tế tìm người cáo gian trình lên Philato. Philato xét Đức Giêsu vô tội nhưng vẫn kết án tử vì sợ bị ảnh hưởng tới công danh, địa vị.
Tuy nhiên, qua phiên tòa này, Đức Giêsu khẳng định ngài là vua thật. Và ngài đến thế gian để làm chứng cho sự thật. Sự thật là Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một. Sự thật là Ngài -Ngôi Hai Con Thiên Chúa- đã làm Người cứu độ con người bằng con đường thập giá. Qua cái chết và phục sinh vinh hiển, Ngài làm cho vương quốc sự thật được truyền bá và lan rộng. Ngài đã về trời nhưng Ngài sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét muôn loài như bài đọc thứ nhất, tiên tri Daniel đã loan báo: “Tôi thấy con Người uy nghi đến trong đám mây trời…mọi tiếng nói đều phụng sự Ngài. Quyền năng Ngài là quyền năng vĩnh cửu, vương quốc của Ngài không khi nào bị phá hủy”.
2. Kitô hữu sống phục vụ và làm chứng cho sự thật.
Là môn đệ Chúa Kito -trong khi trông đợi ngài đến trong vinh quang- nhiệm vụ của chúng ta là phục vụ theo gương Chúa Giêsu và làm chứng cho sự thật.
Theo gương Đức Giêsu, nhiều thế hệ Kitô hữu đã phục vụ, đã làm chứng cho sự thật; nhờ vậy mà ngày càng có nhiều người tin và tôn thờ Đức Kito là vua. Chẳng hạn gương phục vụ của Mẹ Teresa Calcutta, của Đức Cha Jean Cassien, của cha Damien - tông đồ người hủi. Các vị tử đạo cũng làm chứng cho sự thật khi chấp nhận cái chết vì đạo Chúa.
Phần chúng ta, qua bí tích rửa tội, chúng ta đã trở nên thần dân của Chúa Kitô; cho nên sứ mạng của chúng ta cũng phải là phục vụ và làm chứng cho sự thật. Khi sống như thế, chúng ta sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi thậm chí là thiệt mạng. Tuy nhiên, chỉ khi sống như thế, thì vương quốc sự thật của Chúa Kito mới ngày càng lan rộng; chỉ khi sống như thế thì trong ngày tận thế, chúng ta mới xứng đáng được Đức Vua Kitô ngự đến trong vinh quang đón đưa chúng ta vào vương quốc sự thật vĩnh cửu của Ngài. Amen.
Thành Tiến

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2009

Bài giảng: Lễ các thánh Tử đạo Việt nam (Văn Hương)

Chủ đề : Lòng kính sợ Chúa.
Matthêu : 10,28-32.
----------------------------------------------------------------------------------------
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Hôm nay Giáo hội hân hoan mừng kính các thánh Tử đạo Việt nam, và mời gọi chúng ta tiếp bước cha ông, tuân giữ giới răn thứ nhất, can đảm làm chứng cho Chúa Kitô, tuyên xưng niềm tin của mình trong đời sống thường nhật, ngõ hầu cũng được chung hưởng phần phúc Nước trời như các ngài.
“Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn : Các con hãy sợ Đấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống hoả ngục”(Mt 10,28). Lời này của Chúa Giêsu không chỉ nói lên con người vốn hèn nhát, sợ hãi sự đàn áp, kinh khiếp khổ đau và lo mất an toàn, nhưng còn hướng chúng ta đến quan niệm của Do thái giáo trong Cựu ước, để hiểu “sợ Đấng quyền năng tối thượng” hay “kính sợ Thiên Chúa” theo nghĩa tôn kính, tôn thờ, mến yêu. Và Thiên Chúa không phải là mối đe doạ cho sự sống còn của thân xác cũng như linh hồn chúng ta, vì Ngài là Cha yêu thương, luôn trung thành với lời đã hứa : “Ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy cũng tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy là Đấng ngự trên trời”(Mt 10,32), tức là được vào hưởng vinh quang thiên quốc. Và các thánh Tử đạo Việt nam là những người xác tín chân lý này, cho nên, các ngài đã nỗ lực sống đức tin để nên như lời thánh Phaolô trong thư Do thái : “Có những người bị tra tấn mà không muốn được giải thoát, để được hưởng một sự sống lại tốt đẹp hơn. Có những người phải chịu nhạo cười và roi vọt, hơn nữa còn bị xiềng xích và bỏ tù ; họ bị ném đá, bị cưa đôi, bị chết vì gươm, họ phải lưu lạc mặc áo da cừu, da dê, chịu thiếu thốn, bị áp bức và hành hạ”(Dt 11,35b-37). Do đó, khi nhìn vào các thánh tử đạo, chúng ta có thể nói rằng : cuộc đời của các ngài là một bài giảng lý giải nguyên nhân hiến thân vì Chúa Kitô mà Kinh Thánh nêu lên như sau : “Kính sợ đức Chúa là bước đầu của khôn ngoan, biết Đấng Chí Thánh, mới là hiểu biết thật”(Cn 9,10). Như vậy, không có gì ngạc nhiên khi các thánh tử đạo chọn Thiên Chúa, sự sống vĩnh hằng và bỏ thế gian, những thứ chóng qua, đồng thời cho người khác nhận biết như tác giả sách Huấn ca xác quyết : “Hỡi ai kính sợ Đức Chúa, hãy trông đợi lòng lân tuất của Người, đừng lìa xa Người kẻo ngã. Hỡi ai kính sợ Đức Chúa, hãy tin vào Người, và các bạn sẽ không mất phần thưởng đâu. Hỡi ai kính sợ Đức Chúa, hãy đợi trông ơn lành, niềm vui không cùng và lòng thương xót. Hãy nhìn lại các thế hệ ban đầu mà xem : nào có ai tin vào Đức Chúa mà bị hổ thẹn bao giờ : hoặc có ai kêu cầu Người mà bị Người khinh dể ? vì Đức Chúa là Đấng nhân từ và hay thương xót, Người thứ tha tội lỗi và cứu vớt trong lúc gian truân”(Hc 2,8-11). Thiết nghĩ, nếu đặt vấn đề : chúng ta có kính sợ Thiên Chúa không ? chắc chắn ai cũng trả lời có. Tuy nhiên, thực tế chứng minh ngược lại. Vì như Sách Thánh nói : lòng kính sợ Đức Chúa làm cho con người yêu mến và tuân giữ các giới răn (x. Hc 34,14-33,1-6), còn chúng ta thì không ngừng phạm tội, xúc phạm đến nhân phẩm người khác, lấn quyền Thiên Chúa về sự sống, cũng như tự làm cho mình ra nhơ nhớp, ô uế bởi những đam mê xấu xa và dục vọng đê hèn, không những thế, chúng ta còn có những chọn lựa sai trái thể hiện sự nghi ngờ tình yêu quan phòng được chính Chúa Giêsu đảm bảo : “Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao ? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ, các con còn đáng giá hơn chim sẽ bội phần”(Mt 10,29-30). Như thế, để nên như các thánh tử đạo, chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn, xây dựng đời sống đức tin của mình trên nền móng : “yêu mến, phụng thờ Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn”.
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Nói đến những ích lợi có được do thờ phượng và kính mến một Đức Chúa trời trên hết mọi sự, thì Thánh vịnh 25(24) từ câu 12 đến hết câu 14, cho chúng ta biết : “Phàm ai kính sợ Đức Chúa, Người chỉ cho thấy đường phải chọn. Họ sẽ được an vui hạnh phúc một đời, và con cháu thừa hưởng đất tổ tiên. Chúa xử thân tình với những ai kính sợ Chúa và cho họ biết giao ước của người”(Tv 25,12-14). Còn sách Châm ngôn thì tin tưởng như sau : “Lòng kính sợ Đức Chúa đem lại sự sống, cho người ta ăn no ngủ kỹ, thoát khỏi mọi tai ương”(Cn 19,23).
Ước gì khi mừng kính các thánh Tử đạo Việt nam, chúng ta noi gương các ngài, thể hiện lòng kính sợ Thiên Chúa qua tư tưởng, lời nói, và việc làm để đời sống hiện tại và mai hậu nên như lời Kinh Thánh : “Nào những kẻ Cha ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc dọn sẵn cho các ngươi từ thuở tạo thiên lập địa”(Mt 25,34). Amen.
Văn Hương

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

Bài giảng CN-XXXII-TN-B (Văn Hương)

Chủ đề : Của lễ và tấm lòng.
Marcô : 12,38-44.
--------------------------------------------------------------------
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Chúng ta vừa nghe thánh Marcô thuật lại lời Chúa Giêsu nhận xét về người Kinh sư và bà goá nghèo khó. Qua đó cho thấy, giá trị của hành vi tâm linh hệ tại ở tấm lòng chứ không do những gì thể hiện bên ngoài hoặc vật chất qui định, đồng thời mời gọi chúng ta nhìn lại đời sống đạo của bản thân : tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa và với tha nhân có xuất phát từ tâm hồn vốn hướng thiện không ? hay vì muốn tôn vinh mình hoặc chuộc lợi… như những chức sắc Do thái giáo trong bài Phúc âm.
“Các ngươi hãy coi chừng bọn luật sĩ. Họ thích đi lại trong bộ áo thụng, ưa được bái chào ngoài công trường, chiếm những ghế nhất trong hội đường và trong đám tiệc. Họ giả bộ đọc những kinh dài để nuốt hết tài sản của các bà goá : Họ sẽ bị kết án nghiêm nhặt hơn”(Mc 12,38-40). Lời này của Chúa Giêsu không chỉ nói lên xu hướng chung của con người : ưa chuộng hình thức, thích được đề cao, tôn trọng, cũng như cảnh cáo một số người nhân danh điều thiện, chẳng hạn các hành vi tôn giáo để thu tích của cải. Nhưng quan trọng hơn là nhắc chúng ta nhớ đến lời sấm của Ysaya lên án Israel sống đạo giả tạo : “Dân này chỉ đến gần Ta bằng miệng, tôn vinh Ta bằng môi, còn lòng chúng thì xa Ta lắm, chúng chỉ kính sợ Ta theo lệnh của người phàm, nhưng đó chỉ là sáo ngữ”(Is 29,13). Chính vì thế, Thiên Chúa bày tỏ thái độ của Ngài, chống lại kiểu phụng tự nhìn bề ngoài xem ra hoành tráng, nhưng không có lòng thành qua lời tiên tri Amos : “Lễ lạt của các ngươi, Ta chán ghét khinh thường ; hội hè của các ngươi ta chẳng hề thích thú. Các ngươi có dâng lên Ta của lễ toàn thiêu… những lễ vật của các ngươi, Ta không vui nhận, chiên bò béo tốt các ngươi đem hiến tế, Ta chẳng đoái hoài. Hãy dẹp bỏ tiếng hát om sòm của ngươi, Ta không muốn nghe tiếng đàn của ngươi nữa. Ta chỉ muốn cho lẽ phải như nước tuôn trào, cho công lý như dòng suối không bao giờ cạn”(Am 5,21-24). Như vậy, có thể quả quyết rằng : của lễ Thiên Chúa muốn không phải là vật chất nhưng là tấm lòng đối với Ngài, và những việc tốt lành chúng ta làm cho người khác. Bởi đó, không có gì quá ngạc nhiên, khi Chúa Giêsu – Đấng thấu suốt lòng dạ con người – đã khen ngợi bà goá nghèo khó, vì bỏ tất cả những gì bà có để nuôi sống mình, vào hòm tiền nơi đền thờ Giêrusalem, qua đồng xu mà xét về giá trị là không đáng kể. Nói như thế, không có nghĩa loại bỏ các yếu tố vật chất trong hành vi thờ tự, quay về với quan niệm đạo tại tâm, nhưng những gì chúng ta sử dụng để thể hiện tương quan với Thiên Chúa và tha nhân phải diễn tả tròn đầy giới răn trọng nhất, vì “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ vật toàn thiêu và hy lễ” (Mc 12,33). Thiết nghĩ, trong chúng ta ai cũng có tinh thần trao ban như bà goá trong Phúc âm, vì tự thân “nhân chi sơ, tính bản thiện”, nhưng cũng không thể phủ nhận chúng ta thường rơi vào cám dỗ tìm kiếm điều gì đó, có thể là tinh thần, và đôi lúc dính bén đến cả tiền bạc khi chúng ta thực hành các giáo huấn của Chúa Giêsu. Ví dụ : Phục vụ nhà Chúa, làm việc bác ái, dâng cúng … vv. Điều này phản ánh bản tính tự nhiên của con người, và Chúa Giêsu đã từng nói : “Thợ thì đáng được nuôi ăn”(Mt 10,10b). Tuy nhiên, việc làm của chúng ta có hợp thánh ý Thiên Chúa Không ? và ai là người tính công cho chúng ta mới là điều quan trọng. Ước gì câu lời Chúa sau đây giúp chúng ta suy gẫn và sống sứ điệp của Tin mừng hôm nay : “khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6,2-4).
Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Tấm lòng trọng hơn của lễ, và Thánh vịnh 40 (41) lý giải như sau : “Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật, nhưng đã mở tai con ; lễ toàn thiêu và lễ xá tội Chúa không đòi, con liền thưa : Này con xin đến : Trong sách có lời chép về con rằng : con thích làm theo thánh ý, và ấp ủ luật Chúa trong lòng, lạy Thiên Chúa của con”(40[41],7-8). Như thế, sống theo ý Chúa muốn là của lễ đẹp lòng Thiên Chúa nhất, và chúng ta chỉ có thể thực hiện được khi và chỉ khi chúng ta có được nhân đức thiên phú, đó là tấm lòng tràn đầy tình yêu đức ái, nhờ đó chúng ta yêu mến Thiên Chúa vì chính Người và, yêu thương tha nhân cũng như yêu chính chúng ta vì Thiên Chúa. Amen \
Văn Hương

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

Bài giảng CN-XXXII-TN-B (Thành Tiến)

QUẢNG ĐẠI DÂNG HIẾN
1V. 17, 10-16; Dt. 9, 24-28; Mc. 12, 38-44

I. LỜI ĐẦU LỄ
Kính thưa quý OBACE,
Hôm nay, CN-XXXII-TN, lời Chúa mời gọi chúng ta sống tinh thần quảng đại theo gương hai bà góa.
Hình ảnh “Hũ bột không cạn, bình dầu không vơi” cho chúng ta cảm nhận tình thương của Thiên Chúa luôn lớn hơn lòng quảng đại của con người. Nói cách khác: khi con người càng biết cho đi thì càng được Thiên Chúa ban lại gấp bội.
Tham dự thánh lễ hôm nay, xin cho chúng ta biết rộng tay cho tha nhân hầu nhận được muôn vàn ân sủng của Thiên Chúa.
II. GIẢNG
Kính thưa quý OBACE,
[Hồi tôi còn làm ‘thầy chú’ ở nhà thờ khu Gia Viên, tôi đã từng chứng kiến và cảm nhận đời sống khó khăn và lòng quảng đại của các bà góa. Rất nhiều lần, tôi đã nhận được từ các bà góa đi chợ về, ghé nhà xứ, cho tôi một nắm xôi, chai nước mắm hay mấy con tôm khô để nấu canh. Khi vị chủ chăn của giáo phận [là đức Cha cố Phaolo Maria] mời gọi đóng góp cho công cuộc truyền giáo hay nuôi dưỡng các cha cố đã nghỉ hưu, các bà đã về nhà đưa tới cho cha xứ số tiền -dù ít ỏi- đã dành dụm được. Tích tiểu thành đại, nhiều người quảng đại góp lại, số tiền mà giáo xứ Gia Viên gửi lên TGM không kém gì những xứ lớn và giàu có bên cạnh. (N.B: tùy nghi sử dụng câu chuyện thích hợp].
Lời Chúa hôm nay kể cho chúng ta nghe về hai bà góa. Cả hai khác nhau về không gian và thời gian, nhưng lại có chung một điều là dám sẵn sàng hi sinh những gì cần thiết nhất của mình để quảng đại hiến dâng giúp cho người của Chúa và công việc nhà Chúa.
Thật vậy, bài đọc thứ nhất trích sách Các Vua cho biết vì thời tiết hạn hán mất mùa, dân chúng đang phải sống trong cảnh lầm than vất vả. Điều này đã được chính bà goá Sarepta mô tả cho tiên tri Elia: “Có Chúa là Thiên Chúa hằng sống chứng kiến : Tôi chỉ còn một ít bột và ít dầu. Tôi sẽ đi kiếm một ít củi để làm bánh ăn và rồi chết”. Ay vậy mà khi Êlia -vị tiên tri của Chúa- ngỏ lời xin giúp đỡ, bà đã không tiếc chút bánh và bột ít ỏi còn lại hầu có thể kéo dài sự sống cho bà và con trai, mà lại dùng tất cả để lo một bữa ăn cho vị tiên tri hầu ông có thể lên đường thực thi ý Chúa.
Cũng vậy, bà goá nghèo trong bài Tin Mừng cũng tỏ ra hào hiệp không kém. Trong lúc những người giàu có bỏ rất nhiều tiền vào thùng dâng cúng để tu bổ đền thờ, thì bà goá nghèo lại âm thầm dâng cho Chúa những đồng xu nhỏ bé của mình.
Dưới mắt người đời, việc làm của bà chẳng dám đem ra so sánh với ai; hai đồng xu bà góp cũng chẳng bõ bèn gì so với công trình nguy nga của đền thờ.
Hành động của bà, tuy âm thầm nhỏ bé nhưng không lọt ngoài sự chăm chú quan sát của Chúa Giêsu. Chúa khen bà là người đã bỏ vào hòm tiền nhiều nhất; lý do được Chúa Giêsu cho biết; đó là: “Tất cả những người kia bỏ của mình dư thừa, còn bà đang túng thiếu, vậy mà đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi thân [mà hiến dâng cho Thiên Chúa]”.
Kính thưa ông bà anh chị em.
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta đánh giá người khác qua địa vị, dáng vẻ bên ngoài hay qua số của cải người ta dâng cúng. Thiên Chúa lại nhìn thấu suốt tâm hồn. Cho nên, đối với Chúa -Đấng giàu có vô song- Ngài chỉ cần tấm lòng con người. Vì vậy, số tiền nhiều ít không quan trọng; vấn đề là người ta có sẵn lòng dâng cho Chúa một cách quảng đại và vô vị lợi hay không?
Hơn nữa, theo lẽ tự nhiên, ai cũng muốn dành ưu tiên cho mình; nhất là quyền ưu tiên về sự sống. Cả hai bà góa đều quên sự sống của bản thân để lo lắng cho người của Chúa cũng như cho việc nhà Chúa.
[Có nhiều người -kể cả một số gia đình công giáo- vì sợ con cái làm ảnh hưởng cuộc sống hai vợ chồng; cho nên -khi có thai ngoài ý muốn- đã tìm cách giết luôn đứa con khi nó chưa được sinh ra!]
Vâng, bài học quảng đại của hai bà góa hôm nay mời gọi chúng ta mở rộng lòng mình đối với Chúa và với anh chị em.
Kính thưa quý OBACE, sách TĐCV đưa ra cho chúng ta một châm ngôn sống: “Cho thì có phúc hơn là nhận”. “Hũ bột không cạn và bình dầu không vơi” là hình ảnh tuyệt vời cho thấy lòng quảng đại vô biên của Thiên Chúa. Không chỉ có thế, Thiên Chúa còn ban cho con người Người Con duy nhất của Ngài. Bài đọc 2 trích thư Do thái cho chúng ta biết: Người Con duy nhất ấy đã vì sự sống của con người mà hiến dâng sự sống chính mình. Ngài đã dâng lễ tế là chính thân mình Ngài một lần, dứt khoát, để hủy diệt tội lỗi và ban cho con người sự sống mới.
- Là Kitô hữu, chúng ta đã lãnh nhận sự sống và muôn vàn ân sủng Chúa ban. Chúng ta có cảm nhận được tình thương của Ngài đã, đang, và không ngừng tuôn đổ trên chúng ta chưa?
- Cả gia đình đang đứng trước nguy cơ chết đói, ấy vậy mà bà góa ở Sarepta đã sẵn sàng dâng phần ăn của gia đình mình cho vị tiên tri. Trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có sẵn sàng cho tha nhân không? thường chúng ta cho cái họ cần hay cho cái chúng ta dư thừa?
Ước gì qua lời Chúa hôm nay, chúng ta xác tín Chúa luôn biết rõ tâm hồn chúng ta. Xin cho chúng ta noi gương hai bà góa sẵn sàng quảng đại cho đi; và chúng ta tin rằng Chúa không chỉ sẽ ban cho chúng ta “hũ bột không bao giờ cạn và bình dầu không vơi” là của ăn vật chất mà Ngài -ngay lúc này đây- đang sẵn sàng trao ban cho chúng ta Thánh Thể là Thịt Máu Ngài hầu đảm bảo sự sống đời đời cho chúng ta. Amen.
Thành Tiến

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2009

Bài giảng lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (Thành Tiến)

LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN (02.11)
Kính thưa …… quý ông bà anh chị em!
Hôm nay, chúng ta bước vào ngày thứ hai của tháng 11 - tháng mà Giáo Hội dành riêng để tưởng nhớ đến những người quá cố. Là tháng chúng ta có dịp đặc biệt để cầu nguyện, báo hiếu ông bà tổ tiên. (Điều này được thể hiện cụ thể qua việc con cháu đã cầu nguyện, dâng lễ và -trong tuần vừa qua- đã chỉnh trang mộ phần cho ông bà cha mẹ; đã dọn cỏ cho nghĩa trang được sạch sẽ, trang trọng). Đây cũng là thời gian con cháu ôn lại công ơn cao dày của tổ tiên, của các bậc sinh thành để nhắc nhở nhau sống tốt hơn, sống xứng đáng hơn.. Tháng 11 cũng là thời gian Giáo Hội nhắc nhớ chúng ta một khúc quanh quan trọng của cuộc đời mà ai cũng sẽ tới: Đó là giây phút chúng ta từ giã cuộc đời. Từ giã cuộc đời là một từ khó nói hay người ta ít buồn nói đến. Tuy nhiên, nó đã được cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn diễn tả bằng những ca từ rất hay trong một bản nhạc cũng rất nổi tiếng...Một Cõi Đi Về: “bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu lanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Dọi suốt trăm năm một cõi đi về…” Đi về đâu vậy, thưa ông bà anh chị em? Đối với Trịnh Công Sơn đi về là trở về với hư vô, với cát bụi. Tư tưởng này đã được ông diễn tả trong lời của một bài hát khác: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi trở về cát bụi…”. Nhưng đối với chúng ta -những người tin vào Đức Kitô- đi về chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp chứ không phải là về với hư không, là đi vào cõi tiêu diệt. Đi về chỉ là một khúc quanh để bước vào đới sống mới, đời sống vĩnh cửu.
Vậy đâu là niềm tin và hy vọng của chúng ta? Kính thưa quý ông bà anh chị em! TC là nguồn sự sống, là Đấng ban sự sống, Đấng tái tạo và phục hồi sự sống. Khi tạo dựng con người từ bùn đất, Ngài đã thổi hơi vào lỗ mũa cho nó có sự sống. Và khi con người phạm tội đánh mất sự sống thì Đức Giêsu -Ngôi Lời Hằng Sống- đã đến trần gian để tái tạo, phục hồi sự sống cho con người. Thật vậy, cùng với lời rao giảng Tin mừng sự sống, Đức Giêsu đã thực hiện nhiều phép lạ chữa lành bệnh hoạn tật nguyền cho người ta. Các sách phúc âm còn thuật lại nhiều lần Ngài cho kẻ chết sống lại: Đó là con gái ông Giairô, con trai bà góa thành Naim, và Lazarô em của Martha (Tin mừng chúng ta vừa nghe). Tất cả đều minh chứng rằng: Ngài được sai đến trần gian để ban sự sống. Ngài là Đấng đến để người ta được sống và sống dồi dào (x. Ga 10, 10).
Hơn thế nữa, niềm hy vọng của chúng ta vào sống lại còn được xác tín mạnh mẽ nơi chính sự Phục sinh của Chúa Giêsu. Đây là 1 bảo đảm, là nguồn hy vọng cậy trông cho những kẻ đã an giấc, cho tất cả chúng ta -những người đã chịu phép rửa trong Chúa Kitô- như lời thánh Phaolo xác tín trong thư gửi tín hữu Roma: "Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Giêsu Kitô thì chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô thì chúng ta cùng sống với Người (Rm 6, 3.8). Như thế, chúng ta tràn đầy niềm hy vọng vào sự sống lại và chúng ta cũng hy vọng: ông bà tổ tiên, những người thân yêu của chúng ta đã an nghỉ trong Chúa Kitô sẽ được Chúa cho chỗi dậy từ cõi chết để bước vào đời sống mới, đời sống vĩnh cửu. Vì thật vậy: "Gieo xuống thì hư hoại, chỗi dậy thì bất diệt. Gieo xuống thì hèn hạ, chỗi dậy thì mạnh mẽ" (I Cr.15,42-43).
Hiệp dâng Thánh lễ hôm nay, chúng ta tưởng nhớ, cầu nguyện cho ông bà tổ tiên, cho những người thân yêu của chúng ta, đồng thời để cảm nghiệm sâu xa hơn Tình Yêu thương của TC, Tình yêu của Đấng ban sự sống và làm cho sống lại. Ước gì niềm tin vào sự sống đời sau -niềm tin mà chúng ta vẫn hằng tuyên xưng trong kinh tin kính- niềm tin đã quy tụ chúng ta tại đất thánh đây- giúp chúng ta sống cuộc đời này một cách tích cực và ý nghĩa hơn. Amen.

Bài giảng lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (Thành Tiến)

02.11- các đẳng linh hồn
CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ QUA ĐỜI
I. LỜI ĐẦU LỄ
Kính thưa quý OBACE,Hôm qua, chúng ta đã mừng lễ các thánh, nghĩa là mừng những người đã trải qua thanh luyện, và đã khải hoàn vinh quang thiên quốc.
Hôm nay, chúng ta nhớ và cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện tội. Trong đó, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân yêu của chúng ta và mọi tín hữu đã qua đời. Các ngài đang phải chịu thanh tẩy và rất cần đến lời cầu nguyện của chúng ta.
Tham dự thánh lễ hôm nay, chúng ta ghi nhớ công ơn của các vị tiền nhân; chúng ta cũng cầu nguyện, nài xin Chúa tha thứ, giảm những hình phạt các ngài phải chịu do thiếu sót, lỗi lầm khi còn sống để các ngài được mau chóng vào hưởng hạnh phúc trong nước Chúa.
II. GIẢNG
Kính thưa quý OBACE,Hôm nay, chúng ta hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho những người tín hữu đã qua đời; trong đó có thể là cha mẹ, bà con họ hàng những người thân yêu của chúng ta đã an nghỉ; mà -vì những lỗi lầm thiếu sót khi còn sống- đang còn phải đang thanh luyện trong luyện ngục.Nói tới luyện ngục, hẳn chúng ta không khỏi có những cảm nghĩ vui buồn lẫn lộn. Vui vì người vào đó sớm muộn gì rồi cũng sẽ có ngày ra. Buồn vì các tín hữu; cách riêng những người thân yêu của chúng ta đã qua đời đang phải chịu nhiều đau khổ?
Hiểu như vậy để chúng ta gia tăng cầu nguyện cho các ngài.Ngay từ xa xưa, Giáo Hội vẫn tin rằng những người đã chết trong tình trạng ơn nghĩa cùng Chúa, nhưng còn vướng mắc những tội nhẹ, hay chưa đền bù hết những hình phạt tạm bởi tội, sẽ phải vào luyện ngục đền bù cho xong, rồi mới được lên thiên đàng, hưởng hạnh phúc muôn đời cùng Chúa.
Cựu Ước đã đề cập tới luyện ngục khi ghi lại hành động cao đẹp của ông Macabêô. Sau cuộc chiến, ông đã quyên tiền gửi về Giêrusalem để dâng của lễ xóa tội cho một số anh em binh lính đã chết, mà lúc còn sống đã mang trong mình những ảnh tượng ngẫu thần, là điều mà lề luật Do Thái ngăn cấm.Chúa Giêsu trong Tin Mừng cũng đã nói về luyện ngục:- Hãy liệu làm hòa với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc đường với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa ngươi ra trước mặt quan tòa, quan tòa lại trao ngươi cho tên lính canh và ngươi sẽ bị tống vào ngục. Ta bảo thật cho ngươi biết: ngươi sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng (Mt 5,25).
Ra khỏi đó, là ra khỏi luyện ngục. Tuy nhiên, việc ra khỏi luyện ngục lâu hay mau, còn tùy thuộc vào thời gian đền bù. Thật vậy, đối với người chết trong tình trạng mất ân sủng, nghĩa là phạm tội trọng mà không kịp ăn năn thì đời đời phải trầm luân trong hỏa ngục. [xuống hỏa ngục rồi thì “botay.com!” không còn cơ hội hưởng kiến tôn nhan Chúa; bao nhiêu thánh lễ hay kinh nguyện cũng ra vô ích!]. Người nào khi còn sống phạm tội nhẹ mà chưa đền bù cho đủ thì sẽ được thanh luyện trong luyện ngục; ai phạm tội trọng nhưng đã xưng tội hay thực tình ăn năn thì tội trọng đó đã được tha, án phạt trầm luân đời đỡi đã được xóa bỏ, nhưng hình phạt tạm, nếu chưa lập công đức hay đền bù đủ ở đời này thì phải đền đời trong luyện ngục.Những linh hồn trong luyện ngục phải chịu đau khổ, nhưng không còn lập được công như khi còn sống ở trần gian, bởi vì thời gian lập công đã hết. Các ngài phải chịu đau khổ, nhưng lại không thể tự cứu lấy mình được. Các ngài phải ở đó cho tới khi “trả hết đồng xu cuối cùng”.
Do đó, trong mầu nhiệm các thánh thông công, các linh hồn rất cần lời cầu nguyện của người còn sống. Những người còn đang sống có thể dâng lời kinh, hy sinh, thánh lễ, hay ân xá để xin Chúa thứ tha, sớm giải thoát những linh hồn nơi luyện ngục. Những linh hồn đó có thể có ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn hữu của chúng ta. Thế nhưng, để lãnh nhận ân xá chuyển cầu cho các linh hồn, trước hết, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy cố gắng cải thiện đời sống, xa tránh tội lỗi, thực thi những việc bác ái yêu thương, giữ các điều kiện thông thường để lãnh nhận ân xá chỉ cho các linh hồn nơi luyện ngục. Đó vừa là cách chúng ta đền ơn, đáp nghĩa những người đã qua đời vừa là cách thức lập công để chính bản thân chúng ta cũng được giảm bớt thời gian thanh luyện sau khi chết.
Và đó cũng chính là ý nghĩa của thánh lễ hôm nay. Amen.

Bài giảng lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (Thành Tiến)

02.11- CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ QUA ĐỜI
I. LỜI ĐẦU LỄ
Kính thưa quý OBACE,
Hôm qua, chúng ta đã mừng lễ các thánh, nghĩa là mừng những người đã trải qua thanh luyện, và đã khải hoàn vinh quang thiên quốc.
Hôm nay, chúng ta nhớ và cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện tội. Trong đó, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân yêu của chúng ta và mọi tín hữu đã qua đời. Các ngài đang phải chịu thanh tẩy và rất cần đến lời cầu nguyện của chúng ta.
Tham dự thánh lễ hôm nay, chúng ta ghi nhớ công ơn của các vị tiền nhân; chúng ta cũng cầu nguyện, nài xin Chúa tha thứ, giảm những hình phạt các ngài phải chịu do thiếu sót, lỗi lầm khi còn sống để các ngài được mau chóng vào hưởng hạnh phúc trong nước Chúa.
II. GIẢNG
Kính thưa quý OBACE,
Thánh lễ chúng ta mừng hôm nay làm nổi bật tín điều các thánh thông công. Nếu hôm qua chúng ta mừng kính các thánh trên trời, thì hôm nay, chúng ta -những người còn tại thế- dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục.
Vậy luyện ngục là gì? Tại sao có luyện ngục?
Hai chữ luyện ngục gợi cho chúng ta biết đó là nơi đau khổ, đền bù và thanh luyện. Luyện ngục thường được diễn tả qua hình ảnh lò lửa rực cháy, thiêu đốt các linh hồn. Nhìn hình ảnh đó, nhiều người cho rằng: Hình phạt luyện ngục trái ngược với lòng nhân từ và thương xót của Chúa. Ngài là Đấng nhân từ sẽ tha thứ cho chúng ta một cách nhưng không, mà chẳng cần phải đền bù thanh luyện chi cả.Thật ra, Thiên Chúa là Đấng nhân từ nhưng cũng là Đấng rất mực công minh. Tác giả Thánh vịnh 118 đã viết: “Thiên Chúa thật công bằng và phán quyết của Ngài thật ngay thẳng”.
Chính Chúa Giêsu cũng đã xác quyết: “Ngươi sẽ không ra khỏi đó cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng”.Các nhà tu đức cho rằng: các linh hồn đều cảm nhận sự bất xứng của bản thân trước tôn nhan Chúa; cho nên, các ngài cũng mong mỏi được thanh luyện hầu xứng đáng hơn để diện kiến Thiên Chúa đời đời.
Hơn nữa, luyện ngục tuy đau khổ nhưng là đau khổ tràn đầy hy vọng. Đau khổ: vì có thể nói hình phạt ở luyện ngục cũng ‘nóng’ như hình phạt ở hỏa ngục; Hy vọng: vì luyện ngục thì chỉ là hình phạt tạm thời, còn ở hỏa ngục thì vĩnh viễn; và phải đời đời xa cách Chúa.Hay nói một các khác:
Các linh hồn trong luyện tội đau khổ vì phải chịu ‘nung nấu’ và phải tạm thời xa cách Chúa. Nhưng đồng thời cũng hy vọng vì một ngày kia, họ sẽ được nhìn ngắm tôn nhan Chúa, mặt đối mặt.
Như thế, lòng thương xót và sự công bằng của Thiên Chúa thoạt xem ra như tương phản, nhưng lại vô cùng hòa hợp với nhau.Thực vậy, trong khi sự công bằng đòi phải đền bù và thanh luyện, thì lòng thương xót Chúa lại đưa ra những phương tiện, những cách thức giúp đỡ để các linh hồn được rút ngắn thời gian đau khổ. Điều này làm nên ý nghĩa của mầu nhiệm hiệp thông, hay mầu nhiệm các thánh thông công.
Trong ý nghĩa đó, cầu nguyện cho những người đã qua đời vừa thể hiện chữ hiếu, chữ tình vừa làm nên giá trị hiệp thông tương trợ.Chính vì vậy mà Thiên Chúa nhân từ -qua Giáo Hội- đã mở kho tàng ơn cứu rỗi là kinh nguyện, thánh lễ, ân xá để chúng ta -những người còn sống- hiệp thông chuyển cầu cho các linh hồn trong luyện tội.
Cũng xin được nhắc lại điều kiện để lãnh ơn toàn xá trong những ngày đầu tiên của tháng 11 này:
1. Từ trưa ngày lễ các thánh đến nửa đêm ngày cầu cho các tín hữu đã qua đời, ai viếng nhà thờ, nhà nguyện, đọc 1 kinh lạy cha, một kinh tin kính, thì được hưởng một ơn đại xá, với những điều kiện theo thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng) nhưng phải nhường lại cho các linh hồn. Mỗi ngày được hưởng một lần mà thôi. Ai bị ngăn trở, có thể viếng nhà thờ, nhà nguyện, lãnh ơn đại xá vào Chúa nhật trước hay Chúa nhật sau.
2. Từ ngày 01-08/11 này, các tín hữu thành kính đi viếng nghĩa trang, và dù có cầu nguyện thầm cho các linh hồn, thì cũng được hưởng một ơn đại xá, với những điều kiện theo thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng) nhưng phải nhường lại cho các linh hồn (trong 8 ngày, mỗi ngày được hưởng một lần mà thôi).3. Các ngày khác trong năm, khi đi viếng nghĩa địa và cầu nguyện cho các linh hồn, thì được hưởng nhờ ơn tiểu xá (Ench. Indulg., ấn bản 1999, concessio 29)Vậy, ân xá là gì? Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn hưởng nhờ ân xá, người Kitô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều Hội Thánh quy định. [Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Đức Kitô và các thánh].
Ơn Đại xá hay toàn xá là ơn tha toàn bộ hình phạt tạm.
Ơn tiểu xá là tha một phần hình phạt tạm. Mọi tín hữu đều có thể hưởng ân xá, hoặc nhường cho người qua đời. (GLCG số 1471).
Như thế, có thể nói nếu một linh hồn được hưởng trọn một ơn đại xá thì lập tức được lên thiên đàng; còn nhận một ơn tiểu xá thì được giảm hình phạt và được sớm hưởng kiến tôn nhan Chúa. Hiểu về luyện tội và ân xá như thế, chúng ta biết rằng -trong mầu nhiệm các thánh thông công- các linh hồn đang rất cần lời cầu nguyện và ơn lành của chúng ta.
Xin cho chúng ta báo hiếu ông bà tổ tiên, những người thân yêu và mọi tín hữu đã qua đời bằng việc dọn mình xưng tội, lãnh nhận ân xá chuyển cho các ngài; và như thế, khi về nước trời, các ngài lại phù trợ và cầu bầu đặc lực cho chúng ta trước tòa uy linh Thiên Chúa. Amen.
Thành Tiến

Bài giảng Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (Văn Hương)

LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI.
Chủ đề : Sống chữ hiếu như ý Chúa.Matthêô 15,1-6.
------------------------------------------------------------------------------------------------Kính thưa quý ông bà và anh chị em,
Truyền thống của người công Giáo, ngày mồng 2 tháng 11 được dành riêng để cầu nguyện cho các linh hồn. Cách riêng, chúng ta nhớ đến tổ tiên, ông bà cha mẹ, anh chị em bằng hữu đã khuất và cầu nguyện cho họ. Đây là lý do nói lên sự hiện diện của chúng ta trong nghĩa trang này. Những hành vi chúng ta làm cho những người quá cố như : thắp một nén hương đặt bên phần mộ, đọc kinh cầu hồn…, không chỉ biểu lộ lòng tin vào Chúa Kitô đã chết và sống lại, cũng như tin rằng những người đã an giấc trong Đức Giêsu Kitô, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng với Ngài, nhưng còn diễn tả tấm lòng thảo hiếu, biết ơn hướng về cội nguồn :Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn.
Quả vậy, không ai trong chúng ta từ lổ nẻ chui lên, sự hiện hữu của chúng ta không chỉ là ân ban, là thánh ý Thiên Chúa, nhưng còn là một phần của tổ tiên, ông bà cha mẹ. Vì thế, thảo hiếu đối với các ngài, không chỉ dừng lại ở mức độ bổn phận, mang tính nghĩa vụ phải chu toàn, nhưng còn vì Thiên Chúa muốn như thế. Tức sự hiếu thảo không do con người đặt ra, nhưng do bởi thánh ý Thiên Chúa, mà những gì xuất phát từ Thiên Chúa thì con người không thể thay đổi. Trong thập giới, điều răn thảo kính cha mẹ được xếp ngay sau những việc phải làm đối với Thiên Chúa. Sách Đệ nhị luật chương 5 câu 16 nói đến những giá trị thực tiễn mà con người được Thiên Chúa ban thưởng khi chu toàn bổn phận làm con : "Hãy trọng kính cha mẹ như Giavê Thiên Chúa của ngươi đã truyền cho ngươi, ngõ hầu ngày đời ngươi kéo dài, và phúc đến cho ngươi trên thửa đất Giavê Thiên Chúa của ngươi sắp ban cho ngươi"(Đnl 5,16). Còn sách Huấn ca coi việc thảo kính cha mẹ như một phương thế để có thể được ơn cứu độ : "Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu" (Hc 3,3-4). Như thế, chữ hiếu được Thánh kinh đề cao và coi trọng đồng thời chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống chúng ta. Khi thuật lại việc Chúa Giêsu tranh luận với những người biệt phái và Kinh sư về các tập tục truyền thống của tiền nhân. Thánh sử Marcô nói với chúng ta thái độ của Chúa Giêsu, Người lên án chủ nghĩa hình thức, nhất là trách nhiệm thảo kính Cha mẹ, vì trong đời sống người Do thái thời đó, giới răn thứ tư đã bị các tập tục của Biệt phái coi nhẹ và xếp sau một số quy luật về phụng tự. Chúa Giêsu Lặp lại bản chất đúng thực cho các sự việc. Theo đó, việc thảo kính cha mẹ trong mọi dân tộc là một điều tất yếu, không luật lệ tế tự nào có thể huỷ bỏ được ! "Quả thế, Thiên Chúa dạy : ngươi hãy thờ cha kính mẹ ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo : “Ai nói với cha mẹ rằng : những gì con có thể giúp cha mẹ đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa”. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa"(Mt 15, 4-6). Lời này của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nhìn lại cách cư xử với ông bà, cha mẹ của mình. Đời sống hiếu thảo không do áp lực của xã hội, nhưng được xây dựng trên nền tảng của đức mến và với sự soi dẫn của lời Chúa. Những cử chỉ bề ngoài không quan trọng, những "tấm lòng" mới đáng kể: Thảo kính cha mẹỉ cho có vẻ thảo kính sẽ không có giá trị gì. Việc thảo kính cần phải diễn tả bằng những tâm tình thâm sâu. Tục ngữ Việt Nam có nói : của cho không bằng cách cho, mọi hành vi nhân linh phải có mục đích chuyển tải tình yêu, mà Thiên Chúa là nguồn gốc. Có như thế, việc thảo kính cha mẹ của chúng ta mới thực sự có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Sách huấn ca nói : chúng ta là tài sản quý báu của tổ tiên và ông bà cha mẹ. Bởi chưng dòng dõi của các ngài giữ vững các điều giao ước. Việc ca ngợi công đức của các ngài chính là lòng trung thành với Thiên Chúa của con cháu. Do đó, việc thảo kính tổ tiên, ông bà cha mẹ, anh chị em bằng hữu đã khuất, không dừng lại ở những việc làm bên ngoài mà phải đi vào nội tâm. Ở đây, chúng ta nhìn lại chính mình, xét lại mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa – Đấng cho chúng ta hiện hữu – và mối tương quan của chúng ta với tha nhân, nhất là những người trong dòng tộc, để từ đó chúng ta sống chữ hiếu không chỉ như ý Chúa muốn mà còn trở nên gương mẫu cho người khác.
Kính thưa quý ông bà và anh chị em,Hôm nay chúng ta quây quần nơi đây trong ngày lễ cầu nguyện cho các đẳng linh hồn. Chúng ta đang đứng bên phần mộ của những người rất thân thương của chúng ta. Họ đã có một thời gian sống với chúng ta. Họ đã một đời gắn bó với chúng ta. Họ có thể là cha, là mẹ, là anh em bè bạn của chúng ta. Thế nhưng, “một cơn gió thoảng” đã khiến họ xa cách chúng ta ngàn trùng. Nhìn xuống nấm mộ mà lòng nghẹn ngào thốt lên : Phận người thật mong manh. Cuộc đời thật chóng vánh. Bởi đó, Nếu không tin vào sự sống mai sau và lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa thì chẳng ai tưởng nhớ đến họ làm gì, vì mọi lời cầu nguyện và nghĩa cử chúng ta làm cho người chết đều trở nên vô nghĩa và việc thể hiện lòng hiếu thảo chẳng qua là lấy tiếng với đời hoặc để trấn an lương tâm. Ước gì khi chúng ta dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho những người đã khuất là chúng ta không những trực tiếp bày tỏ lòng biết ơn, thảo hiếu mà còn tuyên xưng niềm tin vào lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa – Đấng muốn những kẻ tin nhận Ngài, được Ngài mạc khải cho biết Danh Chúa Cha – được chung hưởng phần phúc vinh quang thiên quốc : “Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng : Con ở đâu chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha yêu mến con trước khi tạo thành thế gian”(Ga 17,24). Xin cho lời Thánh Phaolô trong thư gửi Ephêsô nhắc nhớ chúng ta chu toàn bậc sống của mình hằng ngày : "Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ, đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa : để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này. Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy"(Ep 6,1.4b). Được như vậy, thì lời nguyện cầu cho các linh hồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc của chúng ta chắc chắn được Chúa chấp nhận. Vì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta đặc ân được cộng tác vào công nghiệp của Chúa Kitô để cứu độ bản thân và cứu độ đồng loại, mặc dù chúng ta tội lỗi bất xứng. Xin Chúa cho chúng ta luôn ý thức được điều đó để chúng ta sống tốt bổn phận của mình đối với những người đã qua đời. Amen

Bài giảng Lễ Các Thánh (Thành Tiến)

CÁC THÁNH NAM NỮ
- 01.11Kh 7,2-4.9-14; 1Ga 3,1-3; Mt 5,1-12a
I. LỜI ĐẦU LỄ
Kính thưa quý OBACE,
hôm nay 01.11 ngày đầu tháng các linh hồn, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta mừng lễ trọng kính các thánh nam nữ. Các ngài đã trải qua cuộc sống trần thế, đã khải hoàn và đang hạnh phúc trên thiên quốc và hằng chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta.
Do đó, mừng lễ các thánh là chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm các thánh thông công. Chúng ta ca tụng các ngài; đồng thời cũng nhờ các ngài chuyển cầu cho chúng ta trước tòa uy linh Chúa.
II. GIẢNG
Kính thưa quý OBACE,Hôm nay, toàn Giáo Hội mừng lễ các thánh. Vậy, các thánh là ai? và có bao nhiêu vị thánh? Sau 14 năm làm Giáo hoàng, ĐTC Gioan Phaolô II đã tôn phong 553 vị thánh, trong đó có 117 vị thánh tử đạo Việt Nam, 103 vị thánh tử đạo Đại Hàn, 25 vị tử đạo người Mehicô và nhiều vị thuộc các quốc gia khác nữa. Quả thực cho đến nay trong lịch sử Giáo Hội chưa có vị Giáo hoàng nào phong nhiều thánh như thế. Trước tình trạng này, một số nhà thần học cho rằng việc phong thánh trong Giáo Hội đang bị lạm phát và các thánh không còn được trọng kính như trước đây. Thế nhưng dưới ánh sáng của đoạn sách Khải huyền trong thánh lễ hôm nay, lập trường của những nhà thần học này xem ra không chuẩn.
Thật vậy, trong thị kiến về "những kẻ đã được niêm ấn" hiện diện trước ngai của Con Chiên, Thánh Gioan thấy số người đó thật đông đảo: "144 ngàn thuộc mọi chi tộc Israel" và một đoàn người khác đông đảo không thể đếm được thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng." Tất cả những người đó đều "mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế" chiến thắng (Kh 7, 2-9). Đoàn người đông đảo không thể đếm được
-dưới cái nhìn của sách khải huyền
- chính là các Thánh Nam Nữ mà chúng ta mừng lễ hôm nay.2000 năm lịch sử Giáo Hội, con số các thánh đã được tuyên phong và ghi tên trong sổ bộ các thánh lên tới 40.000. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả các thánh. 40.000 các thánh được tuyên phong chỉ là con số tiêu biểu được nêu lên như mẫu gương cho dân Chúa noi theo, bắt chước; còn vô số các thánh khác “không thể đếm được” như lời sách Khải huyền loan báo. Và con số ấy không ngừng gia tăng mỗi ngày.Vậy chúng ta cần hiểu thế nào về các thánh và sự thánh thiện?
Trong kinh vinh danh, chúng ta tuyên xưng: chỉ mình Thiên Chúa mới là Đấng thánh. Chúng ta là những người phàm; và chúng ta chỉ trở nên thánh khi được Thiên Chúa thánh hóa. Với các nhìn đó, mọi Kitô hữu -qua bí tích thánh tẩy- đều đã được Thiên Chúa thánh hóa. Nhờ bí tích thánh tẩy, người Kitô hữu không chỉ được tẩy xóa mọi tội lỗi mà còn được thông dự vào sự sống, sự thánh thiện của Thiên Chúa nữa. Thánh Phaolo đã không ngần ngại gọi các tín hữu là các thánh. Tuy nhiên, bao lâu còn sống ở trần gian, Kitô hữu chúng ta luôn phải đấu tranh giữa ánh sáng và bóng tối. [Nói cách khác, chúng ta vừa là thánh và vừa là tội nhân nên chúng ta cần phải thanh tẩy bản thân không ngừng.]
Các thánh sở dĩ được tuyên phong là thánh, bởi vì cuộc đời các ngài được coi là tấm gương phản chiếu sự thánh thiện của Thiên Chúa. Các ngài đã “trải qua đau khổ lớn lao, đã giặt áo và tẩy áo nên trắng nhờ máu Con Chiên”. Con Chiên mà thánh Gioan nói đến chính là Đức Kitô. Cho nên, có thể nói: Ai giống Đức Kitô, người ấy trở nên thánh thiện. Ai thực hiện những giá trị Tin mừng, người ấy trở nên thánh. Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, thánh Mattheu ghi lại lời Chúa Giêsu công bố những giá trị Tin Mừng ấy.
Như thế, các thánh được mừng kính hôm nay là những người khi còn sống đã biết thực hiện tinh thần hiến chương nước trời hay còn gọi là tám mối phúc thật mà Chúa Giêsu đã dạy (Mt 5,1-12). Đó là nghèo khó, hiền lành, trong sạch, xây dựng hòa bình, chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ, bách hại vì sự công chính.
Để sống tinh thần ấy, các ngài đã phải trải qua nhiều chiến đấu, đã phải nỗ lực và biến đổi không ngừng. Nhiều vị đã từng là những người yếu đuối, tội lỗi nhưng biết sám hối trở về với Chúa để được ơn thứ tha. Như thế, thánh thiện không phải là điều gì xa xỉ dành riêng cho một số người trổi vượt nhưng là ơn gọi của mọi Kitô hữu.Với nhãn quan ấy, chúng ta thấy các thánh thật gần gũi chúng ta. Đó là các vị đã được tuyên phong; đó cũng có thể là ông bà tổ tiên, những người thân yêu của chúng ta đã qua đời.
Kính thưa quý OBACE,
Nay người mai ta, tối đa là 100 năm nữa, mọi người chúng ta ở đây sẽ hoàn tất cuộc đời này để trình diện trước tòa Chúa. Rồi theo thời gian, chúng ta trở thành cổ nhân; hậu thế lại nhớ đến chúng ta. Trong danh sách các thánh được ghi trong sổ bộ sau này, hay trong vô vàn các thánh được quây quần trước nhan Thiên Chúa, hy vọng sẽ có chúng ta; vì đó chính là mục đích tối hậu của chúng ta; vấn đề là chúng ta có gắn bó với Chúa Giêsu và thực thi tinh thần tám mối phúc thật mà Ngài đã chỉ dạy hay không?
Thành Tiến

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009

Bài giảng lễ các thánh nam nữ (Văn Hương)

Chủ đề : Lòng muốn nên thánh thiện.
Matthêu : 5,1-12a.
----------------------------------------------------------------------------------------

Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Trích đoạn Tin mừng mà chúng ta vừa nghe trong ngày lễ các Thánh nam nữ hôm nay. Không chỉ có mục đích mời gọi tất cả các Kitô hữu nên thánh qua việc thực thi các mối phúc trong cuộc sống thường nhật, nhưng còn là lời ca ngợi sự thánh thiện của những người được chọn, đã noi gương Chúa Giêsu trong đời sống của mình.
Có thể nói, không một ai trong chúng ta chưa từng được nghe Chúa Giêsu khuyên dạy trong Phúc âm : “Các con hãy nên hoàn thiện, như Cha các con trên trời là Đấng hoàn thiện”(Mt 5,48). Và các thánh, là những người đã đáp lại lời kêu gọi này bằng việc sống theo tinh thần của Bát Phúc để trở nên giống Chúa Giêsu, thông phần cuộc khổ nạn phục sinh với Ngài. Nhìn vào đời sống của các thánh. Sách Gương Chúa Giêsu đã thốt lên một cách thán phục : “Ôi đếm sao được, cân sao được những đau khổ các thánh Tông đồ, các thánh Tử đạo, các thánh Hiển tu, các thánh Đồng trinh và tất cả những người muốn bước theo lối Chúa Kitô phải chịu”(sđd tr.41). Và đây là bằng chứng trong Thánh kinh, với kinh nghiệm của Phaolô, được ghi ở thứ thứ hai gửi Côrinthô : “Năm lần tôi bị người Do thái đánh bốn mươi roi bớt một ; ba lần bị đánh đòn ; một lần bị ném đá ; ba lần bị đắm tàu ; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi ! Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng”(2Cr 24-27). Sở dĩ thánh Phaolô và các thánh chấp nhận thua thiệt, mất mát ở đời này, vì các ngài cảm nhận được thực tại bất biến từ lời Chúa : “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai liều mạng sống mình vì tôi và vì Tin mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”(Mc 8,35). Thiết nghĩ, để có đời sống như các thánh, chúng ta nên theo gương các ngài, luôn có lòng khao khát tìm kiếm những gì thuộc thượng giới nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa, để nên trọn lành, chứ không chú tâm tích luỹ cho mình những gì thuộc hạ giới, mà chúng ta ai cũng biết : đó là những thói hư tật xấu, những đam mê khiến nhân phẩm bị bôi nhọ và giết chết linh hồn như kiêu ngạo, dâm dật, trộm cắp, rượu chè, cờ bạc …vv.
Thánh Tôma Aquinô, khi được hỏi phải làm gì để trở nên thánh thiện, ngài đã trả lời bằng một câu ngắn gọn : “hãy ước ao điều đó”. Và các nhà linh đạo quả quyết rằng : ước muốn chiếm năm mươi phần trăm thành công của sự việc. Như thế, lòng muốn nên thánh là điều kiện cần và là tiền đề cho việc sống giáo huấn của Chúa Giêsu. Bởi đó cho nên, Giáo hội không ngừng khơi dậy nơi chúng ước muốn nên hoàn hảo như Chúa Cha qua việc mừng kính các thánh, và qua việc kêu gọi bằng các giáo huấn cũng như đời sống của mình. Trong hiến chế tín lý về Giáo hội, Công đồng Vaticanô II nói : “Tất cả mọi người trong Giáo hội – hoặc thuộc hàng giáo phẩm hoặc được hàng giáo phẩm dìu dắt – đều được kêu gọi nên thánh, như lời thánh Tông đồ dạy : Vì Thiên Chúa muốn anh em được thánh hoá [1th 4,3 ; x.Eph 1,4]” (LG 39).
Tuy nhiên, nên thánh không phải là chuyện có thể giải quyết trong một hai ngày nhưng là cả cuộc đời. Vì thế, ước muốn nên thánh phải liên tục, mãnh liệt, không ngừng nung nấu làm tăng trưởng đời sống tâm linh, để đạt tới sự thánh thiện thực sự. Đây là ước muốn siêu nhiên mang dấu ấn của ân sủng, vượt trên những nhu cầu và khuynh hướng tự nhiên. Do đó, “Thánh Tông đồ khuyên sống xứng đáng như những vị thánh" (Eph 5,3) và mặc lấy lòng thương xót, nhân hậu, khiêm nhường, tiết độ và nhẫn nại như những người đã được Thiên Chúa chọn lựa thánh hoá và yêu thương (Col 3,12), và dùng hoa trái của Thánh Thần mà thánh hoá mình [x.Gal 5,22 ; Rm 6,22]. Nhưng vì chúng ta ai cũng có nhiều lầm lỗi [x.Giac 3,2], nên chúng ta luôn cần đến lòng nhân từ của Thiên Chúa và hằng ngày cầu nguyện "Xin Chúa tha nợ chúng tôi" [Mt 6,12]”(LG 40).Cộng đoàn phụng vụ thân mến,Công đồng Vaticanô II khẳng định : “Tất cả các Kitô hữu, bất cứ theo bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống Kitô giáo và đến sự trọn lành của đức ái”(LG 40). Và kết quả thực tiễn của đời sống thánh được Thánh Công Đồng nêu lên như sau : “Ngay trong xã hội trần thế sự thánh thiện này cũng giúp người ta sống nhân đạo hơn”(LG 40). Như thế, Kitô hữu chúng ta được mời gọi không chỉ nên thánh mà thôi, nhưng còn phải thực hiện sự thánh thiện trong đời sống cụ thể.
Xin Chúa giúp chúng ta thường xuyên khơi dậy nơi bản thân ước muốn nên thánh bằng đời sống tin tưởng, cậy dựa vào ân sủng của Thiên Chúa, cũng như tiếp cận gương các thánh nhân để bắt chước sống phục tùng, hy sinh, khó nghèo, khiêm nhượng và nhẫn nhục như các ngài. Amen.
Văn Hương

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2009

CN-XXX-TN-B

GIẢNG-CN-XXX-TN-B
TRỞ NÊN ĐÈN SÁNGGr 31,7-9; Dt 5,1-6; Mc 10,46-52
I. LỜI ĐẦU LỄ
Kính thưa quý OBACE, hôm nay, CN-XXX-TN, lời Chúa trong Tin Mừng kể cho chúng ta việc Chúa Giêsu chữa một người mù được sáng mắt.
Phần chúng ta, rất có thể chúng ta không mù lòa về mặt thể lý nhưng chắc chắn -ít nhiều- chúng ta đều mù lòa về phần tâm linh.
Tham dự thánh lễ hôm nay, xin cho chúng ta
-noi gương anh mù Bartimê
- biết vượt qua những ‘rào cản’ khách quan từ bên ngoài, nhất là vượt lên chính mình để nài xin Chúa Giêsu cứu chữa chúng ta.
II. GIẢNG
Kính thưa quý OBACE, Ngày nay người ta nói nhiều đến việc mù chữ, các lớp bổ túc văn hóa cũng nhằm xóa đi tình trạng mù chữ. Những năm gần đây -khi Internet phát triển- người ta còn nói ‘không biết sử dụng máy vi tính cũng được kể là mù chữ!’. Nhiều cha già gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng máy vi tính [Có cha khiêm nhường nhìn nhận: “cái này thì cha mù tịt!”.] Giống như coi phim tàu chúng ta vẫn nghe nói “Tiểu nhân có mắt như mù, xin quan lớn [hoàng thượng] cứu xét!”. Nhìn nhận như thế thật đáng khâm phục; cho nên người ta bảo: “Mù không sợ cho bằng không nhìn nhận tình trạng mù lòa của mình”. Chúa Giêsu nhiều lần trách những người phariseu cứng tin “Họ có mắt mà như mù; họ nhìn mà không thấy…”. Người mù trong Tin Mừng chúng ta vừa nghe đã can đảm nói lên với Chúa Giêsu tình trạng mù lòa của mình. “Lạy thầy, xin thương xót tôi, xin cho tôi được thấy”. Có một câu chuyện kể như thế này:
Một anh mù đi thăm một người bạn. Đã lâu không gặp nên đôi bạn hàn huyên mãi quên cả thời gian. Khi trời tối mịt thì anh mù mới cáo từ ra về. Anh bạn bảo: “Thôi để tôi thắp cho anh cái đèn, trời tối quá rồi”. Anh mù nghĩ là bạn muốn đùa nên trả lời: “Anh chọc quê tôi hả? Tôi mù thì ngày và đêm có khác gì nhau đâu”. Anh bạn vội vàng xin lỗi nói: “Tôi đâu có dám, ý tôi là anh nên cầm cái đèn để người ta sẽ thấy sáng và không đụng phải anh”. Anh mù nghe nói có lý liền vui vẻ xách đèn ra về. Đi được một đoạn thì có một người đi ngược chiều đụng phải, làm anh mù ngã xuống vệ đường. Quá tức giận, anh ngồi dậy chửi đổng: “Đồ đui, người ta cầm cái đèn sáng như thế này mà không thấy hả?”. Người kia liền mắng lại: “Mày mới là đồ đui, đèn tắt mẹ từ lúc nào mà còn chửi người ta! Nếu đèn mày sáng thì tao đâu có tông vào mày!”. [lồm cồm bò dậy, lần này, anh thắp đèn, che chắn cẩn thận. Aáy vậy mà đi được một quãng, anh lại bị một anh chàng tông vào. Bực quá, anh quát: “Đèn tôi sáng như thế này mà anh còn tông vào tôi sao! Người kia run rẩy trả lời: “Xin lỗi, vì tôi bị mù!”]
Trở lại câu chuyện trong Tin Mừng. Vào thời Chúa Giêsu, tại đất nước Do thái có rất nhiều người mù, nhưng Chúa Giêsu không chữa cho tất cả. Ngài chỉ chữa cho một vài người trong những tình huống cần thiết. Như thế, Chúa Giêsu đến trần gian không nhằm giải thoát con người khỏi tình trạng mù lòa về mặt thể lý hay mù chữ về mặt tri thức nhưng nhằm giải thoát con người khỏi tình trạng mù lòa về mặt tâm linh. Thật vậy, bài Tin Mừng cho thấy, anh mù
-sau khi được Chúa cho sáng mắt
- đã tin và bước theo Đức Giêsu.
Thánh sử Luca còn cho biết thêm: khi chứng kiến việc này, toàn dân cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa. (x. Lc 18, 52).
Kính thưa quý OBACE, Có lẽ chúng ta không bị mù về mặt thể lý nhưng hầu hết chúng ta mù lòa về thiêng liêng. Chúng ta mù lòa nên không nhận ra những người nghèo là hình ảnh của Chúa; chúng ta mù nên không nhận ra Chúa hiện diện trong các bí tích -nhất là bí tích thánh thể- để chúng ta dự lễ và rước lễ cho xứng đáng. Có nhiều người thấy tiền thì sáng mắt nhưng thực ra tâm hồn lại rơi vào tình trạng mù tối; bị đồng tiền che mắt dẫn lối đưa đường, làm những việc phạm pháp, trái với lương tâm...
Khi nhìn nhận như thế, chúng ta mới thấy câu chuyện về anh mù không còn là câu chuyện xa lạ của 20 thế kỷ trước, mà là câu chuyện của mỗi chúng ta hôm nay. Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn đang từng ngày dọi chiếu ánh sáng cứu độ vào cuộc đời chúng ta.
Bài đọc thứ I trích sách tiên tri Gieremia tiên báo cảnh vui mừng khi dân chúng đang ở trong tình trạng tối tăm của kiếp nô lệ được Giavê Thiên Chúa cứu thoát đưa về xứ sở. Bài Tin Mừng, thánh Marco cho biết Chúa Giêsu -Đấng là Sự Sáng- đã đến giải thoát chúng ta khỏi tình trạng mù lòa tăm tối.Nói như thế, vì từ khi nguyên tổ phạm tội, loài người sống trong cảnh tăm tối của tội lỗi. Khi lãnh nhận bí tích rửa tội, Kitô hữu được Chúa dẫn đưa vào nguồn sáng; và điều này được diễn tả qua nghi thức diễn nghĩa. Sau khi rửa tội, người tân tòng được trao cho cây nến sáng thắp từ nến phục sinh. Khi trao nến cho người tân tòng [hay cho người đỡ đầu, nếu người được rửa tội là trẻ nhỏ], thừa tác viên của Giáo Hội kèm theo lời đọc “Con đã trở nên ánh sáng Chúa Kitô. Vậy con hãy luôn sống như con cái sự sáng”. Nghĩa là từ nay, người tân tòng không chỉ được sáng mà còn mang lại ánh sáng cho người khác như lời Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô Assisi mà chúng ta vẫn hát: “Lạy Chúa từ nhân…, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa,...để con đem yêu thương vào nơi oán thù…
Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu”.
Như thế, sứ mạng của người Kitô hữu không chỉ là ‘đem yêu thương vào nơi oán thù’ mà còn phải ‘dọi ánh sáng vào nơi tối tăm’ nữa. Thực tế cho thấy, nhiều Kitô hữu -trong đó có chúng ta- đã để ngọn đèn đức tin của mình tắt ngúm từ lâu hay đèn đã cạn dầu chỉ còn leo lét không đủ sáng.
Vậy, ước gì, qua lời Chúa hôm nay, xin cho chúng ta nhận ra tình trạng tăm tối của mình; để -noi gương anh mù Bartime- khiêm tốn, can đảm kêu xin Chúa cứu chữa. Xin cho chúng ta cũng ý thức bản thân mình -vốn từng nô lệ trong kiếp tội lỗi- đã được Chúa biến đổi trở nên con cái sự sáng để chúng ta biết quyết tâm xa tránh tội lỗi; thánh hóa bản thân không ngừng hầu trở nên đèn sáng soi chiếu vào lòng người và vào thế giới còn nhiều tăm tối hôm nay. Amen.

Trang web xứ An Long - Mỹ Tho

Mời anh em xem trang web giáo xứ An Long, giáo phận Mỹ Tho, nơi anh Lê Quan Trung đang giúp.
http://www.canhdongtruyengiao.net/GiaoXuAnLong/giaoxuanlong.html

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2009

CHƯƠNG TRÌNH HỌP LỚP KHÓA 6 ĐCV ST GIUSE 2009

CHƯƠNG TRÌNH HỌP LỚP KHÓA 6 ĐCV ST GIUSE 2009(Từ 19-21/10/2009)
1. Ngày thứ hai (19/10):
- 11h trưa: Anh em Đàlạt đón các giáo phận tại nhà thờ Bảo Lộc.
- 11h30 – 12h30: Aên cơm ngoài tiệm đã đặt sẵn (Thuận Thành)
- 13 h chiều: khởi hành từ Bảo Lộc đi Đạtông (cha Sơn)
- 16 h 30 chiều: có mặt tại nhà xứ Giáo xứ Đạ Tông + Chào cha Xứ và ổn định chỗ.
- 17 h 30 chiều: Kinh chiều chung.
- 18 h chiều: Ăn tối.
- 19 h 30: Tắm suối nước nóng (tùy nghi).
- Kinh tối riêng
– Nghỉ đêm.
2. Ngày thứ ba (20/10):
- 5 h 45 sáng: Lễ sáng đồng tế.
- 6 h 45 sáng: chào bà con.
- 6 h 30: Ăn sáng. (Kinh sáng riêng)
- 8 h sáng: Họp lớp.
- 11 h: Ăn trưa.
- 12 h: Nghỉ trưa.
- 13 h: Kinh trưa.
- 13 h 30: Chia tay giáo xứ Đạ tông.
- 14 h: Lên xe đi Đà Lạt.
- 18 h chiều: Đến Tòa Giám Mục, chào Đức Cha, kinh chiều riêng.
- 18 h 30 chiều: Ăn tối.
- 19 h 30: dạo phố đêm Đàlạt.
- (Hoặc 20 h: Đốt lửa trại với anh em bản xứ Langbiang).
- 22 h: về nhà nghỉ. Kinh tối riêng
– Nghỉ đêm.
3. Ngày thứ tư (21/10):
- 6 h sáng: Lễ sáng đồng tế tại nhà nguyện Tòa Giám Mục Đàlạt.
- 6 h 45 sáng: đọc kinh sáng chung.
- 7 h 10: Aên Sáng.
- 8 h: Chia tay.
* Đây là chương trình đã được anh em góp ý và chỉnh sửa cho phù hợp. Tuy nhiên, thực tế vẫn có thể tùy cơ ứng biến một chút. Xin cảm ơn anh em.
* Cha Phú (Sàigòn) đã chuẩn bị chương trình đọc Kinh cho anh em. Anh em không cần mang theo sách Kinh.
Quốc Cường (Đàlạt)

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2009

CHƯƠNG TRÌNH HỌP LỚP (mới)

- Trưa ngày 19.10.2009: Anh em có mặt ở nhà thờ Bảo Lộc, có anh em Đà Lạt đón tiếp.
Sau đó đi ăn trưa.
Đến Đạ Tông nghỉ đêm.
- Ngày 20.10.2009: Sáng: dâng Thánh Lễ ở Đạ Tông.
Đi tham quan.
Chiều: lên Đà Lạt. Nghỉ đêm.
- Ngày 21.10.2009: Sáng: Dâng Lễ - ăn sáng - chia tay.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2009

Thông báo

Thưa anh em, quyết định cuối cùng cho ngày họp lớp là từ Thứ 2, ngày 19 đến ngày 21 tháng 10 năm 2009.
Chương trình chi tiết về giờ giấc và nơi chốn sẽ báo anh em sau.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2009

CHƯƠNG TRÌNH HỌP LỚP

CHƯƠNG TRÌNH HỌP LỚP
KHÓA 6 ĐCV THÁNH GIUSE 2009

(Từ 12-14/10/2009)

1. Ngày thứ nhất (12/10):
- 13 h chiều: khởi hành từ giáo xứ Tùng Nghĩa (Cường)
- 16 h chiều: có mặt tại nhà xứ Giáo xứ Đạ Tông + Chào cha Xứ.
- 17 h chiều: Kinh chiều chung.
- 18 h chiều: Ăn tối.
- 19 h 30: Tắm suối nước nóng (tùy nghi).
- Kinh tối riêng – Nghỉ đêm.

2. Ngày thứ hai (13/10):
- 5 h sáng: Lễ sáng đồng tế.
- 6 h sáng: đọc kinh sáng chung.
- 6 h 30: Ăn sáng.
- 8 h sáng: Họp lớp.
- 11 h: Ăn trưa.
- 12 h: Nghỉ trưa.
- 13 h: Kinh trưa.
- 13 h 30: Chia tay giáo xứ Đạ tông.
- 14 h: Lên xe đi Đà Lạt.
- 18 h chiều: Đến Nhà nghỉ (hoặc Tòa Giám Mục), kinh chiều riêng.
- 18 h 30 chiều: Ăn tối.
- 19 h 30: Đi Langbiang, hoặc dạo phố đêm Đà lạt.
- (20 h: Đốt lửa trại với anh em bản xứ Langbiang).
- 22 h: về nhà nghỉ. Kinh tối riêng – Nghỉ đêm.

3. Ngày thứ ba (14/10):
- 5 h sáng: Lễ sáng đồng tế.
- 6 h sáng: đọc kinh sáng chung.
- 6 h 30: Ăn Sáng.
- 7 h 30: Chia tay.

* Xin anh em góp ý thêm và chỉnh sửa chương trình cho phù hợp.
* Đóng quĩ: Xin mỗi anh em:
- hoặc dâng 5 thánh lễ
- hoặc 500.000 đồng (đóng ngày họp lớp)
Cảm ơn anh em.

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2009

TRÁI TIM TỎA SÁNG

THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU-B

Ga 19, 31-37
- Lời đầu lễ: Kính thưa, … hôm nay, chúng ta mừng lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu [Ngày Giáo Hội xin ơn thánh hóa các linh mục; đặc biệt hôm nay, Đức thánh Cha khai mạc năm thánh Linh mục nhân kỷ niệm 150 năm ngày qua đời của cha thánh Gioan Maria Vienney; hầu hết các giáo phận cũng khai mạc năm thánh vào ngày này.]
Tham dự thánh lễ hôm nay, chúng ta cầu xin cho tất cả chúng ta, đặc biệt cho các tu sĩ và linh mục có được con tim hiền lành của Đức Giêsu mục tử; nhất là có được con tim tràn đầy tình yêu như Đức Kitô – Đấng đã đổ đến giọt máu cuối cùng vì yêu thương nhân loại.
- Giảng: Kính thưa, … hôm nay, chúng ta mừng lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Mừng lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Giáo Hội muốn chúng ta nhìn vào trái tim giàu lòng thương xót của Chúa Giêsu mà khám phá tình yêu bao la Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Trong cuộc sống, khi nói về tình yêu, người ta diễn tả bằng hình ảnh trái tim.
Chuyện kể rằng: (Trái tim người mẹ:…“Con ngã có đau không?”)
Nếu trái tim người mẹ đã yêu thương con mình như vậy thì trái tim Thiên Chúa còn yêu thương con người biết là dường nào.
Thánh Gioan nói: “Thiên Chúa là tình yêu”.
Thật vậy, đọc kinh thánh, chúng ta thấy: Chính vì yêu nên Thiên Chúa đã sáng tạo muôn loài để muôn loài được thông phần vinh quang với Ngài. Con người được Chúa yêu cách đặc biệt vì được dựng nên giống hình ảnh Chúa, được Chúa tin tưởng đặt vào vườn Eđen và cho hưởng sự sống đời đời. Bị satan cám dỗ, con người trở nên kiêu ngạo mà phạm tội bất tuân lệnh Chúa. Tuy nhiên, Thiên Chúa không ghét bỏ mà lại còn hứa ban Đấng Cứu Thế để cứu chuộc loài người.
Để dọn đàng cho con Thiên Chúa ngự đến, Chúa đã chuẩn bị một dân riêng và lập giao ước với họ; đó là dân tộc Israel. Và Ngài đã không ngừng yêu thương, chăm sóc họ.
Bài đọc thứ nhất cho biết, Thiên Chúa -qua lời ngôn sứ Hose- đã ngỏ lời với Israel: “Lúc Israel còn niên thiếu, Ta đã yêu thương nó. Ta đã bồng ẵm chúng trên tay và chăm sóc chúng…quả tim Ta thổn thức và ruột gan ta bồi hồi.”
Kính thưa,…
Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng, vô hình. Nếu như trong cựu ước, Thiên Chúa ngỏ lời yêu thương với con người qua miệng các ngôn sứ thì trong Tân ước, chính Đức Giêsu là Ngôi Lời của Thiên Chúa và là chính Thiên Chúa ngỏ lời yêu thương với con người.
[Tin Mừng thánh Gioan ghi lại: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài… Ngài là Ngôi Lời có từ đời đời những đã làm người để ở giữa chúng ta”.]
Người Con ấy chính là Đức Giêsu Kitô, một Con Người hiện diện sống động. Thật vậy, mang thân phận Con Người, Đức Giêsu đã yêu thương con người bằng con tim của một con người. Hơn nữa, con tim ấy chứa đựng tình yêu bao la của Thiên Chúa vì Ngài chính là Thiên Chúa. Ai nhìn thấy Ngài là thấy chính Chúa Cha. Nhìn Chúa Giêsu, qua việc Ngài làm, người ta nhận ra tình yêu cụ thể Thiên Chúa dành cho họ. Tin Mừng -nhất là Tin Mừng Luca- ghi lại nhiều lần Chúa Giêsu “thổn thức”, “chạnh lòng thương”, “bật khóc…”; và Ngài đã thực hiện các phép lạ như xua trừ ma quỷ, chữa lành bệnh tật hay hóa bánh ra nhiều cũng là để đáp ứng nhu cầu, để xóa tan nỗi đau của con người.
Nhưng điều trái tim Chúa Giêsu thổn thức nhất là mong sớm thực hiện ơn cứu độ bằng con đường khổ giá nhằm giải thoát tất cả con người khỏi ách trói buộc của satan: “Thầy còn một phép rửa phải chịu và Thầy những ước mong ngày ấy sớm hoàn tất ”. Và khi “giờ đã đến”, Đức Giêsu đã bước vào cuộc tử nạn để nên giá cứu chuộc muôn người. Trên thập giá, trái tim Người chịu đâm thâu đổ ra những giọt máu, nước cuối cùng. Từ cạnh sườn bị đâm thủng, Chúa Giêsu vẫn tuôn đổ bao ân sủng và phúc lành của Ngài cho chúng ta qua các bí tích.
Kính thưa,… Mừng lễ Trái Tim Chúa Giêsu hôm nay, xin cho chúng ta -nhất là các tu sĩ và linh mục…- có được quả tim yêu thương để thổn thức trước những khổ đau của con người; đồng thời biết thể hiện tình yêu ấy bằng các việc bác ái cụ thể; như thế, chúng ta mới có thể nên giống Chúa Giêsu –Đấng đã yêu thương và dạy chúng ta sống yêu thương theo gương Ngài. Amen.

[Để kết thúc, tôi xin được kể một câu chuyện ngụ ngôn như sau:
Một hôm, cái chai nói với bóng đèn:
-Chị ơi, tại sao chúng ta đều là thủy tinh, đều tròn tròn giống nhau mà chị thì tỏa sáng còn em thì không vậy?
Bóng đèn trả lời:
- À, chị sáng bởi vì chị có “tim” còn em thì không.
Ước gì tất cả chúng ta đều có con tim của Chúa để tỏa sáng tình yêu Chúa cho mọi người. Amen.]

Bộ sưu tập hình hang đá máng cỏ

Liên kết các Blog

  • - CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN – B KÍNH TRỌNG THỂ ĐỨC MẸ MÂN CÔI Is 61,9-11; Gl 4,4-7; Lc 1,26-38 CHỦ ĐỀ: MARIA, NGƯỜI NỮ ĐỨC TIN SỨ ĐIỆP: Siêng năng lần hạt; ca...

Album CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ

Album SAO CON KHÔNG CÓ LỜI RU

Lượt xem:

Web Page Traffic Counter

Powered By Blogger